Em cung cấp thông tin cho hội nghị như sau:
1. Giới hạn tiếng ồn được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT.
Theo đó người ta không tính đến các đối tượng đi lại, đứng cạnh/dưới/trên tuyến đường sắt đâu. Người ta chỉ tính xem tiếng ồn đến : Bệnh viện, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa (khu vực đặc biệt) và khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính (khu vực thông thường).
Nếu những địa điểm trên đo được tiếng ồn vượt giới hạn khi có tàu chạy, nghĩa là tuyến đường sắt không bảo đảm môi trường.
2. Tùy thuộc hệ thống đường sắt, hệ thống chắn ồn (phản xạ âm/hấp thụ âm) và khoảng cách đến địa điểm đo thì mức ồn khác nhau. Do đó phải đo trực tiếp tại địa điểm nêu ở khoản 1 trên thì mới biết được là ồn thế nào.
Ở cái Báo cáo đánh giá do Ban QLDA lập tháng 7/2024 tự dưng lôi thằng CL-HĐ vào so sánh là rất tào lao. Thằng CL-HĐ còn xuyên qua khu dân cư, nhưng nó là tấm tiêu âm nên theo phương ngang tàu chạy gần như không ảnh hưởng.
(Các cụ đứng dưới gầm cầu thì âm thanh nó truyền qua dầm thì tàu nào cũng như nhau, chẳng lẽ đi lắp tấm tiêu âm dưới dầm cầu???).
3. Thằng N-gHN đã chỉ ra là dầm U chẳng có tác dụng mấy. Đến thằng Dubai xịn xò kia, cũng dầm U kia mà phải bồi thường cho dân và lắp thêm tấm chống ồn vì dân kêu rồi.
Residents whose homes have been affected by loud noise and damage from trains at the Dubai Metro's Rashidiya station have received Dh250,000 each as compensation.
www.thenationalnews.com
4. Thằng N-gHN lý luận thì lươn khươn (còn thiếu đo tiếng ồn sau 21h), so sánh thì khập khiễng. Có quả lôi thẩm mỹ viện vào làm địa điểm đối chứng thì em thấy hơi hài hước.
Cụ thể như thế nào thì các cụ lật lại vài trang, tải cái Báo cáo môi trường do Ban QL lập, đăng trên web của BTNMT sẽ rõ.