Trả lời khiếu nại của csgt tỉnh Gia Lai về lỗi " sai phần đường"

ngựa thồ

Xe tăng
Biển số
OF-206047
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
1,293
Động cơ
342,881 Mã lực
Nơi ở
Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cụ crownchip lại "Tam sao thất bản" r nhé.

Phần bôi đỏ, ý cụ nói là cụ nghe cụ Bia nói từ hồi cụ ấy còn bé? (mấy chục năm nhỉ?) hay là bây giờ cụ Bia còn bé? (e nhớ ko nhầm, cụ đấy nói câu đấy cách đây ko lâu)

Câu trên của cụ Bia thì: "thằng đố" ko ngu (có khi còn là khôn), thằng "bị đố" cũng ko ngu, vì biết thừa: Nếu chạy qua chó dữ thì bị cắn là khá cao.

Nếu người khác đố cụ: Đi một nửa xe qua biển "cấm đi ngược chiều", còn một nửa xe vẫn trước biển. Cụ đưa ra câu trên để thay cho câu trả lời của cụ, có nghĩa là cụ ko dám đi như vậy vì sợ bị xxx bắt (cũng giống như sợ bị chó cắn khi đi qua chó dữ).

Nhưng lúc trước cụ lại khẳng định đi như vậy là ko sao, rõ ràng là cụ chém gió... :))

Cụ mà " Một chân vẫn ở dưới mặt đất, một chân đặt lên hàng rào..." là cụ có nguy cơ... bị rách quần và bị ăn đòn.. Lại còn lý do lý trấu nữa ah? :))
Tại
Đối với đường 2 chiều:

“-Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường; tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;”

“- Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều của đường có hai làn hay nhiều làn xe nhưng đường không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 - 30cm”

“- Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường: Để biểu thị bên có đường liền là cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái; Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xe và được rẽ về bên trái.”

“- Vạch liền màu vàng ở trung tâm mặt đường biểu thị không cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe hoặc chạy đè lên vạch”


Đè lên 1cm là đè rồi ạ, đây là cách cụ Quỹ đội 1 xác định... không phải em, 2cm là hơi quá thừa :))


Nói như cụ sgb345 hồi bé, đố nhau thử chạy qua m.õm chó dữ nhà hàng xóm xem nó có cắn không... cụ không cần phải "Thanks" :))




Người không biết đường, nhầm lẫn mới đi như thế. Các cụ trên này đều rõ nét cả rồi mà cố tình đi “nhạt nhòa” thì chỉ có 2 khả năng: một là ý thức GT kém, hai là trẻ con đố nhau chạy qua m.õm... :))


Một chân vẫn ở dưới mặt đất, một chân đặt lên hàng rào... được phép ngắm trụ sở UBND thành phố nhé, không có biển cấm sờ hiện vật. Khi nào cả 2 chân trên hàng rào mới được coi là “toàn bộ”... :))
Cụ này có vẻ hơi nhiều chữ nhỉ. E đang hỏi cái vạch liền trong thớt này: tác dụng của nó và ý nghĩa của việc cấm đè lên vạch?
- theo cao kiến của cụ thì thế nào là đè lên vạch?
Cụ trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm giúp. Bởi e ghét những thằng trình bày nhiều :)
 
Chỉnh sửa cuối:

ngựa thồ

Xe tăng
Biển số
OF-206047
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
1,293
Động cơ
342,881 Mã lực
Nơi ở
Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đè lên 1cm là đè rồi ạ, đây là cách cụ Quỹ đội 1 xác định... không phải em, 2cm là hơi quá thừa :))
Dẫm vào ngón chân cái của ông đứng cạnh có gọi là dẫm lên chân người khác không hay phải dẫm lên cả 5 ngón :)
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
Cụ này có vẻ hơi nhiều chữ nhỉ. E đang hỏi cái vạch liền trong thớt này: tác dụng của nó và ý nghĩa của việc cấm đè lên vạch?
- theo cao kiến của cụ thì thế nào là đè lên vạch?
Cụ trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm giúp. Bởi e ghét những thằng trình bày nhiều :)
Dẫm vào ngón chân cái của ông đứng cạnh có gọi là dẫm lên chân người khác không hay phải dẫm lên cả 5 ngón :)
Em nghiệm ra những thằng hỏi nhiều có khi không đọc, mà đọc cũng chả có khả năng hiểu... trình với bày làm gì cho phí hơi :))
 

Ngô thiên

Đi bộ
Biển số
OF-589689
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
4
Động cơ
133,240 Mã lực
Tuổi
35


Văn bản trả lời của mợ Quỳnh vừa thừa, vừa thiếu, vừa sai cơ bản sau đây:

1. Vạch cụ Đức vi phạm nằm trong 5 vạch được đánh số cụ thể là vạch số 30, 31, 32, 33, 34 thuộc nhóm “Vạch cấm vượt xe” quy định tại điểm (b) khoản G.3 phụ lục G Quy chuẩn 41

Ý nghĩa của đoạn vạch liền màu vàng thuộc các vạch trên là “cấm vượt xe”, chúng đều có hiệu lệnh cấm tương ứng với từng hành vi được phân biệt rất rõ ràng bằng từ “hoặc” như sau:

- “Không cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe”
Hoặc
- “Không cho phép xe chạy đè lên vạch

Chỉ trích dẫn quy định chung về phân loại vạch là thiếu căn cứ cụ thể để chứng minh lỗi vi phạm. Hành vi vi phạm chỉ có thể xác định được khi trích dẫn đúng nội dung hiệu lệnh của vạch, dù là bất kỳ loại vạch nào

2. Khái niệm “phần đường” và “làn đường” được giải thích tại điều 4 Quy chuẩn 41 như sau:

- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại (khoản 4.16 điều 4)

- Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn (khoản 4.17 điều 4)

Như vậy “phần đường” có phạm vi rộng hơn gấp nhiều lần và đã hàm chứa “làn đường”. Phần đường xe chạy là tên gọi một bộ phận chủ yếu của đường được quy định chi tiết bằng hình cắt ngang đường có số ký hiệu là 1 tại bảng 1 khoản 4.20 điều 4 Quy chuẩn 41

- Căn cứ bảng 1 khoản 4.20 điều 4 Quy chuẩn 41, các phần khác của đường có số ký hiệu là 2 (Lề đường), 3 (Mái taluy nền đường), 11 (Dải đất dọc hai bên đường bộ, dành cho quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ), 4 (Hành lang an toàn đường bộ)

Xe cơ giới chỉ được phép lưu thông trên phần đường xe chạy có số ký hiệu là 1, không được phép lưu thông trên các phần đường có số ký hiệu 2, 3, 11, 4

- Căn cứ khoản 4.9, khoản 4.10 và khoản 4.18 điều 4 Quy chuẩn 41: Trong trường hợp đường có giải phân cách giữa, hoặc có nhiều dải phân cách chia thành nhiều phần đường khác nhau để dành riêng cho xe cơ giới, hoặc xe thô sơ và người đi bộ thì không cho phép xe vượt qua dải phân cách để đi sang phần đường bên cạnh ở những nơi không được phép, hoặc phần đường dành riêng cho loại xe khác
(link tham khảo thớt của cụ sgb345 về giải phân cách)

- Ngoài ra vỉa hè, nơi có vạch kẻ cho người đi bộ... xe cơ giới chỉ được phép đi cắt ngang để vào nhà, đi cắt ngang vạch nếu vạch kẻ trên phần đường xe chạy. Không cho phép xe cơ giới đi dọc trên vỉa hè, đi dọc trên phần đường người đi bộ mặc dù vạch người đi bộ kẻ trên phần đường xe chạy
(link tham khảo thớt của cụ sgb345 về phần đường và làn đường)

3. Lỗi “Đi không đúng phần đường quy định” là hành vi vi phạm vào “Quy tắc chung”, quy định tại khoản 1 điều 9 Luật GTĐB: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”. Hành vi vi phạm được xác định theo nội dung chấp hành 3 báo hiệu đường bộ như sau:

- Vạch chỉ dẫn mép ngoài phần xe chạy: Vạch số 4 và số 5-Vạch mép ngoài làn xe (đường tốc độ >60km/h); Vạch số 1.2-Vạch xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường (đường tốc độ ≤60km/h)

- Vạch chỉ dẫn phần đường người đi bộ và xe thô sơ: Vạch số 9-Vạch đi bộ qua đường vuông góc, số 10-Vạch đi bộ qua đường cắt chéo, số 11-Vạch giới hạn đường cắt ngang qua đường dành cho người đi bộ (đường tốc độ >60km/h); Vạch số 1.14-Vạch "Sọc ngựa vằn" dùng quy định nơi người đi bộ qua đường, số 1.15-Xác định vị trí dành cho xe đạp đi cắt ngang qua đường đi của xe cơ giới (đường tốc độ ≤60km/h)

- Dải phân cách đường, quy định tại điều 58 Quy chuẩn 41

Trừ dải phân cách thì các vạch chỉ dẫn trên đều không cấm xe đè vạch, vì vậy để xác định đúng hành vi vi phạm còn phụ thuộc vào kiểu đi, mức độ và bản chất vi phạm kèm theo các điều kiện liên quan

Tuy nhiên, trường hợp của cụ Đức không vi phạm 3 báo hiệu trên nên không phạm lỗi “Đi không đúng phần đường quy định”

Mợ Quỳnh có ý nhập nhèm “làn đường” giống với “phần đường” khi dùng từ thuật ngữ để đánh đồng 2 khái niệm khác nhau này, không viện dẫn phần giải thích từ ngữ đúng quy định (Quy chuẩn 41). Tức là mợ ấy tự suy diễn lỗi “phần đường” trong quy định “Sử dụng làn đường” của điều 13 Luật GTĐB

Vi phạm của cụ Đức được xác định bằng “Vạch cấm vượt xe”, vì xe của cụ chưa vượt sang bên kia vạch (toàn bộ xe) nên cụ chỉ vi phạm hiệu lệnh “Không cho phép xe chạy đè lên vạch”. Đây là lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường” tại điểm (a) khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP

4. Căn cứ điểm (c) khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau: “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”

Xe của cụ mới chỉ có 1 hàng bánh xe đè vạch, vị trí vạch nằm bên trái xe chưa đến vị trí ở giữa theo chiều dọc thân xe nên mức độ vi phạm rất nhẹ, không thuộc tình tiết tăng nặng, mức xử phạt tương ứng với lỗi là 100k hoặc mức trung bình là 150k (mức phạt tại điểm (a) khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP dao động từ 100k - 200k)

5. Tất nhiên cũng nên đặt câu hỏi: Cụ Đức có vi phạm không chấp hành hiệu lệnh “Không cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe” không? Câu trả lời của em là không, vì hình minh họa bên dưới cho thấy nếu xe ở vị trí số 2 thì mới vi phạm hiệu lệnh này. Mức phạt áp dụng cho lỗi này quy định tại điểm (c) khoản 4 điều 5 NĐ 171: “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; hoặc đi không đúng làn đường quy định” từ 800k - 1200k

6. Để khỏi mất thời gian giải thích lại từ ngữ cho 1 số cụ phản biện liên quan đến hành vi “xe vượt sang bên kia vạch” là toàn bộ xe hay chỉ một phần xe, em link sang thớt Anh CSGT đối đáp rất chuẩn mực nhưng sai luật của cụ sgb345, còn đây là thớt khác sôi động không kém Vạch số 37 hay số 35 mời các cụ link sang bên đó đọc dùm ạ

Theo hình số 2 thì cụ thấy quy vào lỗi nào
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực






các cụ vào xem trả lời như thế này đúng chưa ạ

1. Không có thuật ngữ "sai phần đường" hay "sai làn đường" mà chỉ có thuật ngữ chỉ không gian là 'Phần đường", và "làn đường", thuật ngữ chỉ hành vi vi phạm không gian là "đi không đúng phần đường quy định", "đi không đúng làn đường quy định"

2. Hành vi "đi không đúng phần đường quy định" và hành vi "đi không đúng làn đường quy định" là 2 hành vi khác nhau không được phép coi là 1

3. Giải thích luật là thẩm quyền của UB Thường Vụ Quốc Hội.

trình độ thế này mà cho mình đứng trên PL để phạt người khác :((
thanks cụ Thuy_CK
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top