- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,005
- Động cơ
- 1,129,216 Mã lực
Cháu xin được chia buồn cùng chú và gia đình ạ.Các cụ/mợ thân mến
Định post hêt trước khi em tổ chức cúng thất tuần cho Gấu nhà em, không kịp mất rồi
Em tạm dừng, lo cúng cho Gấu vào trưa nay
Sau đó, em sẽ post tiếp, hầu các cụ
Kính báo
Chuyện em tâm sự dưới đây có thể nhiều cụ không tán thành, nhưng em cũng đưa ra để chia sẻ với các cụ
Em cũng đau đầu về vụ cúng này
Em bị sức ép phải mời thày cúng, thày pháp và các bà sãi cầu kinh... rồi đốt vàng mã...
Cả ba thứ đó em bỏ vì lãng phí thời gian, tiền bạc và dị đoan.... cuối cùng là vô bổ
Rốt cuộc, em vẫn phải compromis (thoả hiệp) với cô em dâu, cô đó (không phải em) sẽ đốt cho vợ em bộ quần áo và một chút tiền vàng, em giao hẹn trước: đốt cực ít, nhiều hơn là em không cho, stop luôn, không đốt gì hết nữa
Em tổ chức bữa cỗ nóng, không mang cúng rồi để nguội mới ăn, quan điểm của em là phục vụ người sống trước tiên
30 năm trước, bố em lúc còn sống, đã dậy em "hãy sống tốt với nhau lúc còn sống"
Gấu nhà em chuyển bệnh suốt tám tháng, ra vào viện ba lần, lần cuối gãy xương đùi là nặng nhất. Mổ, thay xương đùi xong, do yếu sẵn, quỵ luôn. Em chăm lo hết sực tận tình đến lúc Gấu trút hơi thở cuối cùng, nên em không phải ân hận gì cả.
Nếu xet kỹ thì chiếc UH 1 là mẫu vật trưng bày cho trận Khe Sanh 1968 là không phù hợp lắm. Đây là lỗi nhỏ của bộ phận làm công tác sưu tầm, bảo tàng.Ngày nay, có một bảo tàng chiến tích chiến tranh ở Khe Sanh
View attachment 7669885
View attachment 7669886
Các tấm ảnh trước cho thấy cảnh lính Mỹ sinh hoạt tại căn cứ, nghỉ ngơi, chờ máy giặt, phơi quần áo, chơi thể thao... Coi tấm hình này thì có thể đây là khu đi vệ sinh, nằm khá cách biệt (đủ xa), quây bao cát che chắn, sau khi giải quyết nhu cầu xong, với đồ thường trong trại, không phải đồ đi trận với áo giáp và mũ sắt.4-7-1968 – binh sĩ Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ trước lúc rút khỏi Khe Sanh vẫn lo ngại bị Bắc Việt Nam tấn công
Giống tấm ghi bị đạn pháo ở Tà cơn bọn em khiêng về làm bàn giặt thế. . Cảm ơn cụ Ngao.
26-6-2002 – Khách du lịch xem những tàn tích duy nhất của đường băng kim loại tại Căn cứ Khe Sanh, nay đã trở thành địa điểm được nhiều Cựu chiến binh Việt Nam và khách du lịch, cả trong và ngoài nước đến thăm. Ảnh: David Greedy
View attachment 7669912
Đường băng phi trường Khe Sanh làm bằng thép tấm hàn với nhay, không phải là những tấm ghi sắt (nhôm hợp kim) kết nối với nhau như ở những phi trường dã chiến
A4, A5 là nổ lõm. Còn A6,A7 là gì đấy ạ.
Không phải ngẫu nhiên mà RPG-7 được bầu chọn là 1 trong 5 vũ khí thay đổi chiến trường.5. M72 là vũ khí dùng 1 lần (khi bắn xong thì ống phóng cũng phải bỏ đi), nên ống phóng không gắn kính ngắm để tiết kiệm chi phí. Còn RPG-7 có thể gắn kính ngắm chuyên dụng để bắn xa chính xác hơn.
6. Khi M72 bắn xong thì ống phóng trị giá cả nghìn USD cũng phải bỏ đi, còn RPG-7 có thể bắn 250 phát mới phải thay ống phóng. Đối với những đội quân du kích, "nhà nghèo" thì M72 sẽ gây lãng phí lớn.
Thực tế chiến đấu ở Việt Nam cũng đã chứng minh những vấn đề này. Trong khi RPG-7 đã diệt hàng nghìn xe tăng - xe thiết giáp các loại, có những trận diệt tới vài chục xe, thì M72 lại có thành tích khá nghèo nàn. Trong trận Làng Vây đã có khoảng 100 quả bắn vào xe tăng PT-76 nhưng không hạ được chiếc nào: hoặc bắn trượt, hoặc đạn trúng vào lớp giáp vát nghiêng của PT-76 và trượt văng ra ngoài. Dù vài chục nghìn khẩu M72 đã được Mỹ đưa tới Việt Nam, nhưng chúng chỉ diệt được không quá vài chục xe tăng - thiết giáp trong toàn cuộc chiến.
M72 chỉ thỉnh thoảng đạt được hiệu quả tương đối khi tác chiến trong đô thị, nơi mà bộ binh có thể phục kích bắn vào hông xe tăng từ cự ly gần (ví dụ như trận An Lộc), còn trong những trận đánh ở những nơi trống trải hơn, nó không gây được nhiều thiệt hại cho tăng thiết giáp của quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều này chứng tỏ các kỹ sư của ta giỏi hơn người Mỹ cụ nhỉ.Sau này, 2 loại súng tiếp tục được nâng cấp. Nhưng đạn của M72 bắt buộc phải nhét vừa vào trong ống phóng 66mm nên rất khó để gia tăng sức công phá, loại đạn nâng cấp mạnh nhất của M72 (chế tạo trong thập niên 2000) cũng chỉ có thể xuyên 450mm thép RHA và cũng không có đầu nổ kép để chống giáp phản ứng nổ.
Còn RPG-7 có đầu đạn gắn ngoài miệng nòng nên có thể dễ dàng cải tiến đạn để tăng sức công phá, ví dụ như loại đạn PG-7VR có thể xuyên 750mm thép RHA và có đầu nổ kép để chống giáp phản ứng nổ. Vì vậy, trong khi RPG-7 tiếp tục được sử dụng phổ biến thì M72 dần bị rút khỏi trang bị của phần lớn các quốc gia, kể cả Mỹ.
Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được tới 63.000 khẩu M72.
Để tận dụng số súng này, Việt Nam đã chế tạo lại, dùng nó làm vũ khí bắn đạn cháy M74 để chống bộ binh, lô cốt. Đạn M74 là một trong nhiều mẫu đạn rocket được phát triển cho súng M72, đạn sử dụng một đầu đạn M235 chứa 0,61 kg chất cháy TPA (sự kết hợp giữa triethyl aluminum và polyisobutene), bắt cháy ngay khi gặp không khí, tạo ra nhiệt độ lên đến 1.600 °C.
Để khắc phục nhược điểm của M72 là phải vứt bỏ ống phóng sau mỗi phát bắn, các sĩ quan nghiên cứu của Tiền phương Bộ Tư lệnh Binh chủng Hóa học và Phân hiệu 2 Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (giảng viên Khoa Trang bị Cơ điện là Nguyễn Đình Sai và Kiều Văn Thông) đã cải tiến để những khẩu M72A1/A2 chiến lợi phẩm có thể bắn đạn cháy nhiều lần. Ngày 09/12/1978, súng M72 bắn đạn cháy thử nghiệm thành công, đảm bảo độ chính xác trong tầm bắn đến 250 mét.
Người Ukraina thiết kế RPG là sao chép từ khẩu Panzerfaust của Đức, nhưng đầu đạn đã hơn của Đức là đạn nổ lõm để xuyên thépĐiều này chứng tỏ các kỹ sư của ta giỏi hơn người Mỹ cụ nhỉ.