Hồi xưa khi làm đê thì dân số như vậy, mật độ dân cư và cơ sở hạ tầng so với bây giờ khác nhau rất nhiều. Với bất kỳ công trình xây dựng nào để phục vụ đời sống con người đều phải đảm bảo phù hợp và mang lại lợi ích cho chính con người sinh sống ở khu vực đó. Có những người ở Cao Bằng, Lạng Sơn thì khó có thể nói chuyện đúng sai với những công trình ở Đồng Bằng Nam Bộ được. Thiên nhiên biến đổi, hạ tầng và cả công nghệ biến đổi. Đối với khu vực đê Nghi Tàm, Âu Cơ. Trước đây mật độ xd ngoài đê không có hoặc thưa thớt nhưng nếu cụ nhìn trên bản đồ Google Map sẽ thấy là cả khu vực chiều ngang lên đến Km với nhà cao tầng kiên cố từ bờ đê kéo đến mép sông Hồng. Chưa kể các khu vực này đã được nâng nền khi hộ dân xây dựng và mở rộng đường xá. Nghĩa là địa hình đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ và mục đích làm đê. Nếu các cụ chưa nhìn thấy kết cấu kè bê tông đúc liền khối trực tiếp tại vị trí hạ đường sẽ không tưởng tượng độ chắc chắn của công trình này, nó không chỉ 1 lớp kè mà tận 2 lớp kè và ở giữa được đầm nhiều lớp vật liệu như đá, cát, sỏi chồng lên nhau. Nếu không hạ đê và mở rộng con đường này thì giao thông vành đai 1 bế tắc, các cầu bắc qua sông Hồng nối khu vực bên kia sông không thể thông đường vì nó chỉ có 2 làn đường. Thế nên các dự án liên quan đến đê điều luôn được cân nhắc và tính toán rất nhiều năm. Thêm nữa, ngay cả khi nước lên thì các khu vực xả lũ, thoát lũ cho Hà Nội cũng đã có chứ không để nguy hiểm. Chỉ muốn giữ lại di sản là tốt nhưng những người sống ở di sản đó như nào và di sản đó phục vụ cho cuộc sống của cả thu đổ như nào thì phải cân nhắc thiệt hơn khi so sánh với mục đích đầu tiên: Phục vụ lợi ích của người dân.