Không phải bác ạ: Không rõ thì đừng chém ẩu, đừng lôi luật này luật nọ vô.
Quê quán được xác định theo quê của bố mẹ.
Kế tiếp: Quê quán bố mẹ được xác định theo quê của bố mẹ của bố mẹ.
Kế tiếp: Quê quán bố mẹ của bố mẹ được xác định theo quê của bố mẹ của bố mẹ của bố mẹ.
Kế tiếp .....
Theo điều 4.8 của cái gọi là Luật gì đó.
Link:
Luật Hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13 (thuvienphapluat.vn)
Bác có phản đối gì định nghĩa tôi vừa phát minh ra?
Hay, bác có Luật hộ tịch 2014 khác?
Nguyên quán à?
Trước hết, trong cái gọi là " Luật Hộ tịch 2014" của bác, nó không tồn tại từ Nguyên quán, chí ít là tôi không tìm thấy trên trang web trên kia, với function Ctrl + F.
Còn theo cậu Tuổi trẻ thì:
Link:
"Quê quán" được định nghĩa thế nào? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
- Kể từ khi nghị định 170 ngày 19-11-2007 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 05 ngày 3-2-1999 về chứng minh nhân dân) có hiệu lực thi hành, các loại giấy tờ cá nhân như: chúng minh nhân dân, hộ khẩu, khai sinh... đã thống nhất dùng “quê quán”, không còn dùng “nguyên quán” nữa."
Tuy nhiên, cũng năm 2014, một cậu nào đó lại sinh ra 1 cái thứ gọi là Thông tư:
Điều 7.1.e của Thông tư số 36/2014/TT-BCA, nó bẩu rằng thì là:
e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
Đấy nhá, dõ dàng nhá, ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
Nếu tôi yêu quý cả 2 bên nội ngoại, có lẽ Nguyên quán của tôi sẽ là tỉnh Bìn Tĩn, nhỉ, vì 1 cụ thì ở Quảng Bìn, cụ kia lại ở Hà Tĩn.
Còn thế nào là "nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại", thì cái cậu Thông tư nêu trên nó nhất định không chịu khai.
Bác có vẻ hiểu nguyên quán, bác có biết "nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại" là gì không?