[Funland] Trai Hà nội !

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Sáng vừa ăn cái bánh mỳ Fâté chợt nhớ về thớt này:

https://blog.beemart.vn/wp-
content/uploads/2016/04/cach-lam-banh-mi-pate-trung-thom-ngon-nhieu-sinh-duong-1-e1460883534513.jpg
Xửa đê.
Pha tê mí là chuẩn nha :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
HN dễ kiếm tiền nên giai HN giờ chất chơi nhiều hơn chất làm. Thú chơi cũng công phu, nho nhã, công tư nhà giàu, chơi chim, chơi cá, thú cảnh... toàn thứ tốn thời gian, cầu kỳ.
Giai phố cổ thực chất cũng éo phải gốc HN. Phố cổ HN vốn là Kẻ Chợ nơi dân tứ xứ đổ về lập phường buôn bán. Đến đời này được dăm đời là nhiều. Kẻ chỗ khác có chí tới buôn bán thành công, đời sau sinh ra tự nhận là dân phổ cổ gốc, trối bỏ gốc quê. Thường dân phố cổ chủ yếu gốc gác ban đầu là Hà Tây, Hưng Yên... HN xịn phải kể dân các làng Bạch Mai, Yên Phụ, Bưởi...
Hà Nội cũng như tất cả những vùng đất khác, có những con người, những thói quen, có văn hoá riêng thuộc về mỗi vùng đất ấy. Trai Hà Nội gia đình giàu có được bế, được cõng đi học, được nếm món ăn mẹ nấu từ trong bếp ra tới bữa ăn hàng ngày. Trai Hà Nội gia đình lao động cũng tay lấm, chân bùn, sau ngày vất vả, cũng uống nước vối bên gốc hồng xiêm ngoài sân, cũng hút thuốc lào từ ống điếu được thông bằng những cọng lông gà óng ánh chuốt sạch. Trai Hà Nội đi học chầm chậm ngắm hoa rơi trên phố, hít thật căng trong lồng ngực gió đêm, ngẩng đầu nhìn lên khung cửa sổ có dáng thân quen của người chị gái học khoá trên, biết làm thơ gửi những nỗi niềm từ khi tuổi bị coi là còn quá nhỏ... Trai Hà Nội thích mặc đẹp, trai Hà Nội sẵn sàng rút khăn mùi xoa lau mũi giày có vết bẩn bám lên, trai Hà Nội ưỡn ngực bước qua những sự coi thường...

Trai Hà Nội dù đi đến đâu, biết đến bao của ngon vật lạ vẫn nhớ vị cà tím rán căng mọng ngầy ngầy chấm nước mắm dấm tỏi mẹ pha khi xưa, vẫn nhớ vị nước luộc gà chỉ vắt chanh không cho muối... Không có gì lạ, không có gì đặc biệt, chỉ là những điều cùng đi qua từ khi sinh ra tới trưởng thành, dìu dắt tuổi thơ, như bất cứ vùng đất nào, nhưng cũng như là của riêng, Hà Nội.

Trai Hà Nội có cái vị khó tả, thâm thấm, ngâm ngấm, vừa thanh vừa đục, vừa quá tự cao vừa bất cần, một vẻ đẹp luôn có ở những người đàn ông bước trên hè phố cảm nhận được hoa rơi dưới gót chân, của gió đêm, và của những khung cửa sổ vương tóc bay... Vì thế, trai Hà Nội luôn tốn gái lắm ạ :D.



P/S: Em thấy các cụ còn phân biệt trai Hà Nội, trai quê, trai gốc, trai ngụ cư thế mà cứ bảo sang Tây chúng nó đều đặn lắm, chúng nó chả phân biệt gì đâu, phê mê man, có phải là tự sung sướng quá không ạ? :P
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
HN dễ kiếm tiền nên giai HN giờ chất chơi nhiều hơn chất làm. Thú chơi cũng công phu, nho nhã, công tư nhà giàu, chơi chim, chơi cá, thú cảnh... toàn thứ tốn thời gian, cầu kỳ.
Giai phố cổ thực chất cũng éo phải gốc HN. Phố cổ HN vốn là Kẻ Chợ nơi dân tứ xứ đổ về lập phường buôn bán. Đến đời này được dăm đời là nhiều. Kẻ chỗ khác có chí tới buôn bán thành công, đời sau sinh ra tự nhận là dân phổ cổ gốc, trối bỏ gốc quê. Thường dân phố cổ chủ yếu gốc gác ban đầu là Hà Tây, Hưng Yên... HN xịn phải kể dân các làng Bạch Mai, Yên Phụ, Bưởi...
Em thì không dám bình luận giai phố cổ với giai phố thường, nhưng cụ nhắc đến các làng cổ HN thì em cũng muốn nhắc đến làng Cốm Vòng, bún ốc Khương Thượng,... thật ra còn nhiều cái tên làng cổ gắn với các dòng họ lắm đấy ạ :D. Làng nào cũng có 2-3 dòng họ chính, đến giờ nhắc đến địa danh vẫn có thói quen nhắc đến tên làng khi xưa.

Phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ... xưa kia là dãy cửa hàng của những gia đình thực chất không từ phố cổ, mà đến từ những làng cổ HN. Từ nghề nuôi cá cảnh, nuôi chim cảnh... cũng từ những gia đình truyền đời này sang đời khác. Trên phố cổ buôn bán làm ăn dễ nên giai gái phố cổ dựa vào cửa hàng, cửa hiệu, theo nghề buôn bán, không nhất thiết theo học quá nhiều. Chứ con cái từ các làng cổ HN xưa chỉ cần học đến như hết cấp 1 bây giờ đã có thể trở thành giáo làng, lương nuôi cả nhà, vợ với 4, 5 con, lại được trọng vọng. Dù dân HN xưa cũng cấy lúa thôi, nhưng trọng việc học hành. Con cái nếu có thể theo, nhất là con trai, đều được bố mẹ nỗ lực hết sức cho theo học lên cao. Dĩ nhiên cả làng chỉ được vài nhà, có nhà chỉ được 1 cậu con trai học lên cao là vinh dự lắm rồi. Nhưng cái sự học xưa nó khác lắm, bài thơ tiếng Pháp học vỡ lòng mà ông già 70 tuổi còn nhớ rõ, bài toán số học đầu đời vẫn như mới hôm qua, chữ đẹp như chữ nho :D, chả như chúng ta học ĐH xong bây giờ đâu giả vào đấy gần hết ạ.

Vậy em mới xin phép nói thêm, gia đình giàu, gia đình có điều kiện, giờ đã như những gia đình xưa vàng cho con tính bằng lạng để sinh sống hàng ngày, để ăn chơi chưa? Giàu có không phải thứ bền vững. Dạy con biết sống, biết chơi, nhưng cũng phải làm sao đừng là chạch thịt, nếu còn muốn là một cái gì đó ngoài cái tên mà bố mẹ sinh ra đã đặt cho. Không ai dạy nhà giàu tiêu tiền, đúng rồi, nhưng tiêu tiền để tạo ra một con người có bản sắc, đứng được trên chân mình thì không phải nhà giàu nào cũng làm được.
 

ninku

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-190585
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
934
Động cơ
337,460 Mã lực
em thật các cụ cứ đánh giá chung mà ko nhìn sâu.
 

hafuto

Xe tải
Biển số
OF-471103
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
272
Động cơ
201,241 Mã lực
Hồi học ĐH em chơi với nhóm tầm 10 đứa, HN gốc có (phố cổ có), HN ko phải gốc cũng có, tỉnh lẻ quê nghèo như em cũng có.
Nhưng chúng nó đứa nào cũng tốt, ko phân biệt vùng miền, tiền bạc.
Tới giờ gia đình, con cái rồi vẫn vậy ...
..
Cho nên, em thấy ở đâu cũng có người nọ, người kia.
Nhưng ở chốn này, người nọ thì ít, mà người kia tương đối nhiều =))
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
HN dễ kiếm tiền nên giai HN giờ chất chơi nhiều hơn chất làm. Thú chơi cũng công phu, nho nhã, công tư nhà giàu, chơi chim, chơi cá, thú cảnh... toàn thứ tốn thời gian, cầu kỳ.
Giai phố cổ thực chất cũng éo phải gốc HN. Phố cổ HN vốn là Kẻ Chợ nơi dân tứ xứ đổ về lập phường buôn bán. Đến đời này được dăm đời là nhiều. Kẻ chỗ khác có chí tới buôn bán thành công, đời sau sinh ra tự nhận là dân phổ cổ gốc, trối bỏ gốc quê. Thường dân phố cổ chủ yếu gốc gác ban đầu là Hà Tây, Hưng Yên... HN xịn phải kể dân các làng Bạch Mai, Yên Phụ, Bưởi...
Ối dồi, Hai xuân hay gào dân chủi nhan quèn của em đây sao: Hà Nội là đô thị sao lại lấy chuẩn cày sâu cuốc bẫm làm công dân, sai định nghĩa rồi. Như cụ Tô Hoài nói, như thế là giọng "Kẻ Bưởi vơ vào" đấy.
Lại cứ dựa vào cụ Mã khắc tư mà xét: thị dân kiếm ăn bằng gì sẽ quy định văn hóa của tầng lớp đó. Trước khi Pháp sang, đô thị quanh thành Thăng Long phục vụ các quan nên đẻ ra các phố chuyên làm Lọng, làm hài, phố cho thuê nhà ...nghĩa là thị dân chuẩn Hà Nội là người làm nghề cung cấp dịch vụ và thợ thủ công. Những người như thế ở các làng thường lẻ tẻ và khó nâng trình do thiếu cạnh tranh, thiếu sự chuyên nghiệp.
Pháp sang thì thợ thủ công có thêm những nghề mới như thợ ảnh, thợ sắt..nghề dịch vụ buôn bán có thêm phương thức buôn độc quyêền, thầu khoán.
Tất cả những ngưoời làm nghề trên tạo nên gương mặt thị dân Hà Nội. Phong cách của họ chuyển hóa thành văn hóa nhờ có các cụ cử, cụ tú ngồi nhà bảo học như các cụ cử Kim Cổ, cụ cử Vũ Thạch sau thì có cụ cử Can. Ai gần chuẩn văn hóa nhất đương nhiên là chất Hà thành nhiều nhất, bất cần biết quê đâu.
Thị dân Hà Nội xưa thành thị dân nhờ khéo nghề, giỏi nghiệp nên có tiền ra Nụi tậu nhà mở xưoởng, mở cửa hàng. Cái tài khéo đấy hợp đất Hà thì phát triển, ấm cho con cháu được một hay vài đời tùy phúc phận. Tuy nhiên đã có tiền, có địa vị đương nhiên là sống sót được qua cuộc cạnh tranh xứ Hà.
Sau 54, có một đứt gãy lớn khi con đường xưa cấm đi ;)). Con đường mới thì đưa những người mới cạnh tranh nhau theo kiểu khác, không quy ra tiền nên khó luận theo cụ Mã khắc tư quá.
Còn từ 54 đến nay đã 60 năm có lẻ, đã có những người khéo nghề giỏi nghiệp trong tay có mấy cánh rừng, thỏ chạy tụt hơi như chủ thớt Rừng chiều/Blue Danube ra ngồi khểnh xứ Hà, cười khẩy bọn Hà dân chui rúc bị vợ bỏ.
À mà chủ thớt chạy đâu không kể nốt hầy . Em cũng muốn kê đôi tổ ong xẹp gót hóng văn Hà thành tân nhân nó dư lào ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
683
Động cơ
458,720 Mã lực
... Phong cách của họ chuyển hóa thành văn hóa nhờ có các cụ cử, cụ tú ngồi nhà bảo học như các cụ cử Kim Cổ, cụ cử Vũ Thạch sau thì có cụ cử Can...

Em chỉ biết có cụ cử Vũ Thạnh thôi kụ :D
 

meotom2010

Xe container
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
5,272
Động cơ
382,758 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Cái phong cách sống trai HN mà các cụ cứ thấn thánh là nó pha cái văn hóa Pháp, mà phải là con nhà có học thức, dân Hải phòng trí thức xưa em thấy cũng giống thế, khác gì đâu. Còn dân HN gốc trước khi bọn Pháp vào thì đầy người vẫn chân đất, sống nhà tranh, gốc phố cổ nhà quan lại được mấy nhà.
E đồng ý với quan điểm của cụ.
Ông ngoại bà ngoại e gốc Sủi xuống HP lập nghiệp trước 1945 lâu. Ông làm thư ký cho Pháp, thời xưa gọi là cụ Phán.
Đại lộ TDT- HP đoạn từ ngã tư AD về tới gần cầu AD xưa chỉ có 3 nhà trong đó có nhà ông em. Bà ngoại e mất sớm khi mẹ
e mới 2 tháng tuổi. Thế mà 1 tay ông em nuôi cả 10 người con. Sau này các bác em có người lấy chồng ( con quan huyện Thọ Xương- HN)
người ở lại HP, người vào SG sau 1975… nhưng dù ở đâu thì vẫn giữ được nét riêng giống nhau và cũng giống những thứ mà mọi người hiện nay vẫn
cho là nét riêng của người HN gốc. Cho nên e nghĩ HP, HN đâu cũng thế, gia đình trí thức Pháp đào tạo đều có nét thanh lịch nền nếp.
 

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,389
Động cơ
420,712 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại lão chủ thớt với chủ đề trai HN.
Méo hiểu sao mãi không chán :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
E đồng ý với quan điểm của cụ.
Ông ngoại bà ngoại e gốc Sủi xuống HP lập nghiệp trước 1945 lâu. Ông làm thư ký cho
Pháp, thời xưa gọi là cụ Phán.
Đại lộ TDT- HP đoạn từ ngã tư AD về tới gần cầu AD xưa chỉ có 3 nhà trong đó có nhà ông em. Bà ngoại e mất sớm khi mẹ
e mới 2 tháng tuổi. Thế mà 1 tay ông em nuôi cả 10 người con. Sau này các bác em có người lấy chồng ( con quan huyện Thọ Xương- HN)
người ở lại HP, người vào SG sau 1975… nhưng dù ở đâu thì vẫn giữ được nét riêng giống nhau và cũng giống những thứ mà mọi người hiện nay vẫn
cho là nét riêng của người HN gốc. Cho nên e nghĩ HP, HN đâu cũng thế, gia đình trí thức
Pháp đào tạo đều có nét thanh lịch nền nếp.
Mợ nửa dân Phòng ah???
Dống em:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top