- đè lên vạch và vượt hẳn qua vạch có giống nhau ko ạ?
“Phần” đường quy định đó “có” tính cả chiều ngược lại
“Chiều” đường quy định đó “không” tính chiều ngược lại
Hình như cụ này đang đánh đồng 2 khái niệm phần đường xe chạy và phần đường quy định.
Hỏi lại: phần đường quy định đó có cho phép xe đi sang không ( đi dạng háng ). Nếu có cụ trích dẫn giúp văn bản ( không tự suy diễn ).
- cụ hiểu thế nào là đè vạch? Xe đi kiểu dạng háng có gọi là đè vạch không?
- đường 1 chiều: xe của cụ đi vào, 1 nửa nằm sau biển, 1 nửa vẫn trước biển thì có bị phạt lỗi đi vào đường cấm không? ( câu hỏi này có thể không giống TH nêu trên nhưng vẫn muốn nhờ cụ trả lời )
Thanks
1) Xe
đè lên vạch và
vượt hẳn qua vạch là 2 hành vi khác nhau, nối tiếp nhau, được nhận biết và xác định bởi sự so sánh vị trí giữa bánh xe và vạch. Hành vi diễn ra có tính
giai đoạn, trong thời gian ngắn của
hành trình
Phân biệt 2 hành vi này như thế nào?
Hành vi xe
đè lên vạch là phải còn lại ít nhất 1 bánh xe đang đè lên vạch khi các bánh xe khác đã vượt qua vạch. Xác định như vậy là do không có quy định cụ thể bánh xe nào đè lên vạch, vì vậy hiểu nghĩa rộng là tất cả các bánh xe đều đè lên vạch và khi còn 1 bánh xe cuối cùng đang đè lên vạch có nghĩa xe chưa vượt qua được vạch
Hành vi xe
vượt qua vạch là sau khi tất cả các bánh xe đã vượt qua vạch, không còn bánh xe nào ở trong làn theo chiều đi. Nghĩa là toàn bộ xe vượt qua vạch đi sang bên kia mới được coi là hành vi xe
vượt qua vạch
Cách hiểu trên đúng ý nghĩa của từ ngữ, cách nhận biết cũng chỉ cần bằng mắt thường dựa trên sự so sánh vị trí giữa bánh xe và vạch không cần phải tính toán và đo đạc chính xác
Thực tế trong quá trình di chuyển, xác định
chính xác khoảng cách giữa bánh xe và vạch là bất khả thi bởi vì khoảng cách này không cố định và liên tục thay đổi, chưa có loại máy móc nào đo được chính xác đến đơn vị centimet khoảng cách giữa bánh xe đang chuyển động với vạch
Chỉ ở trạng thái dừng đỗ, xe đứng yên không di chuyển mới đo được chính xác vị trí bánh xe, mới có quy định để đo khoảng cách bánh xe. Căn cứ xác định cũng phải rất cụ thể, tức là phải đo từ bánh xe nào trong số rất nhiều bánh xe của phương tiện
Nhiều lái xe bị phạt lỗi sai phần đường quy định khi bánh xe chưa vượt qua hết vạch liền
cấm đè của đường 2 chiều và được CSGT giải thích vì đã đè vạch quá ½ thân xe theo chiều dọc mặc dù chưa có quy định nào của Luật GTĐB mô tả cách xác định như vậy:
Thứ nhất là chưa cụ thể, tính hàng bánh trước, hàng bánh sau, hay ở giữa thân xe? Xe cơ giới 1 hàng bánh (moto) thì có cần xác định thêm từ độ cao nào nếu xe đi không vuông góc với mặt đường? xe 3 bánh xác định như thế nào nếu 2 hàng bánh có số lượng bánh 2 bên không bằng nhau, hoặc có 3 hàng bánh...?
Thứ hai là chưa chính xác, hình ảnh được chụp từ loại máy nào? Nguyên tắc là phải trích từ máy quay chuyên dụng đã được kiểm định không cho phép chỉnh sửa ảnh, phải có công cụ đo đối tượng trên hình ảnh chính xác đến đơn vị centimet và công cụ đó đã được kiểm định trừ đi các sai số phép đo và méo hình vì trường hợp này là
đo gián tiếp... Tức là, đã xác định theo con số thì luật phải có quy định chi tiết
Với nhiều nước phát triển có điều kiện ghi video suốt dọc tuyến đường, để chống lại sự lạm dụng loại vạch
không cấm đè của đường 1 chiều khi người điều khiển cho xe di chuyển ngay bên trên vạch trong một
hành trình dài mà không có lý do chính đáng. Giữa quá trình xe
đè vạch và
vượt qua vạch người ta còn phân ra thành 1 hành vi nữa tạm gọi là đi dạng háng, không đi trong một làn... tức là mỗi hàng bánh xe ở một bên vạch, vạch nằm dưới gầm xe
Tuy nhiên, lỗi đi dạng háng bên trên vạch hoặc không đi trong 1 làn... chưa được mô tả cụ thể
theo thời gian vì lỗi này không được tính cho
giai đoạn ngắn của vạch đứt mà phải ghi hình cả
hành trình dài, phụ thuộc trang thiết bị và điều kiện kinh tế, chưa có chế tài trong các nghị định cũ và mới cho nên chưa có căn cứ để xử phạt. Hiện nay lỗi này mới chỉ dừng lại ở bàn luận trong thớt
"Anh csgt đối đáp rất chuẩn mực nhưng sai luật" của cụ sgb345
Hành vi vi phạm vạch kẻ thông thường không phải do cố ý, mà là do sơ ý trong thời gian rất ngắn chưa đến vài giây và chưa gây ra hậu quả gì, mức xử phạt hành chính chỉ mang tính nhắc nhở và giáo dục ý thức, chưa phải là quy định về khắc phục hậu quả
Sẽ là hợp lý nếu tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi xe đè vạch liền trong suốt cả chiều dài của đoạn vạch liền đường 2 chiều như đối với hành vi vi phạm vượt qua vạch liền, căn cứ theo khoản 1 điều 9 Luật GTĐB hành vi không đi bên phải theo chiều đi và điểm (c) khoản 3 Luật xử lý vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm là 1 hành trình dài, tất nhiên chứng minh vi phạm phải bằng video
2) Tất cả các loại vạch quy định cho phép xe
đè lên vạch thì cũng
đồng nghĩa cho phép xe được
vượt qua vạch để đạt mục đích cụ thể. Mục đích xe
vượt qua vạch là để đi vào dừng đỗ trong lề đường, trong làn xe cứu nạn, chuyển làn, rẽ trái, vượt xe, tránh chướng ngại vật...
Lấy ví dụ, trích điểm (c) khoản G.2 Phụ lục G Quy chuẩn 41: - Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được
đè lên vạch để
vượt xe;
Quy định trên không có nghĩa là xe không được
vượt qua vạch để vượt xe, cho phép xe
đè lên vạch là cho phép xe
vượt qua vạch, khi xe vượt xe vẫn phải đi trong 1 làn theo đúng quy định về sử dụng làn đường. Đây là quy định của luật, không phải tự suy diễn
Tất cả các loại vạch quy định không cho phép xe
đè lên vạch thì cũng
đồng nghĩa không cho phép xe
vượt qua vạch, hai mức độ này là khác nhau nên hành vi không chấp hành 2 hiệu lệnh được phân ra làm 2 lỗi xác định như trình bày ở phần (1)
Lấy ví dụ, trích điểm (b) khoản G.3 Phụ lục G Quy chuẩn 41 phần quy định các vạch số 31, 32, 33, 34: - Vạch liền màu vàng ở trung tâm mặt đường biểu thị không cho phép
xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe hoặc chạy đè lên vạch
Ngược lại với không cho phép là cho phép, vạch đứt quy định cụ thể cho phép xe đè vạch vượt xe tức là cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe, đây là nghĩa mặc định trong luật. Vì như thế mới phải cần mô tả cụ thể hành vi bị cấm trích tại điểm (b) khoản G.3 Phụ lục G Quy chuẩn 41 phần quy định các vạch số 31, 32, 33, 34
Dưới đây là hình minh họa hành vi vượt xe trên đường 2 chiều:
Nhìn hình có thể thấy trong 3 trường hợp trên, bản chất hành vi chỉ là 1
Trường hợp 2, đoạn đường vượt xe không có xe đi ở chiều ngược lại và không có chướng ngại vật đã thỏa mãn điều kiện vượt xe quy định tại khoản 2 điều 14 Luật GTĐB khi vượt xe. Hai xe có
giai đoạn chạy song song cùng chiều với nhau, ở giai đoạn này 2 xe lưu thông như trên đường 1 chiều, tức là mỗi xe vẫn phải đi đúng trong 1 làn quy định tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB
Chiều rộng 1 làn đường từ 2,75m-3,75m (TCVN 4054 : 2005), với những xe có chiều rộng lớn như xe khách, xe tải, container... xe đè vạch đứt để vượt xe chỉ có tính thời điểm, cả giai đoạn thì không cấm vượt qua vạch để vượt xe. Cách hiểu
bắt buộc phải duy trì xe đè vạch khi vượt xe là suy diễn rất thiển cận về từ ngữ, xe cùng chiều đang vượt mà ép sát nhau thì quá nguy hiểm, không đúng luật khi không đi trong 1 làn đường
3) Đương nhiên
phần đường quy định và
chiều đường quy định là 2 quy định khác nhau, xe lưu thông trên đường phải chấp hành cả 2 quy định và nhiều quy định khác nữa
4) Đường 1 chiều, xe đi ngược chiều 1 nửa nằm sau biển, 1 nửa vẫn trước biển thì chưa bị lỗi đi vào đường cấm vì toàn bộ xe chưa qua biển. Cơ hội để sửa sai vẫn còn nếu xe không tiếp tục đi vào đường cấm và chuyển sang hướng khác, thực tế thì cũng chưa ai bị phạt nếu kịp thời phát hiện ra nhầm lẫn