Tiếp tục câu hỏi: Hi sinh quyền lợi của nhóm người nào khi làm chính sách. Em xin quay lại lịch sử một chút. Thực ra từ lúc loài người sinh ra, quyền con người không được coi trọng trong hàng chục ngàn năm lịch sử. Quyền được sống (là quan trọng nhất trong quyền con người) có thể dễ dàng bị tước bởi 1 ông vua một cách hợp pháp mà nạn nhân có thể chả phạm lỗi gì cả. Thậm chí người ta còn có thể bị giết để hiến tế hay vì theo 1 tôn giáo nào đó, người ta cũng bị giết vì già yếu, vì bị thương làm gánh nặng cho bô lạc. Tóm lại con người bị coi thấp hơn khá nhiều thứ trong bậc thang giá trị. Mạng người thấp kém hơn nhu cầu của vua, của tôn giáo, thậm chí mua được bằng tiền. Tất cả đều hợp pháp.
Tuy nhiên khoảng hơn 200 năm trở lại đây (tức là rất gần đây nếu so với hàng chục nghìn năm lịch sử), chủ nghĩa nhân văn xuất hiện. Con người dần dần trở thành quan trọng nhất trong bậc thang giá trị. Thậm chí hơn cả vua chúa, hơn cả thánh thần tôn giáo. Giờ đây không ai có thể bị giết vì ý thích của vua, vì hiến tế cho 1 vị thần hay vì 1 theo 1 dị giáo nào đó (trừ các nhánh tôn giáo cực đoan). Cả 2 hệ tư tưởng lớn trong thế kỷ 20, 21 là CNCS và CNTB cũng đều nêu khẩu hiệu vì con người (thậm chí chủ nghĩa quốc xã cũng vậy). Tuy nhiên trong khi đều đồng ý với nhau về việc bảo vệ quyền con người thì các trường phái chính trị lại khá mâu thuẫn nhau trong việc bảo vệ quyền con người với tư cách là quyền chung của cả cộng đồng hay quyền của từng cá thể hoặc nhóm nhỏ riêng rẽ? Rõ ràng nhiều khi quyền lợi của cá nhân và cộng đồng mâu thuẫn nhau. Ví dụ tại sao tôi lại phải đi lính và có thể bị chết để bảo vệ đất nước? Tại sao tôi lại phải đóng thuế, tôi có thể không đóng thuế và không cần nhận bất kỳ quyền lợi nào từ nhà nước không? v.v...
Để giải quyết vấn đề này người ta tổ chức nhiều loại nhà nước khác nhau. Có nhà nước ở đâu đó đã từng quyết tất cả mọi thứ thay cho người dân. Quyết cái gì đúng, cái gì sai, cái gì tốt nhất cho số đông, ai phải hi sinh vì lợi ích tập thể v.v... Cũng vì lợi ích chung của đất nước mà năm nay ta sẽ sản xuất bao nhiêu cái kim, bao nhiêu sợi chỉ, bao nhiêu tấn gạo, tấn cá, tấn thép mét vải v.v...
Lại có cái bọn Mẽo nó cho mỗi nhóm lợi ích lobby, bầu ra các đại biểu, dân biểu rồi đi cãi nhau, mặc cả, thỏa thuận. Nhưng đôi khi rất khó thỏa thuận dẫn đến chính phủ đóng cửa, hoặc không bắt buộc tiêm vacxin, đeo khẩu trang được dẫn đến 1 cơ số nhân dân ra đi. Trong chính trị Mẽo, bọn Dân chủ cũng có xu hướng hướng đến quyền lợi của số đông (và vì thế hi sinh quyền lợi của giới chủ) như tăng thuế người giàu để tăng phúc lợi, bảo hiểm y tế. Ngược lại bọn Cộng hòa thì có xu hướng bảo về quyền lợi từng cá nhân, tự do cá nhân. Ai thích làm gì thì làm, làm được gì thì hưởng nấy, hạn chế việc lấy của người này chia cho người kia.
Ngay cả việc bầu cử, nhiều người nghĩ phổ thông đầu phiếu mỗi người 1 là phiếu là dân chủ nhất. Nhưng như thế nhóm đa số sẽ luôn dành chiến thắng, sẽ luôn chọn bầu ra những đại biểu, những tổng thống hành động vì quyền lợi của đa số và hi sinh thiểu số. Vì thế người ta mới nghĩ ra trò dân chủ đại diện. Mỗi một nhóm người có 1 người đại diện, và không phải cứ nhóm nào đông hơn thì có nhiều đại diện hơn. Để cân bằng việc này, bọn Mẽo có Hạ viện thì số đại biểu của từng bang tỷ lệ theo dân số, nhưng Thượng viện thì mỗi bang có 2 người như nhau. Khi bầu tổng thống cũng dùng đại cử tri, ai thắng bang nào được toàn bộ cử tri ở bang đó chứ không phải theo tỷ lệ phiếu phổ thông.
Việt Nam cũng có hơi tương tự, số đại biểu quốc hội thì theo quy mô từng tỉnh, nhưng UVTW thì mỗi tỉnh gần như nhau (trừ HN, HCM).
Đến gần đây thì xu thế ra chính sách bằng cách thỏa thuận, tranh luận, mặc cả v.v... giữa các nhóm lợi ích chiếm ưu thế hơn so với kiểu độc quyền ra quyết định trước đây. Vì thế mỗi chính sách thường sẽ được/bị nhiều bên tranh luận, khen, ném đá v.v... Và kết quả thì tùy vào ảnh hưởng mạnh yếu mà ra kết quả nghiêng về bên này, nghiêng về bên kia hay trung dung ba phải. Việc tranh luận trong nhóm này về chính sách trả lương hưu cũng chính là một trong các tranh luận chính sách mà em nêu ở trên.
Quay lại chủ đề của thớt, nếu nhà nước mà ra chính sách theo Phương án 2: Tất cả nhận lương hưu qua tài khoản, thì điều đó không thể hiện nhóm cụ HH1993 sai (vì quyền lợi của nhóm người này hoàn toàn hợp lý với họ), mà chỉ thể hiện là nhóm này quá nhỏ, quá yếu, không có sức ảnh hưởng và bị hi sinh trong quá trình ra chính sách
Tuy nhiên khoảng hơn 200 năm trở lại đây (tức là rất gần đây nếu so với hàng chục nghìn năm lịch sử), chủ nghĩa nhân văn xuất hiện. Con người dần dần trở thành quan trọng nhất trong bậc thang giá trị. Thậm chí hơn cả vua chúa, hơn cả thánh thần tôn giáo. Giờ đây không ai có thể bị giết vì ý thích của vua, vì hiến tế cho 1 vị thần hay vì 1 theo 1 dị giáo nào đó (trừ các nhánh tôn giáo cực đoan). Cả 2 hệ tư tưởng lớn trong thế kỷ 20, 21 là CNCS và CNTB cũng đều nêu khẩu hiệu vì con người (thậm chí chủ nghĩa quốc xã cũng vậy). Tuy nhiên trong khi đều đồng ý với nhau về việc bảo vệ quyền con người thì các trường phái chính trị lại khá mâu thuẫn nhau trong việc bảo vệ quyền con người với tư cách là quyền chung của cả cộng đồng hay quyền của từng cá thể hoặc nhóm nhỏ riêng rẽ? Rõ ràng nhiều khi quyền lợi của cá nhân và cộng đồng mâu thuẫn nhau. Ví dụ tại sao tôi lại phải đi lính và có thể bị chết để bảo vệ đất nước? Tại sao tôi lại phải đóng thuế, tôi có thể không đóng thuế và không cần nhận bất kỳ quyền lợi nào từ nhà nước không? v.v...
Để giải quyết vấn đề này người ta tổ chức nhiều loại nhà nước khác nhau. Có nhà nước ở đâu đó đã từng quyết tất cả mọi thứ thay cho người dân. Quyết cái gì đúng, cái gì sai, cái gì tốt nhất cho số đông, ai phải hi sinh vì lợi ích tập thể v.v... Cũng vì lợi ích chung của đất nước mà năm nay ta sẽ sản xuất bao nhiêu cái kim, bao nhiêu sợi chỉ, bao nhiêu tấn gạo, tấn cá, tấn thép mét vải v.v...
Lại có cái bọn Mẽo nó cho mỗi nhóm lợi ích lobby, bầu ra các đại biểu, dân biểu rồi đi cãi nhau, mặc cả, thỏa thuận. Nhưng đôi khi rất khó thỏa thuận dẫn đến chính phủ đóng cửa, hoặc không bắt buộc tiêm vacxin, đeo khẩu trang được dẫn đến 1 cơ số nhân dân ra đi. Trong chính trị Mẽo, bọn Dân chủ cũng có xu hướng hướng đến quyền lợi của số đông (và vì thế hi sinh quyền lợi của giới chủ) như tăng thuế người giàu để tăng phúc lợi, bảo hiểm y tế. Ngược lại bọn Cộng hòa thì có xu hướng bảo về quyền lợi từng cá nhân, tự do cá nhân. Ai thích làm gì thì làm, làm được gì thì hưởng nấy, hạn chế việc lấy của người này chia cho người kia.
Ngay cả việc bầu cử, nhiều người nghĩ phổ thông đầu phiếu mỗi người 1 là phiếu là dân chủ nhất. Nhưng như thế nhóm đa số sẽ luôn dành chiến thắng, sẽ luôn chọn bầu ra những đại biểu, những tổng thống hành động vì quyền lợi của đa số và hi sinh thiểu số. Vì thế người ta mới nghĩ ra trò dân chủ đại diện. Mỗi một nhóm người có 1 người đại diện, và không phải cứ nhóm nào đông hơn thì có nhiều đại diện hơn. Để cân bằng việc này, bọn Mẽo có Hạ viện thì số đại biểu của từng bang tỷ lệ theo dân số, nhưng Thượng viện thì mỗi bang có 2 người như nhau. Khi bầu tổng thống cũng dùng đại cử tri, ai thắng bang nào được toàn bộ cử tri ở bang đó chứ không phải theo tỷ lệ phiếu phổ thông.
Việt Nam cũng có hơi tương tự, số đại biểu quốc hội thì theo quy mô từng tỉnh, nhưng UVTW thì mỗi tỉnh gần như nhau (trừ HN, HCM).
Đến gần đây thì xu thế ra chính sách bằng cách thỏa thuận, tranh luận, mặc cả v.v... giữa các nhóm lợi ích chiếm ưu thế hơn so với kiểu độc quyền ra quyết định trước đây. Vì thế mỗi chính sách thường sẽ được/bị nhiều bên tranh luận, khen, ném đá v.v... Và kết quả thì tùy vào ảnh hưởng mạnh yếu mà ra kết quả nghiêng về bên này, nghiêng về bên kia hay trung dung ba phải. Việc tranh luận trong nhóm này về chính sách trả lương hưu cũng chính là một trong các tranh luận chính sách mà em nêu ở trên.
Quay lại chủ đề của thớt, nếu nhà nước mà ra chính sách theo Phương án 2: Tất cả nhận lương hưu qua tài khoản, thì điều đó không thể hiện nhóm cụ HH1993 sai (vì quyền lợi của nhóm người này hoàn toàn hợp lý với họ), mà chỉ thể hiện là nhóm này quá nhỏ, quá yếu, không có sức ảnh hưởng và bị hi sinh trong quá trình ra chính sách
Chỉnh sửa cuối: