Ở đây có mấy vấn đề:
Một là các cụ nghi ngờ hoặc quy chụp nhau quá, thành ra là không còn coi trọng thông tin vụ việc cũng như các khía cạnh kỹ thuật của vụ việc (mà ai cũng cảm thấy thiếu, cũng cần hiểu biết thêm ở thớt này).
Cái thứ 2, về Luật so sánh quốc tế, rồi Công pháp và Tư pháp quốc tế ta đều có nghiên cứu và giảng dạy trong bậc đại học chuyên ngành từ lâu rồi. Rồi công nhận và tham gia các định chế pháp luật quốc tế từ nhẹ đến nặng...thì nước ta luôn cố gắng hội nhập sớm nhất có thể.
Nếu phê phán tình hình tương tác thì đừng phê là lạc hậu bất chấp quốc tế, sẽ không đúng. Mà nên phê là non nớt ít kinh nghiệm va chạm trong đấu tố quốc tế; hoặc trình độ chưa đạt đều nên trong hoạt động 3 ngành ở các cấp còn tự dính vào rắc rối (vì nếu đủ trình độ và hiểu biết, thì án dính đến yếu tố nước ngoài sẽ phải hết sức cẩn thận mà tham chiếu các thứ liên quan đến nước ngoài); hoặc tham bát bỏ mâm, vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích tức thời mà xâm hại đến những giá trị lớn hơn. Chẳng hạn thế thì sẽ nhìn nhận vấn đề đúng hơn...
Còn về các công ty luật quốc tế, thì rất nhiều Công ty nổi tiếng từ lâu đời, và không thành lập để phục vụ mỗi Việt Nam đâu. Nói như vậy để thấy rằng các nước đều dính xung đột pháp luật quốc tế, đều bị các quan hệ pháp lý nảy sinh với nhà nước- tổ chức- cá nhân nước ngoài, và hầu như đều phải thông qua các Công ty nổi tiếng này để giải quyết vấn đề ở các tổ chức định chế luật quốc tế (như các cơ chế trọng tài, tài phán, toà...quốc tế). Đâu phải mỗi VN dính, các nước đều dính, dính suốt trong các quan hệ nhà nước hoặc tổ chức cá nhân...thì các Công ty luật đó mới có tiền mà sống từ trước đến nay chứ. Vậy thì cũng không nên cố gắng ép cái ý "VN ngu muội so với thế giới" thông qua cái chuyện này khi mà các nhà nước, tổ chức, cá nhân khắp thế giới thường xuyên thuê phải mấy ông thầy cãi quốc tế này.