Cháu thấy Hà nội trong đêm phát cảnh báo lũ. Lên fb thì các tỉnh như Thái Nguyên, Yên Bái kêu cứu di tản người. Lào Cai nhìn sông Hồng đã mấp mé đường hai bên sông. Căng quá các cụ nhỉ. Liệu Hà nội có phải phá đê đoạn nào để thoát lũ không.
Hà Nội với Sông Hồng thì yên tâm được luôn.
Thời xưa, khi chưa có thủy điện Hòa Bình (như năm 1971), nước sông không chỉ lên đến mặt đê mà còn lên cách mặt con trạch chỉ 20cm (con trạch là đất được đắp thêm trên mặt đê). Thời đó, mọi người từ cán bộ, nhân viên các CQ nhà nước, đến nhân dân trong phố đều được huy động ra hộ đê.
Phía Nam Hà Nội có mấy cửa cống họ sẽ mở để nước sông Hồng thoát bớt, giảm nguy cơ cho Hà Nội. Các vùng phía dưới (vùng thoát lũ) luôn có phương án sơ tán dân.
Thời đó nhà dân ngoài đê thường được trang bị thêm 1 cái xuồng để di chuyển trong mùa lũ (đi trên cầu Long Biên hay cầu Thăng Long thì thấy Sông Hồng rộng từ bên này sang bên kia đê. Họ trồng tre ở thân đê phía ngoài để ngăn sóng đánh vào thân đê).
Nhưng nhờ 2 cái công trình thủy điện lớn (Sơn La và Hòa Bình) nên các phương án này rất ít khả năng phải thực hiện.