e rất thích cách chứng minh vỗ mặt luôn: kiểu ảnh hiện trường vụ này nhá, thực tế thì số đo abc là thế này nhá, nên không nổ hay nổ là đúng nhá. tránh kiểu đâm không đúng quy trình.
mà sao a tô không đưa ra các vụ điển hình để giải thích cái một.
Vụ này theo em biết là hơi khó thực hiện cho tất cả cá trường hợp tai nạn vì mấy lý do sau:
1. Không có thông tin của chủ xe.
Khi tai nạn xảy ra, thông thường ở VN là tháo biển số vì ngay lập tức đã có người chụp ảnh, post lên Facebook và kết luận. Báo chí cũng ngồi ở văn phòng mát lạnh như những con kền kền nhảy vào chả cần biết thực tế thế nào lập tức giật tít thật kêu để câu view.
Hãng xe là người biết cuối cùng, thông thường không thể kiểm tra hiện trường được mà phải đợi đến khi xe vào Đại lý thì mới kiểm tra được. Nếu khách không vào đại lý hãng thì cũng đành chịu.
2. Không được chủ xe cho phép điều tra.
Muốn kiểm tra cũng không đơn giản, phải ngọt ngào xin phép chủ xe cho em cắm máy tính vào để lấy số liệu về va chạm. Nếu khách không đồng ý thì cũng chịu. (Theo em biết, ngay cả khi Đăng kiểm đi kiểm tra thực tế thì cũng phải năn nỉ thuyết phục chán chủ xe thì họ mới đồng ý cho cắm máy tính vào để lấy dữ liệu hộp đen)
Theo em suy đoán, nhân viên hãng phải giải thích cho khách hàng là dữ liệu lấy được gồm có các thông số gì. Những dữ liệu này kết hợp với hiện trường gần như có thể dựng lại được vụ va chạm đó. Một số khách hàng có mục đích riêng (???) nên họ không đồng ý cho phép lấy những dữ liệu này.
3. Không đủ nhân lực
Mấy cái máy đọc dữ liệu hộp đen chỉ có hãng mới có, trong khi số lượng xe bán nhiều -> số lượng va chạm cũng nhiều. Nếu vụ nào cũng đi điều tra thì không đủ nhân lực.
Kết luận: Em hoàn toàn đồng ý với cụ là Toyota VN nên chủ động điều tra mấy vụ điển hình, họp báo công bố cho báo giới và công chúng biết. Ví dụ: Xe này nổ vì đã đạt đủ điều kiện, xe chưa nổ vì chưa đủ điều kiện số đo a, b, c...
Theo em, hãng Toy nên xem xét lại bộ phận truyền thông. Xử lý kiểu này hơi chậm và kém.