Đúng là vấn đề xảy ra và cách xử lý vấn đề ở đây là đáng trách và thiếu trách nhiệm của các bên. Tuy nhiên quan điểm của em là nhìn nhận từ 2 phía. Mấu chốt ở đây là cách thức quản lý hợp đồng, quá trình nghiệm thu, cơ chế vay vốn song phương... mà các bên đã ký kết. Như vậy, trong cái vấn đề nó bao hàm kết quả của nhiều thứ chứ ko thuần túy kỹ thuật. Ko riêng gì Nhật, phàm là quan hệ chính trị, kinh doanh, trong bất cứ trường hợp nào thì họ đều muốn bảo vệ lợi ích của chính họ trước tiên đó là nguyên tắc, ko có chuyện xung phong nhận lỗi đâu cụ ạ trừ khi ko còn bấu víu vào đâu được.
Ở đây e ko bênh tây ta gì, nhưng những cái cụ nói ko sai nhưng cách hành xử thực tế lại ko thể, đơn giản nếu cụ là chủ Nhà thầu Nhật đó, kể cả cụ muốn đứng lên nhận lỗi, nhưng đằng sau câu nhận lỗi là gì: Ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao ko?, VN và các nước khác có hoài nghi về tính hiệu quả vốn ODA?, Uy tín công ty có bị hủy hoại bởi một lỗi đó ko?, Có ảnh hưởng đến toàn bộ uy tín của các cty Nhật khác trên trường quốc tế không?, Chi phí xử lý khắc phục, phạt chậm hợp đồng Cty có chịu nổi được ko?.... Trong khi chỉ cần lấp liếm thì mọi chuyện là xong, rồi thì cũng qua. Công trình thì cụ cũng hiểu, ko công trình nào là ko có lỗi, lỗi nghiêm trọng đến mức sai cả quy hoạch, chức năng... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác luôn chứ chưa nói đến lỗi kỹ thuật như này. Mà lỗi này bảo nghiêm trọng cũng được, nhưng bảo là chưa nghiêm trọng cũng có cơ sở vì bởi lẽ tất cả những vẫn đề có thể xảy ra vẫn là "có thể", chuyện trượt gối thì bắt đầu đã bị xuất hiện ở nhiều dự án cầu đường, xảy ra ở các dầm xử dụng gối cao su, ko riêng gì dầm-U bản rộng này.