- Biển số
- OF-560954
- Ngày cấp bằng
- 26/3/18
- Số km
- 302
- Động cơ
- 153,000 Mã lực
- Tuổi
- 34
Tôi đã nói là dựa trên sự "hiểu biết" và "hợp lý" thì những "Quy tắc" chung nó là như vậy, còn cụ có thời gian thì vô trang PCA mà tìm hiểu:"Quy tắc" bác nói đều được luật hóa thành văn bản, thực sự cháu chưa tìm thấy văn bản luật của PCA nói về quyền công bố/không công bố của các bên tham gia vụ kiện.
Nếu bác có văn bản luật hóa đó của PCA thì cho cháu được xem ạ.
Tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế
- Thương lượng giữa các bên
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không.
Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này.
Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một số nước khác thì phải được nước đó công nhận. Bởi vậy, để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp một cách thuận tiện nhất thì nên lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.
Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế:
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng biệt, trước khi hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận phải chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một hội đồng trọng tài do các bên thành lập.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài có ưu điểm đó là thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, bảo mật thông tin cho các bên. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp bị tòa án hủy theo thủ tục hủy quyết định trọng tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng.
Phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc nước ngoài muốn được thi hành tại một nước khác cũng phải được nước đó công nhận. Trong thủ tục công nhận này tòa án không xem xét lại sự việc"
http://www.lawfirms.vn/giai-quyet-tranh-chap/tranh-chap-trong-hop-dong-thuong-mai-quoc-te.html