theo e hiểu đang vướng cơ chế giao tiền,Bộ gt muốn giao qua cục,còn Đs thì muốn lĩnh trực tiếp.Có phải Đs kêu cứu bơm thêm tiền như hàng không đâu
nếu Vinrainway thì đã ngon , nếu nhà đầu tư tư nhân khác loại như Vin thì nên cẩn thận với tài sản có thể thất thoát , các cụ có cách khác khả thi hơn của e thì mừng quá , cứ theo kế hoạch của các cụ .Theo tôi thì Chính phủ ko thể bỏ ngành đường sắt được. Đây là 1 ngành vận tải hàng hóa và hành khách ưu việt với khả năng vận chuyển lớn và ngoài góc độ về mặt thương mại thì hệ thống đường sắt có cả ý nghĩa về lợi ích quốc gia như An ninh, Quốc phòng.
Tuy nhiên để khai thác hiệu quả đường sắt cần phải có 1 hệ thống đồng bộ từ cở sở hạ tầng cho đến nhà ga, bến bãi, thông tin tín hiệu rồi dịch vụ... trải dài khắp đất nước và hiện nay do nhiều năm ĐSVN làm ăn theo kiểu bao cấp, không chịu cập nhật đổi mới nên việc xây dựng lại ngành Đường sắt để đáp ứng theo kịp các ngành vận tải khác không phải chuyện đơn giản. Nhà cần nghĩ cách để xây dựng ngành đường sắt hiệu quả hơn và cách tốt nhất chính là tạo cơ chế và ưu đãi để kêu gọi Tư nhân đầu tư vào- việc này nói thì dễ nhưng khó thựchiện nhé! Còn nếu không thì cũng vẫn phải lựa cơm gắp mắm mà duy trì chứ ko thể bỏ đc để đợi đến khi nào, biết đâu đấy là có người có tầm nhìn như anh Vượng Vin anh ý đầu tư vào thành Vin Raiways thì lúc ấy cả nước lại đi tàu hỏa hết chưa biết chừng.
Cuối cùng là đừng có nghe thằng Thả cá trê mà dốc hết hầu bao vào thuê mấy anh Nhật bổn làm ĐSCT, hãy nhìn vào mấy km đường sắt nội đo mà rút ra bài học cay đắng.
Chuẩn cụ. Năm 2005 em đi Hn-Sg từ 9h sáng (hay 10h gì đó) mà mãi 3h đêm hôm sau mới đến nơi. Cũng tại em đi TN nữa.Cụ ý nhớ nhầm đấy chắc phải quãng 2lẻ 5 mới chạy 36 với 48 h HN-TPHCM.
Không phải đâu. Vướng 1 viên ngọc quý. Ai cũng muốn quản lý. Đất.theo e hiểu đang vướng cơ chế giao tiền,Bộ gt muốn giao qua cục,còn Đs thì muốn lĩnh trực tiếp.Có phải Đs kêu cứu bơm thêm tiền như hàng không đâu
Cho tư nhân vận hành chứ có có bán đất đâu mà họ lấy được đát hả cụ.em vẫn không hiểu tư nhân vào thì hơn gì
tư nhân hóa thì nó lấy đất thôi
Kệ Thoòng vì Thoòng giàu và không say xe.Ai mà thèm, ra đường tôi vẫy ngay một em grap mơi kính cong chạy êm ru, vút cái về tới nhà. Hơi đâu mà canh giờ với ngồi đợi tàu chạy, rách việc.
Khi nào tàu chạy 5-10 phút 1 chuyến, nhà ga trải khắp các thị xã thị trấn, hoặc tốc độ cao, để có thể sáng thức dậy ở Hà Nội đi làm Hải Phòng, chiều về nhà thì tôi đi nhá. Rách việc, ngành đường sắt đã chết lâm sàng cách đây 20 năm. Năm đó tôi đi thi đại học, tàu lên đèo Hải Vân nó chạy lên yếu máy bị tụt xuống lại, kéo còi inh ỏi, đến 30 phút sau mới huy động được một đầu máy ở ất ơ đâu đó ủn đít kéo nhau lên, bó tay cái lũ này.
Hồi chưa có covid, tuần nào em cũng làm vài chuyến Hải Dương - Hà Nội và ngược lạiÁi chà, ngon lành gớm nhỉ. Nhờ có cụ em mới biết đấy, chứ em đi tàu HN-HP cách đây hơn 20 năm rồi.
Hôm nào em thử xem sao chứ lắm bữa nghĩ cảnh một mình lái xe trên cao tốc 5B mà oải kinh người.
Cụ kệ Thoòng đi.Đấy là ý kiến của bác và hoàn cảnh của bác, bác ko cần phải nói như kiểu bố đời như thế. Dịch vụ tạo ra là cho số đông chứ không phải cho một vài cá nhân riêng lẻ như bác. Còn việc năm 10 phút có một chuyến, tnói luôn là không bao giờ có đâu, lại còn đã tốc độ cao mà còn dùng Ở hết các ga, thị trấn thị tứ, lại càng ko có.
Cụ cần cộng thêm tối đa 200 k tiền taxi 2 đầu nữa. Cho là 350k đi.Hồi chưa có covid, tuần nào em cũng làm vài chuyến Hải Dương - Hà Nội và ngược lại
- Về kinh tế: 100k 2 chiều đi về cho quãng đường 120km là quá rẻ
- Ngồi tàu rộng rãi, thoải mái thảnh thơi hơn cả ngồi máy bay vì khoảng cách giữa các hàng ghế trên tàu lớn hơn máy bay
- An toàn nhàn hạ. Hơn 1 giờ ngồi tàu, mở ĐT vào OF chém gió thoải mái. Chưa kể nhiều hôm, trưởng tàu còn mời về khoang nhân viên pha trà bóc bánh kẹo mời khách hàng thân thiết của nhà tàu xơi
Ngành đường sắt vẫn còn quá nhiều cái dở, nhưng có cái hay thì em vẫn ghi nhận
Y như bưu điện, 7 thằng bàn giấy máy lạnh lương cao điều hành 3 ông trèo cột ngoài đường lương thấp. Sau cải tổ lại, chỉ 1 ông bàn giấy, 9 ông ra đường, cắt giảm 50 % nhân sự bàn giấy, ai không kham được thì nghỉ .... nay việc chạy, lương tốt, nhân viên tích cực.
Xin được lạm bàn về Bưu chính với 2 cụBưu điện giờ năng động thật - từ khi tách với viễn thông. Giờ nv bưu điện e thấy bán đủ thứ, vào bưu cục tưởng vào tạp hoá: bán cả dầu ăn nữa.
Em đi tàu vì 2 lẽ: say xe và nhà gần ga tàu. Riêng khoản nhà gần ga, em bớt đc 100k taxi rồiCụ cần cộng thêm tối đa 200 k tiền taxi 2 đầu nữa. Cho là 350k đi.
Nếu hình ảnh của cụ không photoshop thì có lẽ em sẽ chọn đi tàu.
Vậy vấn đề là ông Tổng Công ty ĐS muốn nắm tiền/quyền để giao cho các Công ty thành viên/đơn vị bảo trì, không muốn Cục ĐS ký HĐ bảo trì trực tiếp với các công ty con của mình.Theo báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam, sau khi được Bộ GTVT phân công giao kế hoạch và dự toán, tháng 1-2021, cục đã dự thảo hợp đồng đặt hàng bảo trì hạ tầng đường sắt. Cục đã mời 20 đơn vị bảo trì để đàm phán và ký hợp đồng đặt hàng nhưng đến thời điểm này các đơn vị không tiến hành ký hợp đồng.
Nguyên nhân là do VNR, hiện đang chiếm hơn 50% vốn chủ sở hữu tại các công ty này, không đồng ý cho các đơn vị thành viên ký kết hợp đồng với Cục Đường sắt. Đây chính là lý do việc đàm phán ký kết hợp đồng bị đình trệ. “Vì vậy, thông tin Bộ GTVT và Cục Đường sắt Việt Nam không giao dự toán ngân sách cho VNR và các đơn vị thành viên là không đúng bản chất vấn đề” - ông Lê Hoàng Minh thông tin.
...........................
Bộ Tài chính cho rằng việc giao dự toán ngân sách thực hiện quản lý, bảo trì đường sắt cho VNR là không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước tại khoản 1 Điều 49.
Trên cơ sở này, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ giao tiền bảo trì đường sắt cho Cục Đường sắt, sau đó mới giao về VNR theo góp ý của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, VNR không đồng ý phương án này.
Gói bảo trì đường sắt: Năm nào VNR cũng kêu cứu
(PLO)- Đường sắt Việt Nam đang rất lạc hậu, xuống cấp… nhưng đến nay vẫn trong tình trạng “đầu đi, chân ở lại”.plo.vn
Cụ nhầm rồi, cỡ 2000-2001 là có tàu nhanh 32h rồi. Cháu nhớ các cặp tàu nhanh SE1-2; còn càng SE5-6-7-8... thì là tàu thường chạy 36h rồi. Còn chậm hơn thì là 41h, giá vé chênh lệch nhiều.Cụ ý nhớ nhầm đấy chắc phải quãng 2lẻ 5 mới chạy 36 với 48 h HN-TPHCM.
Ko hay ho nhưng ko bỏ đc cụ ới.Tóm lại, 16 trang rồi mà vẫn chưa thấy cc chém xong cái đường sắt có gì hay ho nhỉ.
Xịtpẹ Phớp nhợn, tự dưng làm ra cái đường sắt làm ếu gì, chiếm mất bao nhiêu là đất, mấy chỗ ấy đi ...phân nô ích nước lợi nhà hơn.