- Biển số
- OF-210290
- Ngày cấp bằng
- 16/9/13
- Số km
- 10,163
- Động cơ
- 571,866 Mã lực
Quá nguy hiểm nhất là khi vào phố có cây to, em ra ngoài đã thấy cây đổ vắt ngang đg rồi.Vậy mà vẫn thấy bà con đi xe máy trên cầu Nhật Tân
Quá nguy hiểm nhất là khi vào phố có cây to, em ra ngoài đã thấy cây đổ vắt ngang đg rồi.Vậy mà vẫn thấy bà con đi xe máy trên cầu Nhật Tân
Về luôn còn kịp cụ ơi, CG gió chưa to.Em đang chỗ làm trên Hoài Đức
Xe cỏ hạng A
Giờ này ko biết có nên về nhà ở cầu giấy ko nữa ạ
Em ở giữa làng nên cũng chưa thấy ghê gớm, chắc phải đến tối mới thấm.Như hiện tại thì gió ở HN đang cấp bao nhiêu cụ ơi?
Mỗi khi bão về HN là nhà cháu chỉ lo chống cây cối bị đổ thôi. Nhớ hồi cuối 9x, lúc đó HN có cơn bão to chuẩn bị vào. Trước cửa nhà cháu có cây bàng, cây này do đích thân nhà cháu trồng từ hồi 1980, lúc mới trồng cây chỉ cao chừng 1m, thân bằng ngón chân cái, mua trên chợ Đồng Xuân đúng tờ 5đ màu nâu.BÃO VÀ NỖI SỢ BÃO THỜI NIÊN THIẾU
Trong lúc đợi bão Yagi "nhập cảnh và Du lịch ở miền Bắc" em gõ hầu các cụ, các mợ.câu chuyện về bão mà tuổi niên thiếu của em đã trải qua
Cơn bão đầu tiên để lại nỗi sợ hãi trong em chính là cơn bão số 3 năm 1977,
Năm ấy em mới 8 tuổi, gia đình cũng vừa chuyển nhà, từ một căn tập thể tầng 2 có 12m2 trong con phố cổ của thị xã Hải Dương tới một căn nhà mái lá 24m2, có bếp riêng trên khoảnh đất gần 300m2 tại một con đường ven thị xã, nhà có vườn trước, vườn sau và cả một cái ao sau vườn thông ra một cái hồ rất to.
Thật sự là một cuộc cách mạng về nơi ở vì nhà em có 6 người, căn hộ 12m2 trong phố quá chật chội, không còn đáp ứng được. Ra nhà mới bọn em thoả sức chơi đùa, vùng vẫy
Sư vui mừng chưa được bao lâu thì thiên tai ập đến: cơn bão số 3 với sức gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 trực tiếp đổ bộ vào Bắc Bộ mà tỉnh Hải Hưng quê em là nơi tâm bão đi qua.
Tin bão được Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo và cập nhật thường xuyên, bố mẹ em cùng hàng xóm chống bão bằng cách chằng buộc nhà cửa, đặt và cột những vật nặng lên mái nhà, chặt bớt cành cây, cất những đồ vật đáng gía như đài, phích nước, đồng hồ báo thức, quạt cóc vào tủ, phủ vải nhừa lên tủ và thùng gạo
Chiều một ngày màa Thu năm 1977, bão về!
Gió gầm rú hú hét dong những hạt mưa chạy loanh quanh vòng vòng từ góc này sang góc khác, đang mưa rào rào trên con đường trước nhà, vèo phát đã thấy lộp bộp trên mái bếp lợp giấy dầu sau nhà.
Chập tối gió ngày càng to, vách đất căn nhà nhà em rung lắc mạnh như trực đổ, mái nhà long sòng sọc như sắp tốc, ở tronh nhà bố mẹ em bàn nhau đưa 4 anh em sang tránh bão tại nhà của bác hàng xóm, nhà bác rộng, cột và xà vững chãi, tường trình đất dày, mái lợp ngói.
Bọn em sang tới nơi đã thấy lố nhố bọn trẻ từ các gia đình khác cũng sang tránh bão, mỗi khi có gia đình tới tiếp, lũ trẻ lại hò hét gọi tên những đứa bạn cùng lứa vào chỗ của mình - vui và náo nhiệt ghê cơ
Nhưng rồi rồi gió mỗi lúc một mạnh, ầm ào như có hàng ngàn con ngựa phi sầm sập từ trên trời xuống tường nhà vững chắc là thế cứ rung bần bần sau những cơn gió rít, cái đèn bão lắc lư muốn tắt, lũ trẻ bọn em sợ hãi, ko dám nói chuyện to và dần thiếp vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, bão đã tan, chỉ còn mưa nhỏ lắc rắc, bọn em chào bác chủ và đi về nhà
Chao ôi đâu còn là con đường đẹp đẽ của ngày hôm qua nữa, các hàng rào dâm bụt hai bên bị gió nhổ sạch quăng ra ngoài đường, xen lẫn là những mảnh giấy dầu, những mái lá gồi lả tả.
Chợt 1 đứa con gái thất thanh: nhà em, nhà em đâu???
Nhìn theo hướng của nó là một căn nhà lá bị đổ sụp, bố mẹ nó đang gắng gượng bới trong ngôi nhà ấy một số vật dụng, bọc vào tấm vải mưa, con bé chợt oà khóc.
Cả bọn giật mình vùng chạy về nhà của mình, đâu đó lại có tiếng khóc nức nở của cả trẻ con và người lớn...
Mấy anh em em đứng trước ngôi nhà của mình: may quá nó vẫn còn đứng vững, nhưng sao cái mái nhà lạ thế, bên cao bên thấp xộc xệch thế kia?
Tổng kết sau bão khu nhà em
- 1 ngôi nhà lá bị đổ sập, một số nhà sập một góc vách
- Hơn chục căn nhà bị tốc mái
Nhà em cái bếp sập, mái nhà bị tốc nửa mái, trong nhà ướt như ngoài sân
Sở dĩ nhà em ko bị sập là do nhà có 8 cái cột bê tông chịu lực chứ cột gỗ, tre thì chưa biết chừng
Sau cơn bão này cho tới năm 1987, năm nào gia đình em cũng hứng chịu cảnh khi mưa giông, trong nhà ướt như ngoài sân vì nhà mái lá dột nát, ngoài ra cũng có còn vài cơn bão và áp thấp nhiệt đới nữa, ở trong nhà quàng cái vải nhựa mà vẫn ướt như chuột run rẩy nghe gió gào thét, nơm nớp lo nhà đổ, mái tốc bất cứ lúc nào.
Nỗi sợ bão ám ảnh em tới mức mùa mưa bão tới, em dán tai vào chiếc đài nghe tin bão và báo tin cho bố mẹ.
Cuối năm học cấp 2, em giành tiền mua cái bản đồ Việt Nam, khi đài báo tin bão, em ghi toạ độ, hướng đi của bão rồi dùng bút chì, thước kẻ vạch vạch, tính toán và phán bão vào vùng này, ko vào vùng kia chuẩn như một chuyên gia
Năm 1987 nhà em xây mái bằng thì nỗi lo bão làm sập nhà, tốc mái không còn nữa nhưng thói quen nghe tin bão và từ toạ độ, hướng đi của tâm bão và đoán xem bão sẽ vào nơi nào thì vẫn còn cho tới bây giờ
VN dự là cấp 9 cụ. Ơn trời là giảm khá nhanh. Tuy nhiên vẫn giật cấp 11 và di chuyển chậm nên nó quần thảo ghê đấyEm xem Windy dự HN:
Khoảng 17-19h là gió mạnh nhất, 66 km/h tương đương cấp 8
View attachment 8725025
Cấp 8 tây:
View attachment 8725023
Cấp 8 ta:
View attachment 8725022
Các cụ tham khảo ạ.
Bão này nó vần vò bên TQ chán rồi và khi vào vịnh bắc bộ rất may với gần 2000 hòn đảo của Vịnh Halong chặn lại nên sức gió bị giảm xuống khá nhiều. Bão vào Quảng Ninh các nhà mái tôn nó tốc lên nhìn hãi phết ạ:Đẹp quá các Cụ ạ
Khu vực nhà em ở năm ấy còn là khu mới, đất thoáng, lại nhà tranh vách đất nên bão về thiệt hại lớn lắm nên ai cũng sợ.
Có lẽ vì vậy mà về sau nhà nào cũng cố bằng mọi giá xây nhà mái bằng để ko còn nỗi lo sập nhà, tốc mái
Hình như nhà a Chã năm đó khu gần đường Thanh Niên hồ Bạch Đằng bây giờ, chắc khu Canh Nông hoặc gần đó, ngày xưa là khu ba toa, trại cá ạ.Nếu e đoán ko lầm thì khu đó nhà cụ là khu Cầu Cong ngày xưa hoặc đoạn 3 Giang, Ng Thiện Thuật.
Cơn bão năm đó mẹ e đạp xe chở bà ngoại + gạo mà bị gió lùa cho từ trên đê Phú Lương xuống tận sông Thái Bình luôn. Làm hẩm hết gạo.
Kịp bác ạ. Khẩn trương vì Thỏ thấy bắt đầu có dấu hiệu đổi gió... sẽ lặng nhẹ khoảng 1-2 h nưqx trước khi chính thức ăn đòn của mẹ Thiên nhiênEm đang chỗ làm trên Hoài Đức
Xe cỏ hạng A
Giờ này ko biết có nên về nhà ở cầu giấy ko nữa ạ
Giật khoảng cấp 3Như hiện tại thì gió ở HN đang cấp bao nhiêu cụ ơi?
"Nắp" bồn nước - cái nắp hay "lắp" bồn nước - có bồn nước hử bác?Cụ nào có nắp bồn nước thì cột chặt vào. Khu em đi hết rồi.
Hôm qua cháu chạy qua cầu Chương Dương, đúng lúc mưa gió to, không dám chạy sát ra lan can nên men vào trong. Có thằng ô tô phía sau cứ còi liên tục. Mình có việc gấp nên xách xe máy ra đi, gió thổi mưa tạt ướt hết quần mà nó từ sau cứ còi. Chả nhẽ đỗ lại táng nhau ạVậy mà vẫn thấy bà con đi xe máy trên cầu Nhật Tân
Xem clip nhìn kinh nhỉ có khi nào quên chốt cửa gió mới giật đc từng như thế ko nhỉKsan ở Nhong kính bay như giấy a4. Cụ nào dưới đấy xem đúng k
115K lượt xem · 2,4K cảm xúc | Nhìn rõ khách sạn bay từng mảnh kính lúc này tại Hạ Long - Quảng Ninh🥴 | By 113 HÓNG | Facebook
Nhìn rõ khách sạn bay từng mảnh kính lúc này tại Hạ Long - Quảng Ninh🥴www.facebook.com
Tùy khu cụ. Chỗ em Minh Khai, gần cầu Vĩnh Tuy. Gió vẫn rít ào ào thì ngang với giông lốc thôi, tức cấp 4-5, giật cấp 8. Khi nào ko thấy ào ào mà chuyển thành ầm ì thì mới lên cấp 10..Như hiện tại thì gió ở HN đang cấp bao nhiêu cụ ơi?
Nó hợp với cá quả Mợ ạ, rau chỉ để nhúng ko tính.Dứa không hợp cải xanh cụ ơi.
Trước em đọc đâu đó là đóng kín sẽ khiến áp lực gió ép vỡ kính. Nếu cân bằng áp suất hoặc giảm bớt chênh áp được thì đỡ hơn. Nếu cửa kính của cụ yếu, có thể là mở 1 cửa phía đối diện, hoặc mở hẳng và chằng buộc rồi cho gió thổi vào nhà.Em ủng hộ.
Cửa sổ 1 phòng ngủ chính nhà em phơi mặt với gió. Nhôm window dày cộp, kính hộp 2 lớp mà sờ tay vào vẫn rung bần bật. Em phải đóng kín phòng, ko dám vào đó nữa đây
Nhà ở VN thiết kế quên cái van cân bằng áp này. Nên mỗi lần mở/ đóng cửa phòng vội là 1 lần nén không khí rất khó chịu.Đóng kín hoàn toàn nhà chưa chắc đã tốt đâu ạ. Cần phải có lỗ thông gió để cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài. Vì khi có gió tốc độ cao bay sát cửa hoặc ngói thì áp suất không khí chỗ dòng khí tốc độ cao sẽ giảm xuống, và nó "hút" cánh cửa hoặc mái ngói ra (đây là nguyên lý nâng của máy bay). Nên nhà để 1 lỗ nhỏ thông gió cân bằng áp suất không khí bên trong và bên ngoài thì nguy cơ bay kính, bay mái sẽ thấp hơn là đóng kín hoàn toàn.