Nếu xe chạy lâu hoặc bị không khí vào, đây là cách đơn giản để thay dầu thắng.
1. Các bạn đổ dầu thắng tới mức Max ở cái hộp chứa dầu.
2.Lấy một chai nước ngọt rổng bẳng nhựa hay thủy tinh cũng được, đổ dầu thắng cũ vào nửa chai, nếu không có thì đổ dầu mới vào củng được, sau đó lấy một cái ống nhựa mà vừa với cái con ốc để xả dầu thắng thoát ra được ở trên xe.
3. Các bác nhớ lúc nào cũng phải để ống nhựa này ngập xâu trong chai nhựa để không khí không vào trong hệ thống thắng.
4. Sau đó các bác cắm ống nhựa vào cái con ốc xả dầu thắng( bleeding nipple) theo tuần tự như sau:
• Xả dẩu thắng bắt đầu từ cái xy lanh chính( master cylinder) bằng cách đút ống nhựa vào, mở con ốc xả dầu và nhờ một ai đó đạp chân thắng từ từ đến tận cùng sàn xe, giữ chân ở đó. Các bác sẽ thấy dầu thắng chạy ra cái chai. Các bác siết ốc đó lại và kêu người đang giữ cái chân thắng bỏ ra.
• Các bạn lập đi lập lại đến khi thấy dầu thắng cũ ra hết.
• Lưu ý là phải đổ thêm dầu liên tục ở mức Max.
5.Sau khi dầu cũ ra hết ở cái hộp đó, các bạn bắt đầu xả dầu ở bánh xe, vì dầu cũ vẫn nằm ở trong ống dẩn đến mấy cái xy lanh ở bánh xe.
6. CÁC BÁC NHỚ LÀ BẮT ĐẦU XẢ DẦU THẮNG Ở BÁNH XE SAU TRƯỚC, NẾU XE Ở VN THÌ TỪ BÁNH XE SAU BÊN PHẢI, củng làm như ở trên. Đút ống nhựa vào, mở con ốc xả dầu thắng và nhờ một ai đó đạp chân thắng xuống tới sàn xe, các bác sẽ thấy dầu cũ chạy ra. Các bác nói giữ chân lại ở đó, và siết ốc lại.Rồi sau đó lập lại đến khi thấy dầu mới chạy ra.
7.Các bạn làm tuần tự từ banh xe sau bên phải, rồi bên trái, rồi tới bánh xe phải phía trước, sau cùng tới bánh xe ở ngay tài xế.
Sau khi hoàn tất, các bạn kiểm tra bằng cách đạp nhẹ thắng lúc máy xe tắt cho tới khi các bác cảm thấy chân thắng cứng.
Các bác giữ ở đó và đề máy, các bác sẽ thấy chân thắng đi xuống.Đó là các bạn đã làm đúng.
Lưu ý: Nếu chân thắng đạp nhẹ tới gần sàn xe, có nghĩa là không khí đã lọt vào. CÁC BÁC PHẢI LÀM LẠI TỪ ĐẦU NHÉ VÌ HỆ THỐNG THẮNG KHÔNG HOẠT ĐỘNG NẾU CÓ KHÔNG KHÍ LỌT VÀO.
CÓ NHIỀU KHI THỢ ĐOÁN BỆNH SAI LÀ PHẢI THAY CÚP BEN GÌ ĐÓ, CÁC BÁC KHÔNG NÊN TIN. THƯỜNG CHÂN THẮNG ĐẠP SÂU LÀ DO KHÔNG KHÍ VÀO.
Dành cho thắng Dĩa và bố thắng
Thay thế guốc phanh sau
Wednesday, 30 November -1 | Lượt xem: 1
Khoảng một nửa số lượng xe hơi hiện nay được sản xuất ra đều sử dụng phanh sau là kiểu phanh tang trống. Phanh tang trống có hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa nhưng bù lại nó kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền
Khi bảo dưỡng và thay thế guốc phanh sau thường khá khó khăn và đòi hỏi phải có dụng cụ đặc biệt để tháo lắp. Khi có hơi nước hoặc nước mưa dính vào bề mặt trống phanh sau thì khi phanh thường cảm thấy ăn hơn, nhưng rất có hại cho phanh vì phanh thường bị kẹt, mút, không nhả ra ngay mà chỉ nhả khi bề mặt phanh hoàn toàn khô.
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thay thế toàn bộ phanh tang trống bánh sau. Vì việc thay thế cần nhiều dụng cụ đặc biệt nên bạn cần bố trí thời gian để chuẩn bị trước.
Chuẩn bị:
- Bộ guốc phanh mới.
- Xilanh phanh bánh xe mới
- Kìm kẹp chuyên dụng để tháo lò xo, tuốc-nơ-vít hai cạnh, dụng cụ tháo chốt giữ guốc phanh.
- Găng tay, kính bảo vệ.
Bước 1: Xác định các chi tiết của guốc phanh và xilanh phanh bánh xe.
Bước đầu, bạn hãy tháo trống phanh ra để kiểm tra độ mòn của guốc phanh. Nếu chiều dày của má phanh nhỏ hơn khoảng 3 mm, thì chúng ta cần tiến hành thay thế guốc phanh. Kiểm tra xilanh phanh bánh xe xem có sự rò rỉ dầu hay không. Làm sạch bủi bẩn bám trên bề mặt xilanh sau đó kiểm tra lại sự rò rỉ dầu phanh một lần nữa. Nếu thấy dầu phanh rò rỉ trên bề mặt xilanh thì cần thay thế ngay. Đồng thời tiến hành kiểm tra các chi tiết khác như lò xo hồi, nếu chúng bị hư hỏng thì cũng cần thay thế.
Bước 2: Tháo guốc phanh và xilanh phanh bánh xe.
Bạn hãy sử dụng kìm kẹp chuyên dụng để tháo các lò xo hồi ở mỗi bên guốc phanh.
Bước 3: Tháo lò xo giữ guốc phanh.
Ở bước này, bạn hãy đưa dụng cụ chuyên dụng chụp vào đầu chốt giữ guốc phanh, sau đó ấn mạnh xuống đồng thời xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo chốt và lò xo giữ guốc phanh ra. Hãy kiểm tra xem có hư hỏng gì không và thay thế nếu cần thiết. Sau đó tháo guốc phanh và đồng thời tháo lò xo xoắn, cần điều chỉnh tự động, và cần guốc phanh tay ra khỏi guốc phanh. Kiểm tra các chi tiết này xem còn tốt không, lựa chọn loại guốc phanh mới đúng loại đang dùng để thay thế. Bạn nên kiểm tra kỹ bằng cách so sánh hai bộ guốc phanh mới và cũ với nhau, sau đó lắp các chi tiết đi kèm từ bộ guốc cũ sang bộ guốc phanh mới nếu thấy chúng còn sử dụng được.
Bước 4: Tháo xilanh phanh bánh xe.
Sau khi tháo toàn bộ guốc phanh và các chi tiết phụ ra, bạn hãy sử dụng clê để nới lỏng các bu lông giữ ống dẫn dầu phanh và tháo ống nối dẫn dầu vào xilanh phanh bánh xe. Hãy cẩn thận chú ý vì đầu phanh có áp lực lớn sẽ rò rỉ ra khi tháo ống dẫn. Tiếp đó tháo bu lông cố định xilanh và thay thế bằng một xilanh mới. Nối lại các đường ống dẫn và lắp lại các bu lông cố định như ban đầu. Làm sạch và vệ sinh lại bề mặt mâm phanh và trống phanh.
Bước 5: Lắp lại guốc phanh mới và các chi tiết phụ.
Bạn hãy lắp lại guốc phanh mới và các chi tiết phụ như cần điều chỉnh tự động, lò xo giữ guốc phanh theo trình tự ngược với khi bạn tháo chúng ra. Hãy chú ý nếu bạn không quen tháo hoặc không nhớ trình tự tháo lắp guốc phanh ra sao thì hãy tháo guốc phanh từng bên một, giữ lại một bên để làm căn cứ đối chiếu khi lắp mới bên còn lại.
Bước 6: Điều chỉnh khe hở guốc phanh.
Sau khi lắp xong guốc phanh mới, bạn cần tiến hành điều chỉnh khe hở guốc phanh này. Bình thường thì chúng sẽ tự động điều chỉnh nhưng sau khi lắp guốc phanh mới, chúng ta nên tiến hành điều chỉnh bằng tay khe hở ban đầu cho nó. Tạm thời lắp trống phanh vào, lắp lại các ốc lốp, dùng tuốc-nơ-vít quay đai ốc điều chỉnh để bung guốc phanh cho đến khi chạm nhẹ vào mặt trống phanh. Sau đó quay đai ốc điều chỉnh ngược lại một số nấc tiêu chuẩn (nấc tiêu chuẩn có thể tham khảo trong sổ tay bảo dưỡng sửa chữa của xe). Hoặc bạn có thể đo đường kính của trống phanh trước, sau đó xoay bộ điều chỉnh để đường kính ngoài của guốc phanh nhỏ hơn đường kính trong trống phanh khoảng 1 mm rồi mới lắp trống phanh và tiến hành tương tự như trên thì sẽ chính xác hơn. Cuối cùng lắp lại lốp, siết chặt các ốc lốp.
Trước khi lái xe bạn hãy kiểm tra lại lần cuối, xả hết không khí trong hệ thống phanh, kiểm tra rò rỉ dầu, kiểm tra lại hoạt động của bàn đạp phanh. Đến lúc này thì bạn có thể an tâm lái xe được rồi.