Em theo dõi tranh luận này mấy hôm nay. Chiều thứ 6, có chút thời gian em gõ vài dòng bàn luận
.
Cụ HH1993 đại diện và bảo vệ quyền lợi cho 1 nhóm thiểu số, là người cao tuổi, khó khăn trong việc sử dụng công nghệ. Các cụ còn lại là đa số, đại diện cho nhóm người có khả năng tiếp cận công nghệ tốt hơn. Về lý thuyết, ta có 3 lựa chọn:
1) Tất cả nhận tiền mặt.
2) Tất cả nhận qua tài khoản.
3) Mỗi người nhận tiền theo lựa chọn cá nhân.
Phương án 1 có cái hay là tất cả dùng chung một cách nhận tiền, cả cụ già lowtech lẫn anh em trẻ khỏe. Nhà nước chỉ phải duy trì 1 hệ thống. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí xã hội cho hệ thống này quá lớn. Các nhược điểm khác (dễ bị biển thủ, bất tiện v.v...) em không nêu lại.
Phương án 2 có cái hay là tất cả dùng chung một cách nhận tiền tiên tiến hiện đại. Chi phí xã hội cho hệ thống này thấp hơn nhiều phương án 1. Nó lại là nền tảng cho nhiều sự phát triển khác: minh bạch thu nhập, đẩy mạnh thanh toán điện tử, chuyển đổi số v.v... Nhược điểm là phải hi sinh quyền lợi của 1 nhóm thiểu số mà cụ HH1993 là đại diện.
Phương án 3 thoạt tiên thì có vẻ là 1 phương án hài hòa. Ưu điểm lớn nhất là dung hòa quyền lợi của các bên. Tuy nhiên nhược điểm của nó cũng chính là ở chỗ dung hòa này. Tất cả sẽ phải trả thêm chi phí để duy trì 2 hệ thống song song, chi phí xã hội lớn hơn phương án 2. Nhưng quan trọng nhất là nếu mọi quyết định của nhà nước mà đều theo kiểu ba phải, duy trì quyền lợi cho tất cả các nhóm lợi ích thì mọi thứ sẽ trở nên rất cồng kềnh, lãng phí. Một số ví dụ:
- Chúng ta sẽ vẫn phải duy trì tất cả các loại truyền hình: Analog, Truyền hình số mặt đất, Truyền hình internet v.v... chứ không dứt khoát bỏ được truyền hình Analog.
- Chúng ta sẽ vẫn phải duy trì cả sóng 2G, 3G, 4G... chứ không thể sắp sửa tắt sóng 2G để giải phóng tần số dùng cho việc khác như hiện nay.
- Thậm chí cực đoan hơn, chúng ta phải hợp pháp hóa cả mại dâm, ma túy, trộm cắp. Rõ ràng những người bán dâm, nghiện ma túy, trộm cắp cũng là 1 nhóm dân. Những việc đó cũng là nhu cầu của họ. Lý luận những việc đó có hại cho người khác nên bị cấm là không thuyết phục. Rất nhiều hành vi gây hại cho người khác mà không bị cấm như hút thuốc lá chẳng hạn. Ngay cả việc cụ HH1993 đòi quyền được lĩnh lương hưu bằng tiền mặt cũng làm ảnh hưởng đến những người khác: chi phí duy trì hệ thống phát thủ công đó sẽ phải lấy từ thuế hoặc ai đó sẽ phải trả.
Phân tích như thế để thấy, ra một chính sách là rất phức tạp và không chính sách nào không phải hi sinh quyền lợi của một nhóm người nào đó. Vấn đề là hi sinh quyền lợi của nhóm người nào? Em cắt đoạn phân tích này xuống bài dưới cho đỡ dài