[Thảo luận] Tổng hợp về phí bảo trì đường bộ: thu thế nào, dùng làm gì?

goldenmonkey

Xe buýt
Biển số
OF-132237
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
844
Động cơ
380,660 Mã lực
Lãnh đạo Hà Nội: "Nhiều tiền mua ô tô, đừng kêu chuyện thu phí..."

Trước phản ứng của người dân về việc thu phí phương tiện cá nhân, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, muốn cải thiện hạ tầng cơ sở, giảm ách tắc và số vụ tai nạn thì sẽ phải ảnh hưởng ít nhiều đến một nhóm người trong xã hội.
Ngày 27/3, Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giao ban giữa Thường vụ Thành ủy, HĐND, UBND, các quận huyện về công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như các giải pháp chống ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn.
Chia sẻ về việc thu phí vào nội đô, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, giải pháp này được thực hiện nhằm giảm thiểu phương tiện cá nhận. Việc thu phí thành phố sẽ triển khai theo hình thức lũy tiến giờ cao điểm. Nghĩa là mức phí sẽ được tăng lên theo thời gian đối với phương tiện khi lưu lại nội đô.
Phương tiện cá nhân không thể tăng thêm được nữa
Đối với việc kiểm soát phương tiện bằng vé lưu hành, ông Thảo cho rằng giải pháp này rất khó thực hiện vì các đô thị trung tâm có nhiều ngõ ngách.
Chia sẻ tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị phân tích, chúng ta muốn hạn chế phát triển phương tiện cá nhân, đặc biệt với ô tô thì quyền tự do mua sắm và quyền lợi của mỗi người phải được hài hòa trong lợi ích chung của xã hội. Nếu kêu chuyện thu phí thì trước tiên chúng ta hãy hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua. Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã... kêu ầm lên.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, chống ùn tắc và tai nạn giao thông là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ của thủ đô mà của cả nước. “Số vụ tai nạn không ngừng tăng lên. Không nước nào có nhiều người chết vì tai nạn giao thông như ở nước ta. Ùn tắc, tai nạn giao thông ngày càng phức tạp, đòi hỏi tập trung mọi nỗ lực của ****, Nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân và của toàn xã hội”.
Ông Nghị dẫn dụ, thời bao cấp Hà Nội được mệnh danh là thủ đô xe đạp. Sang thời kỳ đổi mới lại chuyển dần lên xe máy. Rồi thành phố đã tràn ngập xe máy tự lúc nào. Đến nay ô tô lại tăng rất nhiều so với mười năm trước. Sự thay đổi này khiến quy hoạch giao thông, quản lý giao thông phát triển không kịp. Ngoài yếu tố khách quan tác động cũng không thể không nhắc đến sự hạn chế về năng lực.
Theo người đứng đầu thành ủy, trong nhiều năm nay mỗi một quyết sách đưa ra đều nhận được sự phản hồi rất lớn từ công luận. Ví như loại hình xích lô cách đây chục năm định cấm, nhưng vì công ăn việc làm của người lao động, lại chấp nhận loại hình phương tiện này. Một người chạy xích lô lại kéo thêm vài ba người nhà làm cùng. Từ đó xích lô cứ tăng vùn vụt từ 1200, đến 400 nghìn thậm chí lên đến 500 nghìn xích lô…
“Có những điều chúng ta nhận thức ra nhưng khi thực hiện lại không đạt được vì quyết tâm không đủ cao, nhận thức không đồng bộ. Nếu chúng ta vì cái chung thì nhất định phải có một bộ phận bị ảnh hưởng. Cứ giữ nguyên cái cũ, không muốn ảnh hưởng đến ai nhưng lại muốn cải thiện tình hình thì sẽ không thể làm được” – ông Nghị nhấn mạnh.
Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng, hiện số phương tiện cá nhân đã tăng đến mức không thể tăng thêm được nữa. Nếu không giảm một cách tương ứng số lượng xe cá nhân thì khi tăng thêm xe buýt sẽ càng tăng thêm ùn tắc.
 

tanhtanh

Xe tải
Biển số
OF-40039
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
432
Động cơ
472,935 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chán quá rồi cái kiểu thuế đánh vào mọi thứ.
Khổ mỗi dân----------------/
 

batdacdi

Xe đạp
Biển số
OF-41112
Ngày cấp bằng
20/7/09
Số km
46
Động cơ
467,620 Mã lực
Lãnh đạo Hà Nội: "Nhiều tiền mua ô tô, đừng kêu chuyện thu phí..."

Trước phản ứng của người dân về việc thu phí phương tiện cá nhân, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, muốn cải thiện hạ tầng cơ sở, giảm ách tắc và số vụ tai nạn thì sẽ phải ảnh hưởng ít nhiều đến một nhóm người trong xã hội.
Ngày 27/3, Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giao ban giữa Thường vụ Thành ủy, HĐND, UBND, các quận huyện về công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như các giải pháp chống ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn.
Chia sẻ về việc thu phí vào nội đô, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, giải pháp này được thực hiện nhằm giảm thiểu phương tiện cá nhận. Việc thu phí thành phố sẽ triển khai theo hình thức lũy tiến giờ cao điểm. Nghĩa là mức phí sẽ được tăng lên theo thời gian đối với phương tiện khi lưu lại nội đô.
Phương tiện cá nhân không thể tăng thêm được nữa
Đối với việc kiểm soát phương tiện bằng vé lưu hành, ông Thảo cho rằng giải pháp này rất khó thực hiện vì các đô thị trung tâm có nhiều ngõ ngách.
Chia sẻ tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị phân tích, chúng ta muốn hạn chế phát triển phương tiện cá nhân, đặc biệt với ô tô thì quyền tự do mua sắm và quyền lợi của mỗi người phải được hài hòa trong lợi ích chung của xã hội. Nếu kêu chuyện thu phí thì trước tiên chúng ta hãy hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua. Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã... kêu ầm lên.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, chống ùn tắc và tai nạn giao thông là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ của thủ đô mà của cả nước. “Số vụ tai nạn không ngừng tăng lên. Không nước nào có nhiều người chết vì tai nạn giao thông như ở nước ta. Ùn tắc, tai nạn giao thông ngày càng phức tạp, đòi hỏi tập trung mọi nỗ lực của ****, Nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân và của toàn xã hội”.
Ông Nghị dẫn dụ, thời bao cấp Hà Nội được mệnh danh là thủ đô xe đạp. Sang thời kỳ đổi mới lại chuyển dần lên xe máy. Rồi thành phố đã tràn ngập xe máy tự lúc nào. Đến nay ô tô lại tăng rất nhiều so với mười năm trước. Sự thay đổi này khiến quy hoạch giao thông, quản lý giao thông phát triển không kịp. Ngoài yếu tố khách quan tác động cũng không thể không nhắc đến sự hạn chế về năng lực.
Theo người đứng đầu thành ủy, trong nhiều năm nay mỗi một quyết sách đưa ra đều nhận được sự phản hồi rất lớn từ công luận. Ví như loại hình xích lô cách đây chục năm định cấm, nhưng vì công ăn việc làm của người lao động, lại chấp nhận loại hình phương tiện này. Một người chạy xích lô lại kéo thêm vài ba người nhà làm cùng. Từ đó xích lô cứ tăng vùn vụt từ 1200, đến 400 nghìn thậm chí lên đến 500 nghìn xích lô…
“Có những điều chúng ta nhận thức ra nhưng khi thực hiện lại không đạt được vì quyết tâm không đủ cao, nhận thức không đồng bộ. Nếu chúng ta vì cái chung thì nhất định phải có một bộ phận bị ảnh hưởng. Cứ giữ nguyên cái cũ, không muốn ảnh hưởng đến ai nhưng lại muốn cải thiện tình hình thì sẽ không thể làm được” – ông Nghị nhấn mạnh.
Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng, hiện số phương tiện cá nhân đã tăng đến mức không thể tăng thêm được nữa. Nếu không giảm một cách tương ứng số lượng xe cá nhân thì khi tăng thêm xe buýt sẽ càng tăng thêm ùn tắc.
Ngu nhẩy. Đã vậy cấm mẹ nó oto trong nội thành vào giờ cao điểm như là taxi đi. Chỉ sợ VI HIẾN thôi. Sao bọn nó cứ nghĩ rằng thu tiền là hạn chế phương tiện? Cả một lũ chui rúc vào trong phạm vi chưa đến 10km2 thì có làm đường 4-5 tầng và thu thật nhiều nhiều tiền hơn thì vẫn tắc thôi. ĐÚNG LÀ BẠI NÃO
 
Chỉnh sửa cuối:

Giang kính

Xe buýt
Biển số
OF-19402
Ngày cấp bằng
2/8/08
Số km
547
Động cơ
453,790 Mã lực
Nơi ở
Thà chết không khai...
Thực chất bây giờ quốc khố rỗng, nên chúng nó mới đang nghĩ cách để tận thu.
Xiền chảy hết sang nhà anh Đào rồi.
Chuẩn luôn, thằng bẹn em ở cục thuế HN vừa được đi tập huấn về cái món thu phí xong. Kiểu gì bọn chúng cũng đè đầu anh em mình mà nã tiền thôi, làm người Tràng An nhục thật b-(
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
7,985
Động cơ
490,725 Mã lực
Bây giờ Tàu nó còn đè ngư dân ra phạt 200T/người xâm phạm. He he nhục ơi là nhục.
 
Chỉnh sửa cuối:

batdacdi

Xe đạp
Biển số
OF-41112
Ngày cấp bằng
20/7/09
Số km
46
Động cơ
467,620 Mã lực
Bây giờ Tàu nó còn đè ngư dân ra phạt 200T/người xâm phạm. He he nhục ơi là nhục.
Bọn Khựa giống hệt bọn cứ ai có xe là nộp 20-50tr/năm , bất kể vùng, miền, đi nhiều đi ít, đỗ 1 chỗ :((. Phạt cho mất khả năng .....
 
Chỉnh sửa cuối:

congtukkk

Xe đạp
Biển số
OF-125272
Ngày cấp bằng
23/12/11
Số km
11
Động cơ
378,710 Mã lực
Lãnh đạo bây giờ đổ tại cho dân làm vào thành phố làm tắc đường. Nhưng cơ quan trụ sở của CP ở trong thành phố có chịu di dời ra ngoài đâu mà không khiến dân vào thành phố được. Nếu di dời trụ sợ cơ quan CP, trường đại học ra ngoài vành đai 3 xem, ai vào TP nữa mà lo tắc đường. Lãnh đạo nào trước đây cấp phép xây dựng nhà chung cư cao tầng tại trung tâm HN và có chịu trách nhiệm gì không ? Bây giờ tất cả lấp liếm đổ hết vào dân phải chịu
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,580
Động cơ
361,749 Mã lực

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,816
Động cơ
490,126 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
các cụ phải đi in và dán lên xe để dân người ta biết ý
 

arc_tuan

Xe buýt
Biển số
OF-33816
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
901
Động cơ
487,432 Mã lực
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/66099/phi-chong-phi--giai-phap-dang----ngon-.html
Có bài này em thấy hay, thích nhất là câu:
"Nói rằng hạn chế phương tiện sẽ giảm tai nạn giao thông là cách nói lấy được. Nói như thế chẳng khác gì hạn chế ăn uống tất nhiên sẽ làm cho việc... sinh đẻ giảm xuống...!" =))=))=))
sáng nay nghe bài này trên VOV GT em cũng cười sặc sụa khi nghe câu này. hài vãi:)):)):))
 

Trung Khai

Xe tải
Biển số
OF-20371
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
471
Động cơ
504,780 Mã lực
Dịch vụ chung cư đòi tăng giá, rồi Hôm trước lại nhận được tờ khai để tính thuế nhà chung cư, rồi nhà trường gửi thư đề nghị tăng học phí, rồi hội phụ huynh đề xuất tăng quỹ phụ huynh, rồi tăng chỗ gửi xe, rồi hôm nay lại nghe tiếp quả Phí này nữa, rồi... rồi... Nhưng Cty đề xuất giảm lương do kinh doanh khó khăn, nhưng còn 1 ít CP lại báo tiếp tục giảm...lại nhưng... Đành sống chung với lũ vậy! đến đâu tính tới đó. Nản thật!
 

ozzfan

Xe tải
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
490
Động cơ
492,280 Mã lực
Các người dân nghe đây!

Xung quanh các vấn đề đang được dư luận quan tâm về Quỹ Bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã trả lời nhiều câu hỏi của người dân về mục đích thành lập Quỹ, cách thu và mức thu phí...

Người dân: Tại sao phải thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?

Bộ GTVT: Đường bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong quá trình khai thác, sử dụng, đường bộ cần phải được bảo trì theo yêu cầu kỹ thuật. Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã quan tâm bố trí vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu quản lý bảo trì đối với hệ thống quốc lộ và khoảng 20-30% nhu cầu với hệ thống đường bộ địa phương.

Trong điều kiện vốn ngân sách không thể đáp ứng đủ nhu cầu bảo dưỡng, duy trì chất lượng hệ thống đường sá, người sử dụng đường bộ cần chung tay đóng góp, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Quỹ bảo trì đường bộ trung ương được sử dụng cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; Quỹ bảo trì đường bộ địa phương được sử dụng cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương.

Người dân: Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?

Bộ GTVT: Việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ đã được Quốc hội thông qua trong Điều 49 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Trong đó quy định nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ (trừ đường chuyên dùng và đường được đầu tư xây dựng từ kinh phí ngoài ngân sách). Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/201 về Quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2012.

Người dân:
Nghị định về Quỹ Bảo trì đường bộ quy định một trong những nguồn thu lập quỹ là thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện. Vậy cụ thể ai sẽ phải nộp khoản phí này?

Bộ GTVT: Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ bao gồm ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là xe ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô). Người nộp phí là chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện.

Người dân:
Phương thức thu phí sử dụng đường bộ sẽ được quy định ra sao?

Bộ GTVT:
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP quy định phương thức thu, nộp phí sử dụng đường bộ như sau:
- Đối với xe ô tô đăng ký trong nước: Giao các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi kiểm tra định kỳ về ATKT và bảo vệ môi trường.
- Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam: Giao các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.
- Đối với xe mô tô: Giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND xã, phường thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô đảm bảo đơn giản, thuận tiện, tránh thất thoát.

Người dân:
Mức phí được quy định cụ thể như thế nào? Cơ quan nào quyết định?

Bộ GTVT:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ thì Bộ Tài chính là cơ quan ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe ô tô và khung mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm đối với xe mô tô, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn trong khung mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô do Bộ Tài chính quy định.

Theo Đề án thành lập Quỹ bảo trì đường bộ, dự kiến mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô từ 180 đến 1.440 nghìn đồng/1 tháng (tùy theo tải trọng của xe, xe có tải trọng càng nặng, mức thu càng lớn); mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe xe mô tô từ 80 đến 225 nghìn đồng/1 năm (tùy theo dung tích xy lanh của xe, xe có dung tích xy lanh càng lớn, mức thu càng cao). Phí sử dụng đường bộ thu được từ mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ của địa phương đó. Phí sử dụng đường bộ thu được từ ô tô phân chia cho Quỹ trung ương 65%, cho các Quỹ địa phương 35%.

Người dân:
Sau khi thu được tiền phí, Quỹ bảo trì đường bộ sẽ chi ra sao?

Bộ GTVT:
Nội dung chi của Quỹ bao gồm:
- Chi bảo trì công trình đường bộ: Chi bảo dưỡng thường xuyên; Chi sửa chữa định kỳ (hoạt động được tiến hành theo kế hoạch nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật của tài sản mà bảo dưỡng thường xuyên không đáp ứng được); Chi sửa chữa đột xuất (khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão hoặc các nguyên nhân bất thường khác để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông).
- Chi quản lý công trình đường bộ: Lưu trữ, quản lý và khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ; Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ; giải tỏa hành lang an toàn đường bộ; Theo dõi tình hình hư hại công trình đường bộ; tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên....
- Chi hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ, Văn phòng quỹ bảo trì đường bộ và các đơn vị được giao quản lý kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ.
- Các khoản chi khác có liên quan đến bảo trì, quản lý công trình đường bộ.

Người dân:
Tại sao khi thu phí sử dụng phương tiện lại thu hàng năm trên đầu phương tiện chứ không thu trên số km lưu thông?

Bộ GTVT:
Với phương thức thu phí qua trạm như hiện nay, chỉ có phương tiện khi đi qua trạm thu phí sử dụng đường bộ mới phải nộp phí, phương tiện không đi qua trạm không phải nộp phí. Nếu quy đổi chiều dài đường bộ được thu phí của 1 trạm tương đương với 70 km đường bộ (tương ứng với khoảng cách giữa hai trạm thu phí theo quy định của Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính) thì với 59 trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ như hiện nay mới đảm nhận việc thu phí tương ứng với chiều dài 4.130 km quốc lộ (70 km x 59 trạm).
Nếu so với tổng chiều dài của hệ thống quốc lộ là 17.228 km thì chiều dài quốc lộ được thu phí chiếm tỷ trọng 23,97%. Nếu so với tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống đường bộ là 256.684 km thì chiều dài đường bộ được thu phí chiếm tỷ trọng 1,61%. Do vậy, để không phải lập thêm các trạm thu phí hạn chế gây ùn tắc, để đảm bảo mọi phương tiện tham gia giao thông đều có nghĩa vụ nộp phí sử dụng đường bộ thì phải thay đổi phương thức thu phí từ thu qua trạm sang thu hàng năm theo đầu phương tiện.

Người dân:
Tại sao Bộ không chọn hình thức thu phí sử dụng đường bộ qua xăng dầu cho đỡ phát sinh chi phí tổ chức thu phí?

Bộ GTVT:
Phí sử dụng đường bộ thu qua xăng dầu là một trong những phương án thu đã được đưa ra khi xây dựng đề án; phương thức thu này có nhiều ưu việt, nhiều nước đã áp dụng. Tuy nhiên, ở nước ta, phương thức thu này không công bằng, vì nhiều đối tượng sử dụng xăng nhưng không phải cho mục đích giao thông đường bộ mà cho mục đích khác (như máy phát điện, máy bơm nước, máy thủy công suất nhỏ vùng đồng bằng sông cửu long...); có khoảng 70% đối tượng sử dụng dầu diesel nhưng không cho mục đích giao thông đường bộ (tàu hỏa, tàu biển, tàu đánh cá, máy thi công...), cho nên phương án được lựa chọn là thu qua đầu phương tiện.

Người dân:
Phương án thu phí qua đầu phương tiện sẽ là không công bằng khi xe đi ít vẫn phải đóng nhiều, mà xe đi nhiều như taxi, xe khách cũng đóng cùng một mức như xe gia đình?

Bộ GTVT:
Phương thức thu phí nào cũng có những tồn tại nhất định của nó. Thu theo đầu phương tiện có thể chưa phản ánh chính xác tuyệt đối việc người sử dụng phương tiện nhiều, ít; phương tiện kinh doanh có thể sử dụng đường nhiều hơn phương tiện phục vụ gia đình. Tuy nhiên, với hạ tầng như hiện nay chúng ta chưa thể đầu tư công nghệ thu phí hiện đại không dừng, người dân trả phí tự động qua tài khoản hoặc thẻ, cũng không muốn lập thêm trạm thu phí sẽ gây tốn kém, ùn tắc thì phương án thu phí bình quân đầu phương tiện hàng năm là sự lựa chọn phù hợp.


Người dân: Việc thu phí xe máy sẽ rất rắc rối khi không kiểm soát được lượng xe di chuyển từ tỉnh này đi tỉnh khác, đăng ký một nơi nhưng lại sử dụng một nơi?

Bộ GTVT
: Việc thu phí để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại địa phương là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Và thu theo đăng ký hay nơi sử dụng thì mỗi đầu xe cũng chỉ phải nộp phí 1 lần tại 1 địa điểm.

Người dân:
Sau khi thu phí phương tiện thì các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ sẽ được xử lý như thế nào?

Bộ GTVT:
Các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước sẽ xóa bỏ, các trạm đang chuyển quyền thu phí cũng sẽ dừng khi hết hạn hợp đồng, còn các trạm thu phí công trình BOT vẫn sẽ giữ nguyên vì đó là hình thức thu hút vốn đầu tư.

Người dân:
Bộ Giao thông vận tải lại đang tiếp tục đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ. Một phương tiện phải nộp 2 loại phí khi sử dụng đường, có hay không việc phí chồng lên phí?

Bộ GTVT:
Không có hiện tượng “phí chồng lên phí” khi thực hiện thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí sử dụng đường bộ. Hai loại phí này khác nhau cả về mục tiêu thu, đối tượng thu..., cụ thể như sau:

Về mục tiêu:
Phí sử dụng đường bộ thu để tạo nguồn quản lý bảo trì đường bộ đối với đường do Nhà nước đầu tư; thu để quản lý bảo trì và hoàn vốn đầu tư đối với đường đầu tư để thu hồi vốn (đường BOT, PPP…); Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; thu để tạo nguồn chi đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đầu tư cho các công trình đảm bảo an toàn giao thông.

Về đối tượng:
Phí sử dụng đường bộ thu với tất cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Trong khi đó Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ chỉ thu một phần nhỏ trong số đó; cụ thể là xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe mô tô, không thu phí đối với xe công (xe của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an; xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài).

Về tính pháp lý:
Phí sử dụng đường bộ là loại phí đã có trong danh mục phí, lệ phí và đang thực hiện; trong khi đó, phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ là một loại phí mới, đã được Quốc hội cho chủ trương để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành (Nghị Quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn).

Nguồn: Báo GTVT
http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/co-so-ha-tang/201203/Bo-GTVT-tra-loi-dan-ve-Quy-Bao-tri-duong-bo-35366/
 

F_E

Xe máy
Biển số
OF-135630
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
70
Động cơ
370,300 Mã lực
Tuổi
43
Quả này sẽ tạo ra nhiều việc làm mới đây. Các trường đại học chuẩn bị đào tạo chuyên ngành "thu phí" đi là vừa
 

son1501

Xe hơi
Biển số
OF-8059
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
113
Động cơ
538,671 Mã lực
Nơi ở
THanh xuân, Hà nội






Hạn chế sản xuất, tiêu dùng: Phí cao chả có lợi gì

Tác giả: Trần Thủy
Bài đã được xuất bản.: 10 giờ trước
  • Recomend
  • Thanks
  • +4
Red
TIN LIÊN QUAN
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



(VEF.VN) - Nếu việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân như Bộ Giao thông vận tải đề xuất trở thành hiện thực thì mỗi chiếc ô tô cá nhân sẽ phải chịu mức phí từ vài triệu đến hàng chục triệu mỗi năm và năm sau lại tăng thêm 5% so với năm trước thì sẽ tác động làm tăng giá và gây khó khăn cho nền kinh tế.
Sức ép lên giá cả
Đã có nhiều phân tích về những tác động này. Trong đề xuất đó chỉ có các xe thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an; xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài được miễn vậy thì xe của các DN không thuộc đối tượng trên và đều phải nộp phí. DN chính là các đơn vị kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho toàn xã hội.
Điều dễ hiểu là, nếu DN sử dụng ô tô phải chịu các khoản thuế, phí cao dẫn đến chi phí hoạt động tăng lên và như vậy các chi phí này đương nhiên sẽ bị tính vào giá thành, làm cho giá các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp ra xã hội sẽ tăng lên.
Mới đây nhất, khi nhận được thông tin taxi cũng thuộc đối tượng phải chịu các khoản phí theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải thì Hiệp hội vận tải taxi Hà Nội đã ngay lập tức đưa ra con số tính toán: nếu mỗi đầu xe nếu nộp phí bảo trì 200.000đ/tháng thì giá cước sẽ tăng 200 đồng/km. Nếu phí lưu hành phương tiện được thông qua và thu khoảng 2 triệu đồng/tháng thì giá cước taxi có thể tăng thêm khoảng 2.000 đồng/km.
Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho biết, khi tăng phí với ô tô, DN sẽ phải điều chỉnh giá cước để không bị lỗ, người cuối cùng chịu thiệt chính là người dân chứ không phải DN.

Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiện nay đang có rất nhiều loại phí mà người dân và DN đang phải gánh.
Tại Hà Nội, mức phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ chở người là 20%, lệ phí cấp biển số 20 triệu đồng. Như vậy, với một chiếc xe có giá 500 triệu đồng thì tốn hơn 100 triệu đồng tiền phí, xe 800 triệu thì tốn gần 200 triệu đồng. Nếu mỗi năm xe ô tô còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành; hơn 2 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ...thì tất cả các loại chị phí sẽ đổ lên đầu người dân.
Trong một so sáng dễ hiểu, khi giá xăng tăng khiến chi phí vận tải tăng đã khiến cho giá cả tăng theo dây chuyền thì khi giá vận tải tăng dó phí thì chắc chắn sẽ đẩy giá cả dịch vụ, sản phẩm tăng lên.
Kéo theo đó, khi mọi chi phí đổ lên đầu người dân thì sẽ làm cho phí nhân công tăng lên và tác động ngược lại làm cho quỹ lương của các DN cũng tăng lên và tác động này cứ thế kéo theo tác động khác, làm cho giá cả thị trường đội lên. Tất nhiên, khi giá cả tăng sẽ tác động đến chỉ số giá cả, lạm phát chứ không thể nói là không có tác động gì.
Hạn chế sản xuất và tiêu dùng
Người dân Việt Nam với giấc mơ những chiếc ô tô là hoàn toàn chính đáng. Bởi kinh tế phát triển, người dân có quyền đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống. Giá trị phát triển kinh tế, phần nào đó được đo bằng tài sản trong mỗi gia đình người dân.
Hơn thế, về một góc độ nào đó, ô tô là thước đo trình độ phát triển của đất nước. Ô tô là sản phẩm tổng hợp của một nền cơ khí điện, điện tử, vật liệu có trình độ phát triển cao. Chính Việt Nam cũng đang có tham vọng xây dựng nền công nghiệp ô tô và mong muốn có nhiều ưu đãi để phát triển ngành này.
Bên cạnh đó, quy mô tiêu dùng cũng là một nhân tố tác động đến ngành công nghiệp ô tô. Một đất nước có diện tích đất liền lên tới 330.000 km2 với gần 90 triệu dân không thể nói là đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi tỷ lệ ô tô còn quá thấp và không có bóng dáng của ngành công nghiệp ôtô.
Một đất nước với gần 90 triệu dân mà đến nay mới chỉ có 612.691 xe cá nhân, chiếm có 0,77% dân số ( theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải) mà đã bị hạn chế lưu thông thì kinh tế có thể phát triển được?
Theo ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc công ty DEVITEC-Consult ( Tp Hồ Chí Minh), cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao có thể nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp? Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa... Khi không có thu nhập thì không có chi tiêu và như vậy không có kinh tế. Cấm hay hạn chế không phải là biện pháp thông minh", ông Đồng nói.
Các phân tích cũng cho thấy, nền công nghiệp sản xuất ô tô còn quan trọng hơn cả sản xuất máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ... Sản xuất ô tô phát triển, sẽ thúc đẩy công nghiệp điện tử, luyện kim, nhựa, cao su, chế tạo máy... tạo ra hàng ngàn DN sản xuất hỗ trợ, tạo việc làm cho hàng triệu người.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển, thì ô tô sẽ rẻ, sẽ xuất khẩu được và Việt Nam sẽ trở thành công xưởng của thế giới... Và như vậy, đất nước mới có cơ hội cất cánh, mới hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa.

Trong khi cần phải phát triển ngành công nghiệp này thì hiện nay chúng ta đang làm ngược lại, đó là "thắt cổ" công nghiệp ô tô, triệt tiêu luôn động lực phát triển kinh tế mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới rất coi trọng và đánh giá cao.
Nếu nền công nghiệp ô tô phát triển, sản phẩm xuất khẩu lớn thì nguồn thu về lớn và đất nước trở nên giàu có, việc đầu tư xây dựng những con đường, hạ tầng sẽ rất đơn giản.
Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là thiếu các nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng trong nước. Vừa qua Chính phủ đã ban hành 1 loạt các chính sách để thu hút các DN mang vốn và công nghệ đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nếu ngay bây giờ chúng ta thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng ô tô như việc tăng phí lưu hành nêu trên sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, không khuyến khích họ tiếp tục đầu tư mở rộng, hoặc tìm hiểu các cơ hội đầu tư mới nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Như vậy, những mục tiêu đã đặt ra về phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể sẽ không đạt được và cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ rất mỏng manh.
Hạn chế ô tô, tức là kìm hãm sự phát triển của thị trường, kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

Theo ý kiến của các nhà kinh tế và các DN, hiện tại, để một chiếc ô tô lăn bánh, Nhà nước đã thu về vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng với siêu xe, một khoản tiền không nhỏ. Nhưng chỉ vì mức phí mấy chục triệu đồng, người dân không mua ô tô nữa, thì coi như Nhà nước đã mất một khoản lớn

Bài này khá hay, chia sẻ các bác cùng đọc, đặc biệt đoạn cuối chỉ rõ rằng, # thì tham nhưng ngu rốt,muốn tận thu thật nhiều tiền của dân nhưng khi nghĩ ra thuế hạn chế phương tiện ô tô thì gây thất thu lớn cho nhà nước, hạn chế oto sẽ không thu được tiền để làm đường & phát triển giao thông; đáng ra phải làm ngược lại mới phải
 

Văn Tèo

Xe đạp
Biển số
OF-92516
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
20
Động cơ
403,400 Mã lực
Em cũng vừa xem tivi xong, nghe em #'# phát biểu mà tức lòi mắt. Gấu nhà em quay sang bảo em: Họ đang bảo nhà mình giàu kìa. Nhìn sân của Bộ GT toàn xe con biển trắng, phía trên là bangron khuyến khích đi xe buýt. Ức không chịu được.
Bằng chứng, bằng chứng đâu...????

- Em có ý này, hay là đề xuất thu phí xe như thu tiền điện ấy. Đi bao nhiêu km thì tính bao tiền...(em nghĩ thế thôi, có sai các cụ đừng chém)
 
Chỉnh sửa cuối:

kieuthenghia

Đi bộ
Biển số
OF-135753
Ngày cấp bằng
24/3/12
Số km
9
Động cơ
369,590 Mã lực
mình đang định mua xe ,làm cụt hết cả hứng ...chẹp chẹp
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Đại biểu quốc hội đã lên tiếng!

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/66291/nghi-ky-khi-thu-phi-tu-tien-tui-dan.html

Nghĩ kỹ khi thu phí từ tiền túi dân
- Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An cho rằng đề xuất thu phí lưu hành đối với phương tiện kiếm sống hàng ngày của dân chúng là giải pháp không khả thi, chưa kể mức sống của người dân còn thấp trong khi bài toán của vấn đề nằm ở cơ sở hạ tầng. Thu phí lưu hành ô tô, xe máy chỉ là giải pháp tình thế, ảnh hưởng đến đại bộ phận người dân trừ những người đi xe "biển xanh".


‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’
'Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về phí đường bộ'
Thu phí phương tiện cá nhân: Được, mất gì?
Phí chồng phí, giải pháp đằng... ngọn?

Nhìn vào mức sống
Theo bà, tính khả thi của đề xuất thu phí lưu hành ô tô, xe máy thể hiện như thế nào?

Trước hết phải nhìn vào mức sống của đại bộ phận dân chúng. Mức sống của rất nhiều người dân chưa cao trong khi kinh tế khó khăn kéo dài trong nhiều năm qua. Mọi chuyện liên quan đến phí, nhất là thu trực tiếp từ túi tiền của người dân phải cân nhắc. Ở các nước, họ đặt ra chuyện thu phí lưu hành phương tiện nhưng còn phải nhìn sang cơ sở hạ tầng giao thông phát triển ở tầm nào để quy định thu cho tương ứng, công bằng với mọi đối tượng và phí thu được công khai, minh bạch về hoạch định sử dụng.



ĐB Bùi Thị An không rõ vì sao lại thu phí đối với phương tiện kiếm sống hàng ngày của dân chúng

Tôi không rõ vì sao lại thu phí đối với phương tiện kiếm sống hàng ngày của dân chúng, bởi ở Việt Nam người dân phần lớn phải tự chủ phương tiện cho cuộc sống của họ. Họ phải dùng phương tiện để làm việc, rồi đưa con cái đi học, làm tất cả mọi việc từ phương tiện họ chắt chiu mua sắm được. Trong khi phương tiện công cộng chưa ổn, không đảm bảo, thì ai dám từ bỏ phương tiện riêng để đi xe buýt? Dù đánh phí bất cứ phương tiện giao thông nào, thì mọi người dân, nhất là người lao động, người nghèo sẽ phải chịu ảnh hưởng, có lẽ chỉ trừ những người đi xe "biển xanh" sẽ không bị ảnh hưởng thôi. Câu chuyện thu phí vì thế phải rõ ràng về mục đích.

Mục đích dễ hiểu nhất của đề xuất này là giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, tôi nghĩ mọi người đều hiểu chung như vậy, thưa bà?

Giải pháp như vậy chỉ là tình thế, mang tính ngắn hạn, liệu ngay cả xem xét trong ý nghĩa đóng góp cho hệ thống các giải pháp tổng thể thì đó có phải là giải pháp thích hợp với điều kiện, đặc điểm xã hội? Tôi nghĩ khó có thể có hiệu quả trong thực tế và mong chờ các nhà hoạch định chính sách cân nhắc thật kỹ lưỡng. Đô thị quy hoạch của ta thiếu hợp lý, gây dồn ứ trường học, công sở. Trong khi đó, người dân ở vùng xâu vùng xa thì áp dụng thu phí có hợp lý không? Chưa kể kinh tế năm nay còn khó khăn và dự báo sẽ còn khó khăn tiếp diễn. Giải pháp này liệu sẽ góp giảm thiểu được bao nhiêu phần trăm ùn tắc thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Giải pháp thu phí cũng phải tính vì có thể ảnh hưởng đến thị trường ô tô trong nước có thể bị sụt giảm.

Có quan điểm cho rằng, nếu chỉ ngồi tính mà không hành động, không thử thì khó biết bao giờ có thể giảm thiểu ùn tắc giao thông, trong khi hạ tầng giao thông ngày càng hạn hẹp, bế tắc. Cá nhân bà ủng hộ cho những giải pháp như thế nào?

Có một số ý kiến đang bàn giải pháp đánh phí thu vào xăng. Trừ mục đích sử dụng xăng làm nhiên liệu sản xuất thì không tính, tách đánh phí thu vào xăng dùng cho phương tiện cũng có thể là một giải pháp có thể xem xét. Nhìn tổng thể cho mọi phương án thu phí, tôi vẫn luôn nghĩ phần lớn dân mình còn khó khăn, mọi quyết định ảnh hưởng đến túi tiền của họ phải xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng.

Luật sư Trần Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội TP.HCM: Phải có lộ trình

Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nghĩa cho rằng đề xuất của Bộ GTVT khó đáp ứng được nguyện vọng của người dân: Việc hạn chế người dân sử dụng xe cá nhân chỉ nên thực hiện sau khi có một hệ thống đường và phương tiện giao thông công cộng khác đủ về số lượng, đa dạng về chủng loại, tốt về chất lượng.

ĐB Trần Trọng Nghĩa: Chỉ nên hạn chế xe cá nhân khi có hệ thống đường và phương tiện giao thông công cộng tốt

Việc hạn chế xe cá nhân không chỉ đơn giản và trước hết là thu phí phương tiện giao thông, càng không thể thu một cách đồng loạt, cào bằng, ấn định không có cơ sở khoa học.

Người dân bỏ tiền ra để trả phí thì ngược lại họ có quyền nhận lại một dịch vụ có chất lượng tương đương và trên tinh thần tự nguyện. Để tạo được sự đồng thuận trong xã hội thì Bộ GTVT nên khảo khảo sát, phân tích lại các loại phí từ trước đến nay người dân đang phải đóng, từ đó đánh giá xem như vậy là nhiều hay ít, hiệu quả ra sao, đã khoa học và hợp lý chưa trên cơ sở đó có thể đề suất tăng - giảm, thêm - bớt các loại phí cho hợp lý.
Và điều quan trọng là nếu thu thêm phí, phải đảm bảo tính khoa học, có tính hợp lý, có mục tiêu và lộ trình cụ thể, được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan Tài chính và Quốc hội. Có như vậy người dân mới có thể yên tâm ủng hộ các chủ trương của Bộ.

Linh Thư - Thanh Quý
 

nhilongmc

Xe hơi
Biển số
OF-110148
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
100
Động cơ
391,780 Mã lực
Sắp tới phải trảm tướng của BGT thì may ra giao thông việt nam mới khá lên đươc.BGT toàn làm trò hề cho thiên hạ ló chửi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top