[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,386 Mã lực
“Điều 22. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 07 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT mới vừa được Bộ GTVT ban hành chưa ráo mực.

Thế này là dự án CL- HĐ bị ăn quả lừa hả các cụ Leu leu , Cartoner, toimuondie
Câu giờ bắt nó đánh giá an toàn hệ thống giờ xong hết rồi lại không thẩm định hồ sơ là sao.
Thông tư này cũng giải thoát cho thằng BT-ST và Nhổn-GHn không phải thực hiện bước đánh giá an toàn.

Em cạn lời rồi.
Ở trong topic bị xoá thì em có 2 nhận xét.
1. Thằng CL-HĐ bị chơi sát ván, khi nó gần xong rồi thì đẻ ra cái món Chứng nhận an toàn hệ thống ở một cái Nghị định năm 2016 (Cái này là trái Luật vì Luật Đường sắt 2005 không quy định). Đến năm 2017 mới có Luật Đường sắt mới ra đời thì mới yêu cầu bắt buộc Chứng nhận ATHT với đường sắt đô thị.
2. Sau khi nghiền ngẫm Quy chuẩn VN về toa xe thì em có cảm nhận 2 thằng N-gHN, BT-ST chưa chắc qua được QCVN đâu mà đòi chạy.

Còn về cái Thông tư 32/2020 này đúng là cứu nét cho cả 2 thằng N-gHN và BT-ST.
Thằng N-gHN thì ký Hợp đồng với Tư vấn CNATHT rồi thì đương nhiên nó sẽ chạy, không phải qua Cục Đăng kiểm để thẩm định nữa.
Còn thằng BT-ST chưa có thông tin gì về Chứng nhận ATHT. Có khi nó vin vào Thông tư này để bỏ qua luôn.

Tuy nhiên, em cũng nói nhận định của mình là TT 32/2020/TT-BGTVT này có dấu hiệu trái Luật Đường sắt 2017.
Tại khoản 1 Điều 87 Luật Đường sắt vẫn yêu cầu những hoạt động nào chưa thực hiện thì vẫn phải thực hiện theo Luật (tiếp tục thực hiện khâu chứng nhận ATHT). Trong khi tại nội dung sửa đổi Điều 22 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT lại đưa ra phạm vi điều chỉnh ngoài Luật (tức là coi trước thời điểm Luật có hiệu lực thì không phải thực hiện chứng nhận ATHT).

Nếu em là thằng CL-HĐ thì kiện BGTVT ngay í chớ, hoặc là báo lên Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
“Điều 22. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 07 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT mới vừa được Bộ GTVT ban hành chưa ráo mực.

Thế này là dự án CL- HĐ bị ăn quả lừa hả các cụ Leu leu , Cartoner, toimuondie
Câu giờ bắt nó đánh giá an toàn hệ thống giờ xong hết rồi lại không thẩm định hồ sơ là sao.
Thông tư này cũng giải thoát cho thằng BT-ST và Nhổn-GHn không phải thực hiện bước đánh giá an toàn.

Em cạn lời rồi.
Em đọc thì có vẻ như Bộ GTVT sẽ đếch liên quan, đếch chịu trách nhiệm gì về quản lý an toàn đối với các hệ thống tàu điện. Đá quả bóng trách nhiệm đó cho chủ đầu tư. Bộ từ chối chức năng quản lý nhà nước luôn.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,401
Động cơ
467,978 Mã lực
Em vừa đi qua NTS. Nhìn thấy đoàn tầu chạy qua ấn tượng phết. Hi vọng nó trả lại đúng tên cho cái ngã này là NTS chứ k phải NTK😂
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,759
Động cơ
538,229 Mã lực

Gia đình khiến ông Bình suy nghĩ nhiều nhất. Lá đơn tố cáo đầu tiên in ra, chưa ký, ông để trong ngăn bàn và quyết định sẽ nói chuyện với gia đình trước. Cuộc trò chuyện có vợ, các con và hai bên nội ngoại. "Tôi là người trực tiếp tố cáo, đã xác định tâm thế nên khó khăn đến mấy tôi cũng chịu được, còn vợ con không liên quan gì đến công việc của tôi, nhưng lại phải gánh chịu phần nào. Không ai muốn mình như thế này, nhưng gia đình ủng hộ quyền của tôi và con đường tôi đã chọn. Hai bên nội ngoại cũng cho phép tôi làm theo đúng quy định pháp luật", ông Bình nói.

"Trong hơn sáu năm qua, ngoài pháp luật thì vợ tôi là chỗ dựa tinh thần cho tôi. Tháng trước, khi họp công bố kết luận thanh tra về sai phạm tại dự án Nhổn - ga Hà Nội xong, người đầu tiên tôi gọi để báo tin là vợ, sau đó tắt điện thoại và xin nghỉ phép", ông Bình chia sẻ thêm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,386 Mã lực
Nhận định của “chiên za” qua dự ớn CL-HĐ

1. TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: Dự án Cát Linh – Hà Đông tàu chạy được là may vì công nghệ rất cũ, thế giới chẳng còn ai làm. Đội vốn và chậm như thế thì không thể coi đó là dự án thành công được. Thành công ban đầu là chạy được, nhưng dự án là phải có lãi nên tới đây có bao nhiêu người Hà Nội sử dụng phương tiện này và lãi bao nhiêu mới là quan trọng”.
https://danviet.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dongchay-thu-thanh-cong-khong-nen-vui-qua-som-7777914883.htm

2. PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng điểm này không ổn, bởi ở các nước, việc chậm trễ giờ tàu về ga chỉ được tính bằng từng giây, chứ không thể cho phép chậm tới hàng trăm giây như Cát Linh - Hà Đông.
https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tau-cat-linh-ha-dong-cham-ve-ga-1-2-phut-khong-on-3424407/

3. PGS. TS Nguyễn Hồng Thái (Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội): Ở các nước, việc xây dựng đường sắt kiểu uốn lượn như thế là rất hiếm vì họ có kĩ thuật cao, dù không có cưỡng bức thì người điều khiển vẫn đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khi điều khiển phương tiện.
4. TS. Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM), các tuyến đường sắt ở nước ngoài không có chuyện uốn lượn lên xuống như vậy. Việc uốn lượn chỉ làm khó khăn thêm nhiều thứ chứ không đem lại lợi ích nào.
https://tuoitre.vn/y-kien-trai-chieu-ve-duong-sat-tren-cao-uon-luon-toi-uu-767490.htm

5. PGS. TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, để phát huy tốc độ và an toàn, đường sắt phải bằng, thẳng và phẳng. Nếu tốc độ cao mà đường không thẳng (bị vồng lên) có thể sẽ “bốc bánh” dẫn đến trật bánh. Đây là đoàn tàu trên cao mà bị trật bánh sẽ rất mất an toàn.
https://baodansinh.vn/duong-sat-cat-linh---ha-dong-uon-luon-map-mo-khong-binh-thuong-ve-ca-tham-my-va-an-toan-11506.htm

6. TS. Phạm Sanh: “Như vậy, lý luận này dựa vào thuyết cân bằng năng lượng. Nhưng đây là đoàn tàu chứ không phải là hòn bi thả xuống dốc rồi leo lên dốc. Những sáng kiến này từ thế kỷ XIX người ta cũng nói đến nhưng không ai áp dụng cái này để tiết kiệm năng lượng, để so sánh và chọn lựa với những yếu tố khác. Nhất là trong thiết kế hiện đại, người ta không nhắc đến yếu tố này nữa”.
https://baoxaydung.com.vn/dia-the-bang-phang-nhu-ha-noi-ma-phai-di-tau-luon-154607.html

=> Đặc điểm chung: Không có kiến thức về đường sắt đô thị.
 

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
580
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
35
Toàn các giáo sư tiến sỹ mà sai hết sao cụ? Mà có thể công nghệ CLHD đúng là cũ thật nên mới uốn lượn vậy, chứ tuyến số 1 trong nam đâu có vậy đâu?
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,386 Mã lực
Toàn các giáo sư tiến sỹ mà sai hết sao cụ? Mà có thể công nghệ CLHD đúng là cũ thật nên mới uốn lượn vậy, chứ tuyến số 1 trong nam đâu có vậy đâu?
Tuyến Elizabeth (London) đang xây dựng
1609131584362.png


Tuyến Nhổn - ga Hà Nội
1609131596467.png

Tuyến số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) kéo dài của tuyến số 1. Sau khi rút kinh nghiệm từ thiết kế ngớ ngẩn của tuyến số 1
1609131612475.png

Và đây là kết luận của nghiên cứu khoa học, chứ không phải chém gió
1609131626477.png

1609131635455.png
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Nhận định của “chiên za” qua dự ớn CL-HĐ

1. TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: Dự án Cát Linh – Hà Đông tàu chạy được là may vì công nghệ rất cũ, thế giới chẳng còn ai làm. Đội vốn và chậm như thế thì không thể coi đó là dự án thành công được. Thành công ban đầu là chạy được, nhưng dự án là phải có lãi nên tới đây có bao nhiêu người Hà Nội sử dụng phương tiện này và lãi bao nhiêu mới là quan trọng”.
https://danviet.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dongchay-thu-thanh-cong-khong-nen-vui-qua-som-7777914883.htm

2. PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng điểm này không ổn, bởi ở các nước, việc chậm trễ giờ tàu về ga chỉ được tính bằng từng giây, chứ không thể cho phép chậm tới hàng trăm giây như Cát Linh - Hà Đông.
https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tau-cat-linh-ha-dong-cham-ve-ga-1-2-phut-khong-on-3424407/

3. PGS. TS Nguyễn Hồng Thái (Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội): Ở các nước, việc xây dựng đường sắt kiểu uốn lượn như thế là rất hiếm vì họ có kĩ thuật cao, dù không có cưỡng bức thì người điều khiển vẫn đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khi điều khiển phương tiện.
4. TS. Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM), các tuyến đường sắt ở nước ngoài không có chuyện uốn lượn lên xuống như vậy. Việc uốn lượn chỉ làm khó khăn thêm nhiều thứ chứ không đem lại lợi ích nào.
https://tuoitre.vn/y-kien-trai-chieu-ve-duong-sat-tren-cao-uon-luon-toi-uu-767490.htm

5. PGS. TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, để phát huy tốc độ và an toàn, đường sắt phải bằng, thẳng và phẳng. Nếu tốc độ cao mà đường không thẳng (bị vồng lên) có thể sẽ “bốc bánh” dẫn đến trật bánh. Đây là đoàn tàu trên cao mà bị trật bánh sẽ rất mất an toàn.
https://baodansinh.vn/duong-sat-cat-linh---ha-dong-uon-luon-map-mo-khong-binh-thuong-ve-ca-tham-my-va-an-toan-11506.htm

6. TS. Phạm Sanh: “Như vậy, lý luận này dựa vào thuyết cân bằng năng lượng. Nhưng đây là đoàn tàu chứ không phải là hòn bi thả xuống dốc rồi leo lên dốc. Những sáng kiến này từ thế kỷ XIX người ta cũng nói đến nhưng không ai áp dụng cái này để tiết kiệm năng lượng, để so sánh và chọn lựa với những yếu tố khác. Nhất là trong thiết kế hiện đại, người ta không nhắc đến yếu tố này nữa”.
https://baoxaydung.com.vn/dia-the-bang-phang-nhu-ha-noi-ma-phai-di-tau-luon-154607.html

=> Đặc điểm chung: Không có kiến thức về đường sắt đô thị.
Mấy tiến sỹ kinh tế hay chính trị mà chém gió về kỹ thuật thì biết cái mẹ gì mà chém. Nhưng mấy ông ngành GTVT mà ăn nói bạt mạng thì có lẽ phải xem lại quá trình lấy bằng tiến sỹ như thế nào. Khi chưa hiểu vấn đề kỹ thuật mà chém gió thì quá thiếu năng lực kỹ thuật.
Em là kỹ sư quèn, đứng trước 1 thiết kế khác lạ là phải tìm hiểu chán chê lúc nào tạm hiểu nguyên nhân tại sao mới mới thôi. Đằng này là tiến sỹ mà chém gió sai thì hỏng hẳn.
Tại sao VN hay sử dụng nhà thầu ngoại có lẽ là vì những thành phần không biết gì nhưng giỏi chém gió như thế này.
Kiểu tiến sỹ "biết tuốt" cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, thậm chí quản lý nhà nước mà "biết tuốt" nữa thì có khi thảm họa.
Chán.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,415
Động cơ
113,864 Mã lực
Toàn các giáo sư tiến sỹ mà sai hết sao cụ? Mà có thể công nghệ CLHD đúng là cũ thật nên mới uốn lượn vậy, chứ tuyến số 1 trong nam đâu có vậy đâu?
Đúng thế, nhìn cái CL-HĐ như này rợn cả người cụ nhỉ =))

CB80555B-0E45-44FB-AC4F-7D192C6F6495.jpeg
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,418
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
“Điều 22. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 07 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT mới vừa được Bộ GTVT ban hành chưa ráo mực.

Thế này là dự án CL- HĐ bị ăn quả lừa hả các cụ Leu leu , Cartoner, toimuondie
Câu giờ bắt nó đánh giá an toàn hệ thống giờ xong hết rồi lại không thẩm định hồ sơ là sao.
Thông tư này cũng giải thoát cho thằng BT-ST và Nhổn-GHn không phải thực hiện bước đánh giá an toàn.

Em cạn lời rồi.
Thế này là tàu cảm tử vẫn trên giấy và chưa biết bao giờ mới chạy hả cụ :))
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,415
Động cơ
113,864 Mã lực
Thế này là tàu cảm tử vẫn trên giấy và chưa biết bao giờ mới chạy hả cụ :))
Như này là sau khi ép CL-HĐ như ép nước mía, giờ nó xong hết rồi mà sợ bị dư luận quay ra thắc mắc những vấn đề tương tự đối với N-gHN và BT-ST, nên dọn đường trước cho 2 thằng kia soft landing đấy cụ. Nghĩa là CL-HĐ sắp chạy thật, và các tuyến khác cũng sẽ thoát vòng kim cô, tiết kiệm tiến độ 1-2 năm, tội vạ đâu CĐT chịu.
 

CNH

Xe hơi
Biển số
OF-623606
Ngày cấp bằng
14/3/19
Số km
123
Động cơ
133,298 Mã lực
nghe đồn từ từ 1.1.2021 tới 19.01.2021 là dân được đi tàu free hả các cụ
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,507 Mã lực
nghe đồn từ từ 1.1.2021 tới 19.01.2021 là dân được đi tàu free hả các cụ
Em nghĩ là chưa.
31/12 là xong chạy thử, họp hành ra chứng nhận an toàn.
Hội đồng NTNN lại họp, CĐT ký nghiệm thu, chuyển tiền cho nhà thầu...
Nhà thầu bàn giao cho Hà Nội...
Em nghĩ nhanh thì 01/2
Chắc cho đi miễn phí dịp tết âm lịch
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Vậy cuối cùng là lượn tốt hơn phẳng hả các cụ? Cl- Hđ là cố tình làm cho nó lượn?
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,795
Động cơ
8,612 Mã lực
Em nghĩ là chưa.
31/12 là xong chạy thử, họp hành ra chứng nhận an toàn.
Hội đồng NTNN lại họp, CĐT ký nghiệm thu, chuyển tiền cho nhà thầu...
Nhà thầu bàn giao cho Hà Nội...
Em nghĩ nhanh thì 01/2
Chắc cho đi miễn phí dịp tết âm lịch
Đi trước khai mạc ĐH (22/1) để còn chào mừng chứ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,386 Mã lực
nghe đồn từ từ 1.1.2021 tới 19.01.2021 là dân được đi tàu free hả các cụ
Em nghĩ là chưa.
31/12 là xong chạy thử, họp hành ra chứng nhận an toàn.
Hội đồng NTNN lại họp, CĐT ký nghiệm thu, chuyển tiền cho nhà thầu...
Nhà thầu bàn giao cho Hà Nội...
Em nghĩ nhanh thì 01/2
Chắc cho đi miễn phí dịp tết âm lịch
Đi trước khai mạc ĐH (22/1) để còn chào mừng chứ.
Em đoán là sẽ bàn giao cho HN trước Đại hội. Tất nhiên trước lúc đó vẫn là do Bộ GTVT quản lý, việc giả thiết thời gian 1/1 đến 19/1 rất trùng khớp với tiến độ dự kiến bàn giao. Và có cho dân đi thử hay không là quyền của Bộ GTVT.

Còn HN thì công bố là khi nào chính thức vận hành thì cho nhân dân đi miễn phí 15 ngày.

Rất có thể sẽ có 2 đợt miễn phí cho nhân dân, 1 đợt do BGTVT quản lý, 1 đợt do HN quản lý. Tuy nhiên đợt của HN thì chắc hơn vì đã công bố rồi.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,740
Động cơ
524,041 Mã lực
Em đọc thì có vẻ như Bộ GTVT sẽ đếch liên quan, đếch chịu trách nhiệm gì về quản lý an toàn đối với các hệ thống tàu điện. Đá quả bóng trách nhiệm đó cho chủ đầu tư. Bộ từ chối chức năng quản lý nhà nước luôn.
đến cái món giấy phép lái xe còn dâng cho bộ CA mà, may quốc hội tỉnh
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top