Em thấy LĐ 1 số địa phương có thể làm tốt hơn việc quyết liệt yêu cầu người dân di chuyển đến chỗ an toàn, tránh khu vực dưới chân đồi, núi.
Khi bắt đầu có tin bão Yagi là đã có cảnh báo lũ ống, lũ quét, sạt lở..., tận mấy ngày mà ko sơ tán đc bà con đi để thiệt mạng nhiều quá.
Làm thế có mà sơ tán cả tỉnh luôn hả cụ? Đặc thù khu vực miền núi thì đa số là nhà dân đều dựa lưng vào vách đồi, vách núi. Ngay cả ở các khu vực trung tâm như lào cai, yên bái cũng còn như vậy nữa là người dân ở trong các huyện. Cụ cứ lên tây bắc 1 lần là biết, chỗ nào cũng là đồi núi trập trùng thì biết nơi nào mới là an toàn? Mà trên đó ngang đường thì thường có nhiều đập tràn hoặc có các khe suối chảy vắt ngang đường, chỉ cần mưa to 1-2 ngày thôi là nước nó đã chảy ào ào, ô tô đi qua có khi còn rén ý chứ.
Tây bắc thì mùa mưa bão năm nào cũng lũ quét sạt lở đất, nó có thể xảy ra ở chỗ này hoặc ở chỗ khác nên trời kêu ai nấy dạ thôi chứ cũng chẳng tránh đc. Có thể có cụ sẽ nói là thế sao những người ở bản kia họ biết phòng tránh là di chuyển lên núi cao để an toàn? Thì cái này là do đặc thù địa hình từng nơi, ví dụ họ đã có sẵn đường mòn để di chuyển... Chứ đầy bản em biết bao quanh là thung lũng, chỉ có 1 đường độc đạo, trong điều kiện thời tiết khô ráo muốn vượt núi còn trầy trật vì toàn dốc đứng nữa là trong điều kiện trơn trượt mưa gió. Với lại cũng cần nói thêm yếu tố may mắn nữa, vì cũng chẳng ai biết là chỗ nào sạt lở chỗ nào không, nên có khi di tản lại gặp đúng trận lũ quét ý chứ nên chẳng nói hay đc, và những người ở bản đó cũng may khi được chính quyền tìm thấy để cứu trợ kịp thời đồ ăn thức uống, xem clip thấy còn nói với nhau là "sống rồi, sống rồi" khi thấy chính quyền đến mà.