- Biển số
- OF-740045
- Ngày cấp bằng
- 20/8/20
- Số km
- 481
- Động cơ
- 70,572 Mã lực
Em thấy đề xuất của bác rất hay. Nhưng vấn đề là để thực thi được thì rất là khó đấy nếu như có thể là không thể thực thi. Lý do:Dạ
Đến đơn giản là chuyện tuyền NH uy tín thấp thì lãi gửi tk cao. Người dân biết thừa gửi vào đó rủi ro cao hơn gửi vào mấy ông b4. Nhưng khi nh có vấn đề -tức là rủi ro đấy thì vẫn nhao nhao lên ta là nạn nhân, đòi được bảo đảm được rút cả gốc lẫn lãi cơ.
Như vụ scb này, nhà nước sợ rút ồ ạt nên đứng ra gánh để xử lý dần, nhưng cả năm qua nn cứ bỏ tiền ra trả cả gốc lẫn lãi cho dân rút khi đến kỳ họ rút, chứ làm gì có ông dân nào to gan gửi vào để nn lấy tiền xoay vòng đâu. Tức là nn gánh tất. Nhẽ ra nn bẩu nh có vấn đề, dân phải chịu rủi ro theo, nên nn sẽ đảm bảo ông nào đến kỳ thì được trả lại gốc hoặc ông nào muốn lãi thì chuyển khoản tk đó sang b4 với lãi của b4 đến hết thời hạn thì được rút. Như vậy số tiền nn bỏ ra giảm khoảng 10% này, dân vẫn được đảm bảo quyền lợi ở mức rủi ro là lãi =0 này, dân phải chịu trách nhiệm và chia sẻ về cái sự chấp nhận lãi cao của họ này, dân vẫn không thể ồ ạt rút tiền được nên không sợ hệ thống bị vỡ này.
Đằng này, nn cả năm è cổ trả cả khoản lãi cao ngất cho những thành phần đòi ăn lãi cao. Như thế là không công bằng.
- muốn thay đổi mức lãi xuất cho sổ tk đã cấp;
- hoặc chỉ cho rút gốc, không được hưởng lãi suất
- hoặc yêu cầu chuyển sổ tk đó sang big4 để hưởng lãi suất big4
thì cần phải tuyên bố ngân hàng phá sản, nhà nước sẽ bảo đảm tiền gửi bằng các giải pháp như trên.
Chứ không tuyệ bố ngân hàng phá sản, thì căn cứ vào đâu để mà làm các thủ thuật trên?
Và em cũng muốn nói thêm với bác là: cho đến khi Trương Mỹ Lan bị bắt (tin ra đúng như 1 quả bom luôn, gây chấn động), thì SCB chưa bao giờ bị xếp vào danh sách các ngân
hàng uy tín thấp lẫn lãi gửi tk cao ạ! Trong suốt 10 năm qua SCB luôn được báo chí đưa tin tích cực, nào thì top 5 các ngân hàng cổ phần VN; bà Trương Mỹ Lan được tô vẽ như một doanh nhân thành đạt thường xuyên đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện (mà đến giờ mới hiểu đó toàn là phông bạt của chuỵ)
Và lãi suất tk của SCB chỉ cao hơn Big4 chứ so với các ngân hàng khác như Bản Việt; Sacom; PCcom; NCB vv thì cũng same same thôi ạ.
Chắc cũng có thể do nhà nước đã khống chế mức lãi suất? Nên một số ngân hàng nghixra cách khác để có thể thu hút tiền gửi của dân bằng lãi suất cao. Đó là phát hành các giấy tờ có giá: trái phiếu, cctg vv.
Nhiều người dính trái phiếu An Đông là bị đội SCB lừa đúng nghĩa đấy các cụ ạ! Đừng bỉ bôi chê trách họ là tham ls cao này nọ! Có mà cao đến giời nhưng nếu không được SCB bảo lãnh và không liên quan gì đến SCB(điều mà rất nhiều người cho đến khi nhận được trái phiếu mới biết).Thì sẽ không ai đi mua cái loại trâi phiếu doanh nghiệp lại không hề có tài sản bảo lãnh đâu ak
Đa số những người bị lừa thường là những người giao dịch tại quầy, trong đó đa phần là
- những người già, về hưu, nhiều xe ôm,xe công nghệ tích góp mãi mới được mấy trăm vv. Big4 thì ls thấp trong khi SCB nghe có vẻ uy tín và vẫn uy tín bao lâu nay, thì ls cao hơn nên họ chọn SCB. Bọn nhân viên tại quầy đã lừa rất nhiều người trong số những đối tườn trên đúng nghĩa, khi không nói với họ chữ nào về trái phiếu lại càng chưa bao giờ đả độnh đến cái tên An Đông! Chúng nó toàn nói rằng vì ông / bà / anh / chị là khách hàng Vip (do gửi lâu năm?) nên muốn mời ông bà anh chị tham gia hình thức gửi tk linh hoạt mà ls cao. Nhiều người tin tưởng nên ký các loại giấy tờ cần chữ ký (toàn đưa trang cuối có mục chữ ký thôi các cụ nhé). Xong xuôi chờ đến lúc nó đưa ra phiếu hẹn 2 tuần sau đến lấy trái phiếu thì mới ngã ngửa nhưng ván đã đóng thuyền.
Chỉnh sửa cuối: