Cụ nói cũng có ý đúng. Nhưng phải nói thêm như thế này. Thực ra, về mặt sâu xa, em cảm nhận cái này nó liên quan tới văn hóa của một dân tộc, quốc gia (nói chung) và một nhóm người (nói riêng). Nếu muốn giàu mà lại nhàn thì sẽ làm khác, nghĩ khác. Còn nếu dân tộc quan niệm là để giàu thật sự, có gốc vững thì họ sẽ phải chăm chỉ, bền bỉ, sáng tạo... Chăm chỉ từ đứa bé chịu khó học hành, đến khi lớn lên thì phải làm thật, sống thật, cố gắng mỗi ngày, làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Xã hội cũng phải ghi nhận những người như vậy thay vì chỉ nhìn vẻ hào nhoáng bề ngoài của một số người giàu nhanh, thiếu nền tảng... Tất cả như vậy sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển bền vững thay vì một xã hội phát triển rất nhanh rồi lại suy sụp nhanh. Cũng hi vọng là đau một lần rồi thôi nhưng em rất ít niềm tin là việc này sẽ chỉ diễn ra "một lần". Vài năm nữa, lại có hình thức mới và lại có rất nhiều người lao vào những "mối làm ăn kiếm tiền dễ" như vậy. Phải thay đổi (không dễ) từ quan điểm, văn hóa của cả dân tộc này.
Tất nhiên, xã hội không thiếu người bị lừa thật sự (do thiếu hiểu biết, do cả tin) nhưng có rất nhiều người biết việc đấy hoặc cảm thấy bất bình thường. Nhưng họ tặc lưỡi, cho qua vì kiếm tiền dễ, vì "hi vọng" mình không phải là người cầm "cục than" cuối cùng, vì thấy bạn bè mình giàu nhanh và dễ dàng quá. À, mà việc thiếu hiểu biết/cả tin cũng có nguồn gốc sâu xa là không được/không chịu học hành chăm chỉ từ bé.
Em đọc một bài báo lâu rồi, họ nói: không phải tự dưng là những quốc gia như Hi Lạp, Argentina thường xuyên vỡ nợ trong khi như người Đức là không có chuyện vỡ nợ. Nó do văn hóa, nền tảng, quan niệm của các dân tộc khác nhau.