- Biển số
- OF-695123
- Ngày cấp bằng
- 18/8/19
- Số km
- 897
- Động cơ
- 124,662 Mã lực
1 triệu tỷ là vay thôi cụ, 400K là số tiền k có khả năng thu hồiSao sáng báo chí đăng là 400k tỉ. Giờ thành 1 triệu tỉ rồi. Đây chắc vụ tham nhũng lớn nhất của VN rồi
1 triệu tỷ là vay thôi cụ, 400K là số tiền k có khả năng thu hồiSao sáng báo chí đăng là 400k tỉ. Giờ thành 1 triệu tỉ rồi. Đây chắc vụ tham nhũng lớn nhất của VN rồi
một mình bà ý sao nghĩ ra, nguyên dàn lãnh đạo VTP cố vấn chứ k ít, ngay sau bị bắt đã 3-4 nhân sự tự vẫn/đột tử luôn mà cụ. Lập 300 công ty để vay SCB không hề đơn giảnCC có tin chỉ một bà già nghĩ ra đủ thủ đoạn tài chính cao cấp, chiếm đoạt số tiền lớn vậy không?
Rất nhiều các cụ hưu trí mua tp của bọn này. H khả nẳng lớn là mất hết. Khổ. Tích cóp cả đời cuối cùng...chỉ khổ dân thôi, số tiền tích cóp ra đi
Đúng rồi cụ. Vì người gửi tiết kiệm toàn bị dụ dỗ mua trái phiếu rác lãi suất cao. Trái chủ chắc chỉ mong lấy lại một phần giá trị trái phiếu, khó có hy vọng được hoàn trả đủ vốn.vậy giờ chỉ có đội mua trái phiếu mới đi kiện cáo à cụ
1. Khởi đầu là dân biểu tình đòi trả nợ trái phiếu nha cụ. Sau đó thanh tra trái phiếu huy động k được dùng đúng mục đích, sau đó SCB đưa ngay vào diện kiểm soát đặc biệt của NHNN.1) Ngân hàng đã hoạt động 10 năm nay, nếu năm nay ko bị bắt thì vẫn cứ hoạt động tiếp bình thường. Câu hỏi đặt ra là với việc vay 1 triệu tỉ, mới trả được 500k tỉ, còn 500k tỷ nợ xấu, mà âm ỷ rất lâu rồi, vậy số tiền huy động tiền gửi của người dân ở đây rất lớn, còn phải trả lãi tiết kiệm liên tục cho người dân trong 10 năm. Mà đến khi cơ quan điều tra bắt bà chủ thì người dân mới bắt đầu khiếu kiện??? Nhẽ ra phải vỡ từ lâu rồi chứ. Lấy của người sau bù cho người trước cũng ko thể bù đắp nổi 500k tỷ nợ xấu + tiền lãi phải trả cho tiền tiết kiệm của người dân.
=> số liệu bài báo cần phải đặt câu hỏi, thấy có mùi thuốc súng.
2) Giờ những người gửi tiền tiết kiệm ở SCB ra sao, có rút ra được ko. Tổng số tiền đó là bao nhiêu.
3) Theo tôi, tổng số tiền người dân ko được trả lại mới chính là số tiền bà Lan biển thủ, chứ ko to như con số 1 triệu tỷ gì gì kia
Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2019) bắt đầu nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp: bỏ điều kiện phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành (trước đó Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành).Việc thả lỏng phát hành trái phiếu bắt đầu từ thời gian nào hả cháu?
Đúng rồi ạ, từ tháng 3/2022 đã vượt nửa triệu Biden ạ.Jochi Daigaku : cho chú hỏi v.đề klq đến thớt, với cái ảnh đính kèm...thì có phải giá cp của Berkshire, giá của nó là những > 500k $ hả cháu
tổng giá trị các khoản vay từ 2012-2022 là khoảng 1.100.000 tỉ.Sao sáng báo chí đăng là 400k tỉ. Giờ thành 1 triệu tỉ rồi. Đây chắc vụ tham nhũng lớn nhất của VN rồi
rút thoải mái, tiền gửi tiết kiệm đc ngân hàng nhà nước bảo lãnhRất nhiều các cụ hưu trí mua tp của bọn này. H khả nẳng lớn là mất hết. Khổ. Tích cóp cả đời cuối cùng...
Còn các khoản tk dân gủi h liệu có rút đc ra ko các cụ?
Thế phải tử hình cả sếp của mụ cục trưởng mới công bằng cụ ạ.So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%.
304.096 tỷ đồng cũng nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB). Cụ thể, kết phiên 15/11, VCB có vốn hóa trên sàn chứng khoán đạt 490.000 tỷ đồng. 9 doanh nghiệp còn lại trong top 10 đều dưới 200.000 tỷ (BIDV - mã BID là 223.300 tỷ đồng; Vinhomes gần 180.500 tỷ đồng còn Vingroup hơn 173.000 tỷ đồng).
số tiền 12,53 tỷ USD bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB lớn hơn tổng tài sản của cả 5 tỷ phú Việt Nam (hiện ở mức 11,8 tỷ USD) và gấp 3 lần tài sản của người giàu nhất Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng.
5 tỷ phú hiện nay là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng (4,5 tỷ USD); CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD); Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD); Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,3 tỷ USD) và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,5 tỷ USD
QUÁ KHỦNG KHIẾP.
TRĂM LẦN TỬ HÌNH MỤ NÀY THÌ
NGÀN LẦN TỬ HÌNH MỤ CỤC TRƯỞNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NGẬM MỒM 5 TRIỆU ĐÔ NHẮM MẮT LÀM NGƠ
Cụ kia hỏi trái phiếu mà cụ trả lời là gửi tiết kiệm. Trái phiếu có phải tiền gửi tiết kiệm đâu mà ngân hàng nhà nước bảo lãnh. Trái phiếu thì ls cao hơn nhiều so với gửi tk. Lợi nhuận cao thì đi kèm rủi ro cao, có chơi thì có chịu chứ. Lúc thua thì oẳng lên bắt tiền thuế của dân trả sao. Khôn thế.rút thoải mái, tiền gửi tiết kiệm đc ngân hàng nhà nước bảo lãnh
589 tỷ. Bọn lều báo viết linh tinh cụ ạ.Nếu thu được hơn 500k tỷ thì đâu có thiệt hại gì cho nhà nước pk các cụ
thế lực chống lưng lớn cụ ơi, cụ nghĩ VTP làm sao có thể mua đc các lô đất vàng ở SG chuyển nhượng từ các cty nhà nước với giả rẻ mạt được?Từ cái vụ biếu a Ngựa quý 3 triệu mĩ kim mà làm đến nơi đến chốn thì có lẽ không còn kinh khủng như giờ.
nó đúng với chu kì sốt đất từ bắc vào Nam , 2019 -2022Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2019) bắt đầu nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp: bỏ điều kiện phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành (trước đó Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành).
2019 là năm các doanh nghiệp bắt đầu "thăm dò" phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
2020 - 2021 là những năm trái phiếu doanh nghiệp "nở rộ".
2022 - hiện nay là giai đoạn "hạ màn" của trái phiếu doanh nghiệp.
thấy báo Công An Nhân Dân đăng là thu hơn 500.000 tỷ và 15 triệu USD, cùng gần 900 tr cổ phiếu SCB. Nên chắc là đúng đó.589 tỷ. Bọn lều báo viết linh tinh cụ ạ.
Nó vẫn là vòng quay của tiền nhưng nó lại đọng lại 1 số chỗ kiểu cướp của ng nghèo chia cho người giàu.Mình thì không thấy tiếc tiền để trả cho người gửi tiền; tiền đó chỉ là cung tiền ra xã hội thì lại kích thích, sinh lời thôi (trong giới hạn kiềm chế lạm phát).
Cái tiếc nhất là dân gửi vào 560k tỷ mà lại chảy ra ở những miếng đất không sinh lời. Vốn nội địa đã ít thì chớ (nền kinh tế đói vốn), lại còn vốn đóng băng trong tài sản không sinh lời.
Chưa kể góp phần làm tăng chi phí vốn (lãi suất tiền gửi cao, kéo theo chi phí vốn cao) và chi phí đất cao (thổi giá đất) nên nền kinh tế thiệt đơn thiệt kép, trong suốt bao nhiêu năm.