Không biết bác có phải người trong ngành không nhưng lập luận bác đưa không đúng lắm:Dịch lần này xong các bác mới thấy 1 đồng ngân sách ở TPHCM so với 1 đồng ngân sách ở HN nó khác nhau 1 trời 1 vực thế nào.
Lúc trước thì nhiều bác hùng hổ lắm, Sài Gòn giờ có cái vẹo gì đâu, đầu tư vào HN và các tỉnh miền Bắc tốt hơn. Rồi thì là lãnh đạo Sài Gòn chỉ biết ăn, cầm cục ngân sách vậy chứ chẳng làm được bằng 1 góc HN.
--------------------
Thông tin riêng mảng y tế:
Danh sách BV trực thuộc TW: https://tieudungplus.vn/danh-sach-cac-benh-vien-truc-thuoc-bo-y-te-14814.html
HN 17, TPHCM 3. Ngoài ra còn các tổ chức, sự nghiệp cũng thuộc Bộ Y Tế, lười check địa chỉ từng cái, chỉ thấy có 4 cái có tên TPHCM ở trỏng, tạm coi là TPHCM = HN = 4 nữa.
Nếu các BV này đã đầu tư bằng ngân sách TW, thì số lượng BV công còn lại của HN cần dùng Ngân sách HN sẽ rất ít.
Tui nhớ năm ngoái nhà có người cần máy PET/CT, google mới biết HN có 5, TPHCM có 3, mà đợt đó hư béng mất 1, làm người nhà xếp hàng cả tuần mới được làm. Cuối năm thì TPHCM thêm được 1 cái ở Ung Bướu, mà theo tui được biết UB TPHCM không thuộc TW.
1 cái máy Pet/CT nó đắt ghê hồn (bệnh nhân trả 25tr/lần, giá HN lúc đó rẻ hơn TPHCM khoảng 10%). Nếu được TW đầu tư thì đỡ cho ngân sách TP biết bao nhiêu. Giờ cũng lười check xem 5 cái ở HN thuộc BV TW hay riêng Hà Nội, các bạn tự đoán xem.
* Ung Bứu TPHCM k trực thuộc bộ nhưng là BV đầu ngành, được xếp vào nhóm hạng đặc biệt và hạng 1. Được ưu ái rất nhiều, chi nhánh 2 của UB được đầu tư rất lớn
* Hệ thống BV ở VN giờ đã gần như hoàn toàn tự chủ tài chính, doanh thu từ nguồn ngân sách NN hiện giờ đã rất ít và sẽ tiến tới 0
* Trực thuộc BYT cũng đúng là 1 phần sẽ có thêm ngân sách nhưng giờ thì chuyện đó cũng ít
Chỉ riêng hệ thống BV và y tế và VN thì em khẳng định không có chênh lệch nhiều giữa vùng miền vì đặc thù y tế phải trải rộng, tránh tập trung tuyến trên/ thành phố chính để giảm tải...