Khe Sanh là một địa danh thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, sát ngày Quốc lộ 9, và cách biên giới Việt Lào chừng 18 km
Thời Pháp, Khe Sanh là một không làng nghèo nàn, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều sinh sống. cách biên giới Việt Lào 5 km có một đồn Pháp gọi là đồn Làng Vei, cách Khe Sanh 10 km về phía đông.
Từ 1962, chỗ đồn Pháp (cũ), người Mỹ xây dựng Trại Lực lượng Đặc biệt với 24 Binh sĩ Mũ Nồi Xanh và gần 900 binh sĩ Dân vệ địa phương (đến cuối 1967). Sau này, Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei (mới) được xây dựng, cách Trại cũ 800 mét. Trận Làng Vei sẽ kể trong bài này xảy ra ở Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei mới
Quốc lộ 9 xuất phát từ Đông Hà, qua Khe Sanh, Làng Vei, cửa khẩu Lao Bảo, sang Huội San (Lào) và Sê Pôn (Lào).
Sê Pôn cách biên giới Việt – Lào 40 km, cách Làng Vei 45 km, cách Khe Sanh 60 km, là một điểm chứa hàng của Bắc Việt Nam trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.
Mỹ biết được sự quan trọng của Sê Pôn, nhưng không dám đưa quân sang Lào để cắt đứt Đường Hồ Chí Minh vì bị Hiệp định Geneva 1962 về Lào ràng buộc: quân nhân Hoa Kỳ không được phép vượt qua biên giới Việt Lào. Từ 1965 Mỹ bắt đầu xây dựng Căn cứ Khe Sanh để chặn đường tiếp viện của Bắc Việt Nam từ Lào vào Nam Việt Nam. Năm 1966-67, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara cho xây dựng cái gọi là “Hàng rào điện tử McNamara“ chiều dài 20 km từ Khu phi quân sự (sông Bến Hải) đến Quốc lộ 9. Căn cứ Khe Sanh là tiền đồn phía tây để trấn giữ ải biên giới này, vì thế từ 1966, Căn cứ Khe Sanh được mở rộng và trở thành Căn cứ chiến đấu của TQLC Hoa Kỳ với số lính đồn trú lên tới 6.500 người.