Lần này em bàn về 2 cái cầu dây văng Bình Khánh, Phước Khánh, còn mấy trăm cái xà mũ trụ dẫn bị nứt thì không buồn nhắc lại nha.
Em đọc báo thì đoán là lấy tin từ mấy ông Ban QLDA rồi. Chỉ đọc được số liệu đầu vào rồi phán nguyên nhân (hệt như thằng BT-ST vậy).
Cái vận tốc gió cũng quan trọng, nhưng là khi cầu xây xong thì nó mới thực sự gây tác dụng. Còn đây chưa dựng xong cái tháp mà đã nứt thì vấn đề gốc vẫn chưa tìm ra đâu.
Theo kinh nghiệm của em thì có mấy khả năng sau:
- Thằng thiết kế nhập sai thông số tính toán của bê tông hoặc thép, cái này dẫn đến cấp phối bê tông không chính xác hoặc cường độ thép không đúng. => Cái này cũng gây nứt trong thi công.
- Thằng thiết kế không tính toán bê tông khối lớn khi thủy hóa sinh nhiệt rất lớn, không có biện pháp hạ nhiệt thì về sau nó cũng nứt.
- Thằng nhà thầu thi công sai trình tự: bê tông chưa đạt cường độ mà dỡ ván khuôn, bị phân tầng giữa các khối đổ, lắp thép nối thép chưa đạt yêu cầu,... => cái này cũng gây nứt.
- Thằng nhà thầu chất tải khi khối đúc chưa đạt cường độ. Thường thì trụ tháp cầu dây văng sẽ dùng ván khuôn leo. Nếu đè ván khuôn lên khối đúc trước mà nó chưa đạt cường độ thì cũng có khả năng nứt.
Mà cả 3 thằng: thiết kế, thi công, giám sát đều của NB tuốt. Chứng tỏ bọn này làm ở VN chỉ nghĩ cách moi, không nghĩ cách làm chuẩn.