- Biển số
- OF-96873
- Ngày cấp bằng
- 24/5/11
- Số km
- 2,716
- Động cơ
- 534,466 Mã lực
Lỗi tại thực dân Pháp với đế quốc Mỹ trước k làm để giờ có cái dùng
nó ko đem bán làm nô lệ như người châu Phi là phước đức lắm rồi cụ ơ , ăn mày mà còn đòi xôi gấcLỗi tại thực dân Pháp với đế quốc Mỹ trước k làm để giờ có cái dùng
Hệ thống moskow hay berlin chẳng hạn, có rất nhiều đoạn không ngầm. Hệ thống lâu đời nhất thế giới là ở London cũng nhiều đoạn nổi.....Nói vậy thì ko tồn tại hệ thống Metro ở Moscow, Paris, NY... dồi.
Lấy hệ thống Metro Moscow nổi tiếng làm ví dụ tiêu biểu đi.Hệ thống moskow hay berlin chẳng hạn, có rất nhiều đoạn không ngầm. Hệ thống lâu đời nhất thế giới là ở London cũng nhiều đoạn nổi.....
Metro chạy nổi cũng hết sức bình thường mà.
Cái gì nó cũng từ từ cụ ạ ! có làm là hp rồi !Metro dân Nga đi làm hàng ngày từ giữa thế kỷ trước, dân Thái đi cách đây vài chục năm, giờ bần nông VN mới khao khát dc đi Metro chạy trên mặt đất là chánh
Có làm là có $, bao giờ tàu chạy dc là chuyện ko cần quan tâm, sốt ruộtCái gì nó cũng từ từ cụ ạ ! có làm là hp rồi !
Metro XHCN thường làm ngầm rất sâu, tầm mấy chục m, để còn dự phòng chiến tranh. CÂ đi từ Tây sang Đông là thấy style khác ngayLấy hệ thống Metro Moscow nổi tiếng làm ví dụ tiêu biểu đi.
Tỉ lệ chạy nổi rất nhỏ (e ngại tìm link, nhưng chắc độ 5%) chủ yếu ở những đoạn chạy qua sông (đoạn qua sông Moscow - đồi Lenin chẳng hạn) và 1 số ít đoạn ngoài ngoại ô đường rộng, diện tích nhà ở thưa. Còn trong nội đô (vành đai Sadovoe trở vào thì 100% là ngầm, mà ngầm sâu tới cả trăm mét cũng có).
Hay gần VN thì có Bangkok phân chia rành mạch Metro là các tuyến ngầm toàn bộ (có đoạn nào nổi e chưa thấy?), còn BTS Skytrain là hệ thống tàu trên cao toàn bộ. Nhật cũng vậy thôi, phân chia rất rõ METRO là hệ thống tàu điện ngầm, khác với Train của JR và các hãng khác chạy trên mặt đất (nội đô).
Còn VN thì như đã nói, mấy tuyến đang làm đều chạy trong khu vực nội đô đất chật người đông, đường xá chật hẹp tắc nghẽn nhưng lại chủ yếu chạy trên cao (vẫn chiếm diện tích trụ bên dưới), chỉ tráng được vài km ngầm như đoạn Thủ Lệ-Trần Quý Cáp. Vậy nên gọi mấy tuyến đang làm làm là Metro (Subway như cách gọi ở Anh) là rất khiên cưỡng!
Cụ phán linh tinh, tàu này theo chuẩn rồi, ko biết, chưa đi thử đừng có phán xấu đẹpNhiều , nhiều Ngàn Tỷ .... mà nhòm cứ như đồ Trung Thu bán ở cái phố gì ngoài Hà Lội ấy !... .Đẹp nghẹn ngào ,đẹp bình thường các cụ nhá .
SG là 780m lận, ko phải vài mét đâu nha cụ.Hy vọng đời con/cháu cụ dc đi metro đúng nghĩa chứ k phải mấy cái tàu chạy trên mặt đất tráng tí ngầm vài mét lấy tiếng subway
Những gần 1km cơ à, hiện đại thếSG là 780m lận, ko phải vài mét đâu nha cụ.
Vì từng 1 thời LX như người mẹ lớn và trong không gian hẹp của khối XHCN nên chúng ta thần tượng hóa tất cả những gì của LX. Trên TG họ xếp hạng các hệ thống metro như này đâyQUY MÔ TUYẾN METRO TẠI MOSCOW
Hệ thống tàu điện ngầm (metro) của Matxcova chính thức hoạt động từ năm 1935, bao phủ gần như toàn bộ thủ đô nước Nga.
Nó không chỉ được xem như một trong những hệ thống chuyên chở hành khách có tải trọng lớn nhất thế giới mà còn nổi tiếng vì những nhà ga trang trí lộng lẫy, có nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ điển và hiện đại…
Về tổng thể, hệ thống tàu điện ngầm của Matxcova có 12 tuyến với chiều dài 313,1 km đón nhận khách tại 188 nhà ga, chuyên chở trung bình khoảng 6,8 triệu khách hàng mỗi ngày, hiện đang sở hữu và quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước Matxkovskiy Metropoliten. Ở đây, tàu điện ngầm được mở từ 5 giờ 30 sáng đến 1 giờ 30 sáng hôm sau. Trong giờ cao điểm, mật độ tàu đến ga đạt mức độ khá cao, khoảng 90 giây một chuyến ở tất cả các tuyến.
- Tiện ích hoạt động
Những thời gian còn lại thì mật độ là khoảng hai đến ba phút một chuyến và mỗi 6 đến 10 phút một chuyến sau giờ cao điểm tối. Một điểm đặc biệt khác là vì số tuyến khá nhiều nên không có lịch tàu đi tàu đến ở tất cả các nhà ga ở đây. Có vé tháng cho hành khách có nhu cầu đi lại thường xuyên. Vé đi tàu thì bán sẵn cho cả chuyến đi mà không cần quan tâm đến quãng đường đi hay số lần đổi tuyến. Khi hành khách vào đến khu vực tàu chạy thì không có người kiểm soát vé trên tàu như tàu điện hay xe bus mà vé đã được kiểm tra ở cửa vào nhà ga.
Trước đây, từ năm 1993, tàu điện ngầm ở Matxcova sử dụng vé từ “cà” trực tiếp lên máy ở cửa vào. Tuy nhiên, loại vé này đã được thay thế năm 2008 khi một loại thẻ từ không tiếp xúc được giới thiệu vào tháng giêng năm 2007. Ngoài ra cũng còn có một loại thẻ thông minh khác tên là Transport Cards được sử dụng không giới hạn cho số lần di chuyển (có thể đi trong suốt 365 ngày). Matxcova là thành phố đầu tiên ở châu Âu sử dụng loại hình thẻ thông minh này cho hệ thống tàu điện ngầm. Để có được thành tựu này, nước Nga đã đầu tư một cách bài bản, thậm chí đã “trả giá” bằng máu, tiền của nhà nước và nhân dân để có hệ thống metro công cộng như hôm nay.
Giai đoạn thứ nhất. Hệ thống metro của Matxcova được xây dựng lần đầu tiên vào những năm đầu thập kỷ 1930 theo một kế hoạch tổng thể được thiết kế bởi Lazar Kaganovich. Năm 1935, tuyến đường đầu tiên được mở nối Sokolniki với Park Kultury, sau đó kéo dài tới tận Smolenskaya băng qua sông Matxcova đến Kievskaiya vào tháng 4-1937. Vào thời kỳ này, thiết kế của các nhà ga còn khá đơn giản, chủ yếu “rập khuôn” một số nước. Chỉ đến khi xây dựng nhà ga Kievskaya thì nước Nga chính thức xây ga tàu điện ngầm theo bản sắc của riêng mình.
- Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn thứ hai. Giai đoạn này được hoàn thành trước Đệ nhị Thế chiến. Tháng 3-1938, ga Arbatskaya được chia làm 2 nhánh và nối với Kurskaya. Đến tháng 11-1938, tuyến đường Gorkoskaya được mở nối Sokol và Teatralnaya với lối kiến trúc và trang trí nội thất giao hòa giữa hai trường phái nghệ thuật hiện đại và cổ điển Nga.
Giai đoạn ba. Đây là giai đoạn mà toàn nước Nga và các dân tộc anh em bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Thế nhưng, không vì thế mà những công trình tàu điện ngầm bị ngưng trệ. Nhiều tuyến đường vẫn được xây dựng và đưa vào hoạt động như tuyến Teatralnaya-Avtozavodskaya với 3 nhà ga chui ngầm qua sông Matxcova và thêm 4 nhà ga khác ở khắp Matxcova được khánh thành năm 1943 và 1944. Chiến tranh cũng làm ảnh hưởng đến thiết kế của hệ thống này. Trong suốt cuộc vây hãm Matxcova thu – đông 1941, ga tàu điện ngầm được dùng làm nơi trú ẩn các cuộc oanh kích của phát-xít Đức và cũng là đại bản doanh của hội đồng bộ trưởng nước này.
Giai đoạn bốn. Sau chiến tranh, nước Nga bắt đầu hoàn thiện hệ thống tàu điện ngầm của mình với nhiều tuyến đường mới được thành lập và mở rộng ra các vùng lân cận thủ đô Matxcova cho đến đầu những năm 1950. Cũng trong thời kỳ này, thiết kế và trang trí nội thất đạt đến đỉnh cao của sự tinh tế và “cảm xúc”. Có một giai thoại được truyền tụng về việc hình thành hệ thống đường vành đai khép kín của hệ thống Metro Matxcova.
Chuyện rằng, có một nhóm kỹ sư thiết kế đến gặp Stalin để trình bày tiến độ thực hiện cũng như những gì đang làm. Xem xong bản vẽ, khi được hỏi “có thích hay không”, Stalin cầm ly cà phê đang uống đổ ra bàn làm cho nước cà phê dính đầy quanh miệng ly. Ông úp chiếc ly xuống ngay trung tâm bản thiết kế và bỏ đi…
Khi nhấc ly lên, cà phê tạo tành một vòng tròn màu nâu, những kỹ sư hiểu rằng họ đã thiếu mất điều gì trong bản thiết kế này: hệ thống đường metro vành đai được bổ sung ngay lập tức. Quả vậy, lịch sử phát triển vận tải ngày nay đã chứng minh thiên tài của Stalin. Từ đó về sau, trong tất cả các bản thiết kế tàu điện, riêng phần đường vành đai luôn được in màu nâu để tưởng nhớ nhà lãnh đạo có tầm nhìn rộng lớn và kiệt xuất của nước Nga .
Theo cách nhìn hệ thống điều khiển giao thông, thì có thể khẳng định metro của Matxcova là độc đáo nhất, không có gì tương tự trên thế giới. Ðộc đáo về hệ thống bảo vệ trật tự công cộng, độc đáo về di chuyển nhanh. Khoảng cách giữa các đoàn tàu chỉ có 80 giây, ngắt quãng ngắn như vậy giữa các chuyến tàu đến và đi, thì ngoài Matxcova, không ở đâu có được. Nó không đơn giản là phương tiện giao thông phổ biến, mà còn là công trình văn hóa – khoa học – nghệ thuật độc đáo và là niềm tự hào của mỗi người dân Nga. Ga metro đầu tiên của Nga được khởi công vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX (1929-1933), nghĩa là cách đây hơn 70 năm.
Do có hệ thống thông gió tốt (bản thân tàu chạy đã thông gió rất mạnh), lại sâu trong lòng đất nên mùa hè trong metro rất mát, còn mùa đông thì ấm áp (dao động từ +18 đến +22 độ C), dù trên mặt đất nhiệt độ có thể từ -35 độ C (mùa đông) và đến +35 độ C (mùa hè). Metro Nga là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hiện đại và cổ kính, và không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tour du lịch của Nga đều dành chương trình đi tham quan các ga metro. Hầu như ngày nào người ta cũng bắt gặp du khách chụp ảnh, quay video và miệng luôn thì thào thán phục. Trước hết, mỗi ga metro thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang tính lịch sử và rất… Nga.
Bàn tay, khối óc của các nhà bác học, kỹ sư, công nhân và cả nghệ nhân Nga đã tạo nên nhiều công trình nghệ thuật về kiến trúc. Những bức họa khổng lồ trên trần ga, các pho tượng, biểu tượng, hoa văn, họa tiết cả cổ kính lẫn hiện đại, đan xen cùng màu sắc hài hòa. Người ta có cảm tưởng đây là một góc của bảo tàng nghệ thuật chứ không phải công trình giao thông công cộng. 163 ga là 163 kiến trúc khác nhau và mang rõ nét từng chặng đường lịch sử hào hùng của nước Nga và Liên bang Xô Viết trước đây, đặc biệt lịch sử cận, hiện đại: Puskinskaia, Komsomolskaia, Park-Kultur, Cách mạng Tháng Mười, Thư viện Lenin
Các quầy sách, báo, tạp chí và quầy hoa tươi càng làm cho metro thêm phần đẹp rực rỡ. Có thể nói rằng tàu điện ngầm là phương tiện công cộng sạch nhất ở Nga. Người ta thường xuyên lau chùi, quét dọn, không bao giờ thấy rác , bụi bặm ở đây. Ðể giữ được sự sạch, đẹp như thế, ngoài công sức của các nhân viên phục vụ, còn phụ thuộc vào ý thức cao của hành khách. Người ta ví rằng trúng xổ số độc đắc còn dễ hơn bắt được ai đó hút thuốc lá khi bắt đầu vào cửa Metro
Hệ thống đường ray của metro cũng giống với hệ thống đường ray thông thường của Nga – 1520 mm bề rộng. Để dẫn điện người ta dùng đến đường ray thứ 3, điện thế của đường ray này trung bình khoảng 750 v.
Khoảng cách trung bình giữa các ga tàu là 1800m.
Khoảng cách ngắn nhất là đoạn giữa ga “Delovoi centre” và “Mezhdunarodnaya” – 496,8 m.
Khoảng cách dài nhất giữa ga “Volgagradskiy prospekt” và “Теkstinshiki” 3,413 km.
Do khoảng cách giữa các ga lớn nên vận tốc trung bình của tàu đạt đến 41-43 km/h (đối với những đoạn dưới lòng đất)
Lượng hành khách năm 2006 đạt 2,48 tỉ người
Lượng hành khách lớn nhất trong một ngày là 9,46 triệu người.
Ga nằm sâu dưới lòng đất nhất là ga “Park Pabedy” – 84 m.
Ngoài hệ thống tàu điện ngầm công cộng, theo nhiều người còn tồn tại song song một hệ thống ngầm bí mật. Phần lớn hệ thống bí mật này nằm bên ngoài ngoại ô Matxcova. Hệ thống này thường được gọi bằng tên “metro – 2” hoặc “D-6”. Tên thực của nó tạm thời chưa được công bố chính thức. Tất cả hiện giờ vẫn chỉ là tin truyền miệng.
Tại ga “Ploshad Revoliushy” có 76 bức tượng đồng công nhân, nông dân, người lính, thủy thủ và nhiều nhân vật khác. Nhiều người tin rằng cách tốt nhất để trả thi đạt kết quả cao là xoa tay lên mũi bức tượng người lính biên phòng với con chó.
Kinh phí để xây dựng 1 km đường tàu điện ngầm – 63,77 triệu EUR
Trong thời gian chiến tranh, một số ga tàu đã được người dân Moscow dùng làm nơi tránh bom, và ở đó đã chào đời 150 em bé.
Trên các tuyến đường thẳng theo hướng vào trung tâm là giọng nam giới thuyết minh, còn theo hướng từ trung tâm ra là giọng nữ giới. Còn trên tuyến đường vòng tròn theo chiều kiem đồng hồ là giọng nam, ngược chiều kim đồng hồ là giọng nữ.
Tàu điện ngầm Matxcơva – viện bảo tàng dưới lòng đất
Metro là một phương tiện giao thông công cộng quen thuộc và tiện lợi của người dân Matxcova. Nhưng đối với các vị khách đến thăm thủ đô, đây còn là một viện bảo tàng thú vị nằm sâu dưới lòng đất. Hàng ngày, giữa dòng người tấp nập qua lại, có thể thấy những nhóm khách tham quan du lịch dừng lại chăm chú quan sát, chụp ảnh dưới tàu điện ngầm Matxcova. Trong chương trình của chúng tôi, bạn nghe đài sẽ biết một số thông tin về hệ thống metro của thủ đô Nga.
Có thể gọi tầu điện ngầm Matxcova là hệ thống huyết mạch lớn của một siêu đô thị. Hàng ngày có hơn 7 triệu lượt hành khách sử dụng dịch vụ giao thông này. Trung bình mỗi ngày, người Matxcova ngồi tàu điện ngầm khoảng một tiếng rưỡi.
Hệ thống metro Matxcova bao gồm một đường vòng tròn, mười đường xuyên tâm và một tuyến đường sắt hạng nhẹ chạy trên mặt đất. Trên bản đồ, mỗi nhánh metro được biểu thị bằng màu sắc riêng dễ nhận biết. Tàu điện ngầm được thiết kế cho phép hành khách di chuyển từ đầu này đến đầu kia của thành phố trong 45 phút, không phải chuyển tàu. Để thuận tiện cho du khách tới thủ đô, các bến metro được bố trí tại tất cả chín ga xe lửa Matxcova.
Những kiến trúc sư xuất sắc và họa sĩ tài năng nhất của đất nước đã tham gia vào thiết kế, trang trí những ga tàu điện ngầm Matxcova đầu tiên. Họ góp phần dựng lên những cung điện nguy nga dưới lòng đất. Người ta sử dụng đá cẩm thạch, đá hoa cương và các loại đá quí khác để ốp mặt tường nhiều bến. Mỗi sân ga mang phong cách kiến trúc riêng biệt. Không phải tình cờ mà những bến như Kropotkinskaya và Mayakovskaya được liệt kê vào Danh sách di tích kiến trúc có tầm cỡ thế giới. Vẻ đẹp của những bến ga khác như Kievskaya, Arbatskaya, Novoslobodskaya, Komsomolskaya hay “Quảng trường Cách mạng” cũng gây ấn tượng với du khách.
Ga metro mang tên “Quảng trường Cách mạng” giống như một bảo tàng điêu khắc, với 76 bức tượng. Còn ga Novoslobodskaya được trang trí bằng các ô kính rực rỡ, nhiều màu, thu hút rất lâu tầm mắt của người xem.
Subway nào ở UK đó cụLấy hệ thống Metro Moscow nổi tiếng làm ví dụ tiêu biểu đi.
Tỉ lệ chạy nổi rất nhỏ (e ngại tìm link, nhưng chắc độ 5%) chủ yếu ở những đoạn chạy qua sông (đoạn qua sông Moscow - đồi Lenin chẳng hạn) và 1 số ít đoạn ngoài ngoại ô đường rộng, diện tích nhà ở thưa. Còn trong nội đô (vành đai Sadovoe trở vào thì 100% là ngầm, mà ngầm sâu tới cả trăm mét cũng có).
Hay gần VN thì có Bangkok phân chia rành mạch Metro là các tuyến ngầm toàn bộ (có đoạn nào nổi e chưa thấy?), còn BTS Skytrain là hệ thống tàu trên cao toàn bộ. Nhật cũng vậy thôi, phân chia rất rõ METRO là hệ thống tàu điện ngầm, khác với Train của JR và các hãng khác chạy trên mặt đất (nội đô).
Còn VN thì như đã nói, mấy tuyến đang làm đều chạy trong khu vực nội đô đất chật người đông, đường xá chật hẹp tắc nghẽn nhưng lại chủ yếu chạy trên cao (vẫn chiếm diện tích trụ bên dưới), chỉ tráng được vài km ngầm như đoạn Thủ Lệ-Trần Quý Cáp. Vậy nên gọi mấy tuyến đang làm làm là Metro (Subway như cách gọi ở Anh) là rất khiên cưỡng!
Bằng "tình hữu nghị" cụ ơi.Chậc chậc... có cái gì đó uẩn khúc trong cái giá này... tại sao??? 60 toa tàu trị giá 700 triệu $. trong khi (Cát Linh Hà Đông 52 toa giá 63 triệu $), .... toa tầu của TP HCM có phải làm bằng vảng không nhỉ????
Có uẩn khúc, cho nên nó sắp chạy rồi, còn thằng cát linh hà đông không uẩn khúc sắp chuyển mục đích làm đường đi bộ trên cao.Chậc chậc... có cái gì đó uẩn khúc trong cái giá này... tại sao??? 60 toa tàu trị giá 700 triệu $. trong khi (Cát Linh Hà Đông 52 toa giá 63 triệu $), .... toa tầu của TP HCM có phải làm bằng vảng không nhỉ????