[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nào nói bộ KHĐT cũng phải cho ý kiến ngay từ đầu. Chứ giờ mà đồng ý sau trong hội đồng thẩm định quốc gia lại bảo ko được thì khác gì tự tát vào mặt mình.

Về Đề án về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, theo Thủ tướng ***************, đây là việc lớn, quan trọng, phải lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ trước khi trình cấp có thẩm quyền để triển khai, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,407
Động cơ
-23,561 Mã lực
Tuổi
54
Cửu vạn kêu vì chủ hàng không muốn sử dụng dịch vụ của anh Đường xắt nữa, bác ạ.
Chứ không phải thiếu chân hàng.
Bên tôi trước đây hay gửi hàng, qua ĐS nó rẻ hơn, và chậm. Đôi khi mất cả tuần đến 9 ngày.
Có lẽ vì nó đợi full toa tàu.
Chứ giờ mà có 1 đường chạy tử tế Bắc Nam, chỉ cần tốc độ 100kmh, miễn là ổn định, thì nông sản từ Cửu Long qua tàu khựa, lên đấy hết.

Hướng Bắc >> Nam chủ yếu là gì thì tôi chịu, ngoài lượng hàng Tàu.
Nói vậy thì cũng huề vốn thôi cụ. "Đường chạy tử tế"? Như thế nào thì được gọi là chạy tử tế?

Nhu cầu vận chuyển hàng Bắc - Nam là rất lớn, nhưng vận chuyển bằng phương tiện gì thì do chủ hàng quyết định. Và thường họ dựa trên tiêu chí: giá thành, thời gian và độ an toàn...

- Về giá thành: Đúng là giá cước vc ĐS khá rẻ, nhưng lại khá lằng nhằng khi phải thuê xe đầu kéo kéo hàng ra ga và thuê kéo về kho. Chi phí vc rẻ vì chưa tính thêm các chi phí này, và đôi khi chi phí bốc xếp chuyển cont vào và rời khỏi ga. Và khi đầu tư nhà ga mới, kho bãi mới, hệ thống điều vận mới, đoàn tàu mới, khấu hao lại từ đầu.... thì chi phi vc sẽ tăng lên bao nhiêu? có còn là rẻ như trước không? Có còn cạnh tranh nổi với đường bộ về giá ko?

- Thời gian VC: Về thời gian cần thiết cho tàu hàng chạy Bắc - Nam là >60 giờ. Nhưng thực tế nó mất 7 - 9 ngày như cụ nói, vì sao? Chủ yếu là vì thời gian chờ đợi đủ hàng lên đủ toa hàng. Tức là nhu cầu VTĐS của tư nhân hiện tại là không đủ lớn. Vậy bê nguyên sang ĐS mới thì có gì thay đổi? ĐS khách - hàng là ĐS ưu tiên chở khách, nên tàu hàng vẫn chỉ có thể chạy ngày vài tiếng mà thôi. Tức là về cách quản lý thì chả khác gì hiện giờ cả.

Giá vận chuyển tăng, thời gian chưa chắc giảm thì có gì để thu hút nổi chủ hàng thay đổi phương thức vận tải? Muốn giá VTĐS giảm hoặc cũng lắm là giữ nguyên và thời gian vc giảm thì hãy sử dụng ĐS hiện tại mà chở hàng.

------
Nhiều cụ trên này cũng mắc phải "căn bệnh" đào sâu đến tận tiểu tiết để "dìm" phương án này xuống và mặc định phương án còn lại là tốt. Nhưng nó có thực sự khả thi hay ko thì ko hề "bóc tách" ra để nghiên cứu.
 
Chỉnh sửa cuối:

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Nói vậy thì cũng huề vốn thôi cụ. "Đường chạy tử tế"? Như thế nào thì được gọi là chạy tử tế?

Nhu cầu vận chuyển hàng Bắc - Nam là rất lớn, nhưng vận chuyển bằng phương tiện gì thì do chủ hàng quyết định. Và thường họ dựa trên tiêu chí: giá thành, thời gian và độ an toàn...

- Về giá thành: Đúng là giá cước vc ĐS khá rẻ, nhưng lại khá lằng nhằng khi phải thuê xe đầu kéo kéo hàng ra ga và thuê kéo về kho. Chi phí vc rẻ vì chưa tính thêm các chi phí này, và đôi khi chi phí bốc xếp chuyển cont vào và rời khỏi ga. Và khi đầu tư nhà ga mới, kho bãi mới, hệ thống điều vận mới, đoàn tàu mới, khấu hao lại từ đầu.... thì chi phi vc sẽ tăng lên bao nhiêu? có còn là rẻ như trước không? Có còn cạnh tranh nổi với đường bộ về giá ko?

- Thời gian VC: Về thời gian cần thiết cho tàu hàng chạy Bắc - Nam là >60 giờ. Nhưng thực tế nó mất 7 - 9 ngày như cụ nói, vì sao? Chủ yếu là vì thời gian chờ đợi đủ hàng lên đủ toa hàng. Tức là nhu cầu VTĐS của tư nhân hiện tại là không đủ lớn. Vậy bê nguyên sang ĐS mới thì có gì thay đổi? ĐS khách - hàng là ĐS ưu tiên chở khách, nên tàu hàng vẫn chỉ có thể chạy ngày vài tiếng mà thôi. Tức là về cách quản lý thì chả khác gì hiện giờ cả.

Giá vận chuyển tăng, thời gian chưa chắc giảm thì có gì để thu hút nổi chủ hàng thay đổi phương thức vận tải? Muốn giá VTĐS giảm hoặc cũng lắm là giữ nguyên và thời gian vc giảm thì hãy sử dụng ĐS hiện tại mà chở hàng.

------
Nhiều cụ trên này cũng mắc phải "căn bệnh" đào sâu đến tận tiểu tiết để "dìm" phương án này xuống và mặc định phương án còn lại là tốt. Nhưng nó có thực sự khả thi hay ko thì ko hề "bóc tách" ra để nghiên cứu.
Về Giá cước thì trước hết, nó cần rẻ đã bác ạ.
Cái này nó đang đáp ứng tốt.

Về thời gian, thực tế thì các lô hàng nhỏ lẻ, dù đi đường nào, vẫn phải đợi đủ hàng, bác ạ.
Bên tôi thì chỉ gửi hàng kiểu Dự phòng: Đầu Sài Gòn đặt hàng cho Quý tới, nên việc chậm dăm ngày, không vấn đề gì.

Về chuyển tải: Phần lớn hàng hoá vẫn chuyển tải đến Kho khách hàng.
Trừ khi bác có đủ chân hàng để chạy 1 xe full hoặc vài xe full tải; nhưng vẫn có 1-2 xe phải chạy lẻ đằng sau, và do đó, vẫn phải chuyển tải.
Khoản này thì tương tự Đường biển, đội Đường sắt tốt hơn, vì phương tiện nó sẵn hơn.
Đội Xe tải, bốc tay nhiều lắm.

Như mô hình tụi tôi (và vô vàn doanh nghiệp vừa vừa đều vậy) đã làm: Gửi hàng vừa phải, độ 600-700kgs quy đổi.
Nó cử 1 xe đến kho nội đô nhận hàng - vận chuyển - cử 1 xe trả hàng ở đầu HCM.
Và ngược lại.

Với hoa quả và container RF thì tụi Đường bộ chưa làm được:
Thuê vỏ RF ở miền nam, chạy thẳng 1 mạch tới biên giới, chuyển tải cả container sang China.
Hiện giờ, tôi thấy chủ yếu vẫn chạy container lạnh, nhưng đến biên giới là phải chuyển tải, tốn tiền khủng khiếp.
Rồi chạy xe không tải về; có đôi chút hàng chạy về thật, nhưng với container RF, rất khó để chở hàng khô, vì nó phải bảo vệ cái vỏ cont của nó.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Khoảng dưới 500km thì ĐSCT là lựa chọn đầu tiên.
Trên 500km thì so sánh với máy bay về chở khách, trên 700km thì so sánh với đường bộ về chở hàng.

Các cụ cứ nhẩm tính phân bố hành lang Tokyo-Osaka (550km), Bắc Kinh - Thượng Hải (1320km) muốn có lãi là nó bao phủ lần lượt 80 triệu và 400 triệu dân số.

Đối chiếu VN, dài 1550km, chiếm 60% dân số (coi 60 triệu đi) thì lỗ sấp mặt. Chạy mô hình các kiểu thì cũng phải phủ 200 triệu dân thì mới bắt đầu hoà vốn.

Hiện nay mức sinh thay thế ở VN đã <2. Tức là dân số sẽ đi ngang và giảm trong 20-30 năm tới. Tức là nhìn thấy chỉ chở khách là móm rồi. Đó là lý do chọn 250 km/h hay 350 km/h đều phải kèm thêm chở hàng. Đường sắt chở hàng mới giảm lỗ được, nếu không có mật độ dân số quanh tuyến đủ lớn. Đây là bài học và kinh nghiệm trên thế giới.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Khoảng dưới 500km thì ĐSCT là lựa chọn đầu tiên.
Trên 500km thì so sánh với máy bay về chở khách, trên 700km thì so sánh với đường bộ về chở hàng.

Các cụ cứ nhẩm tính phân bố hành lang Tokyo-Osaka (550km), Bắc Kinh - Thượng Hải (1320km) muốn có lãi là nó bao phủ lần lượt 80 triệu và 400 triệu dân số.

Đối chiếu VN, dài 1550km, chiếm 60% dân số (coi 60 triệu đi) thì lỗ sấp mặt. Chạy mô hình các kiểu thì cũng phải phủ 200 triệu dân thì mới bắt đầu hoà vốn.

Hiện nay mức sinh thay thế ở VN đã <2. Tức là dân số sẽ đi ngang và giảm trong 20-30 năm tới. Tức là nhìn thấy chỉ chở khách là móm rồi. Đó là lý do chọn 250 km/h hay 350 km/h đều phải kèm thêm chở hàng. Đường sắt chở hàng mới giảm lỗ được, nếu không có mật độ dân số quanh tuyến đủ lớn. Đây là bài học và kinh nghiệm trên thế giới.
Khồng, không thể như thế được, bác ạ.
Các cấp chỉ đạo rồi, sai làm sao được.
Dân thiếu thì lấy khách du lịch bù vào.

Chúng ta đang xây cái sân bay công suất 100 triệu chú kia kìa.
Cần giảm tải cho cái sân bay mới ấy, bác ạ.


Thành thực là tôi không hiểu được 1 hệ thống đường sắt chỉ chở khách - nhét hàng hoá vào khi có nhu cầu.
Vi diệu thật.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,407
Động cơ
-23,561 Mã lực
Tuổi
54
Về Giá cước thì trước hết, nó cần rẻ đã bác ạ.
Cái này nó đang đáp ứng tốt.

Về thời gian, thực tế thì các lô hàng nhỏ lẻ, dù đi đường nào, vẫn phải đợi đủ hàng, bác ạ.
Bên tôi thì chỉ gửi hàng kiểu Dự phòng: Đầu Sài Gòn đặt hàng cho Quý tới, nên việc chậm dăm ngày, không vấn đề gì.

Về chuyển tải: Phần lớn hàng hoá vẫn chuyển tải đến Kho khách hàng.
Trừ khi bác có đủ chân hàng để chạy 1 xe full hoặc vài xe full tải; nhưng vẫn có 1-2 xe phải chạy lẻ đằng sau, và do đó, vẫn phải chuyển tải.
Khoản này thì tương tự Đường biển, đội Đường sắt tốt hơn, vì phương tiện nó sẵn hơn.
Đội Xe tải, bốc tay nhiều lắm.

Như mô hình tụi tôi (và vô vàn doanh nghiệp vừa vừa đều vậy) đã làm: Gửi hàng vừa phải, độ 600-700kgs quy đổi.
Nó cử 1 xe đến kho nội đô nhận hàng - vận chuyển - cử 1 xe trả hàng ở đầu HCM.
Và ngược lại.

Với hoa quả và container RF thì tụi Đường bộ chưa làm được:
Thuê vỏ RF ở miền nam, chạy thẳng 1 mạch tới biên giới, chuyển tải cả container sang China.
Hiện giờ, tôi thấy chủ yếu vẫn chạy container lạnh, nhưng đến biên giới là phải chuyển tải, tốn tiền khủng khiếp.
Rồi chạy xe không tải về; có đôi chút hàng chạy về thật, nhưng với container RF, rất khó để chở hàng khô, vì nó phải bảo vệ cái vỏ cont của nó.
Thì đó, muốn vc đầu tiên là giá phải rẻ. Ít nhất là giữ như hiện tại chứ tăng lên thì ko cạnh tranh nổi với đường bộ nữa.

Nhà cháu đang nói hàng nguyên cont. Hàng nguyên cont thì đi đường bộ chỉ một lần thuê xe đầu kéo, nhận từ kho và trả đến kho luôn. Trong khi đó ĐS thì phải thuê đầu kéo kéo cont ra ga, bốc xếp chuyển đổi cont nếu cần và cuối cùng là thuê xe kéo từ ga đến về kho. Chi phí thêm vào không hề rẻ.

Còn hàng lẻ, hàng ghép thì ĐS hay ĐB thì cũng vận hành như nhau, và giá cũng cao hơn hàng nguyên cont nhiều. Nhà cháu vẫn gửi 100 - 200kg hàng mỗi lần đi HCM nên nhà cháu biết. Giá ĐS hiện giờ rẻ hơn ĐB. Nhưng nếu chi phí VTĐS mà tăng thì nhà cháu đi đường bộ cho nhanh.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Khồng, không thể như thế được, bác ạ.
Các cấp chỉ đạo rồi, sai làm sao được.
Dân thiếu thì lấy khách du lịch bù vào.

Chúng ta đang xây cái sân bay công suất 100 triệu chú kia kìa.
Cần giảm tải cho cái sân bay mới ấy, bác ạ.


Thành thực là tôi không hiểu được 1 hệ thống đường sắt chỉ chở khách - nhét hàng hoá vào khi có nhu cầu.
Vi diệu thật.
Cái này được phân tích nhiều là do Bộ GTVT trình ba lăng nhăng, một phần do năng lực, một phần có NB đứng sau.
Chẳng hiểu sao một đất nước có liên vận đường sắt, giáp biên giới với 3 quốc gia khác mà lại đi nghe một ông đảo quốc tư vấn, không những thế lại là mấy đảo mới gộp thành nước. Mà đảo quốc kia thì chở hàng loanh quanh giữa mấy cái đảo thì chơi thể loại nào chẳng được - hay nói thẳng ra làm gì có kinh nghiệm đường sắt hỗn hợp mà tư vấn.

Về chạy hỗn hợp khách + hàng thì châu Âu có thừa kinh nghiệm, mấy nước mới bắt đầu gần đây như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chơi hỗn hợp.

Còn anh hàng xóm thì định hướng rất rõ, hoặc là chở khách 250 km/h, 350 km/h; hoặc là hỗn hợp trong đó tàu khách lên đến 200 km/h. Chở khách chỉ duy nhất Bắc Kinh - Thượng Hãi lãi (sắp tới là Bắc Kinh - Thiên Tân) còn lại là lỗ. Còn chở hàng thì nhiều tuyến lãi khủng, đặc biệt là cái tuyến gì chở than Đại Tần.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,004
Động cơ
398,443 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thì đó, muốn vc đầu tiên là giá phải rẻ. Ít nhất là giữ như hiện tại chứ tăng lên thì ko cạnh tranh nổi với đường bộ nữa.

Nhà cháu đang nói hàng nguyên cont. Hàng nguyên cont thì đi đường bộ chỉ một lần thuê xe đầu kéo, nhận từ kho và trả đến kho luôn. Trong khi đó ĐS thì phải thuê đầu kéo kéo cont ra ga, bốc xếp chuyển đổi cont nếu cần và cuối cùng là thuê xe kéo từ ga đến về kho. Chi phí thêm vào không hề rẻ.

Còn hàng lẻ, hàng ghép thì ĐS hay ĐB thì cũng vận hành như nhau, và giá cũng cao hơn hàng nguyên cont nhiều. Nhà cháu vẫn gửi 100 - 200kg hàng mỗi lần đi HCM nên nhà cháu biết. Giá ĐS hiện giờ rẻ hơn ĐB. Nhưng nếu chi phí VTĐS mà tăng thì nhà cháu đi đường bộ cho nhanh.
Cái cụ nói chính là Logistic đấy ợ.

Cái chủ hàng cần là hàng từ kho đến kho. Về mặt tự nhiên thì xe tải kéo cont làm được điều này đơn giản, trong khi đường sắt như cụ nói thì phải 3 chặng: 1/Kho đến ga, 2/ Ga đến ga và 3/ Ga đến kho.

Đường sắt muốn tăng thị phần thì phải tự tổ chức được cả 3 chặng này với tổng chi phí rẻ và đủ nhanh cho khách hàng. Chứ không thể chỉ dựa vào mỗi chi phí rẻ từ ga đến ga, tức là mỗi chặng 2 được.
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,441
Động cơ
748,054 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cửu vạn kêu vì chủ hàng không muốn sử dụng dịch vụ của anh Đường xắt nữa, bác ạ.
Chứ không phải thiếu chân hàng.
Bên tôi trước đây hay gửi hàng, qua ĐS nó rẻ hơn, và chậm. Đôi khi mất cả tuần đến 9 ngày.
Có lẽ vì nó đợi full toa tàu.
Chứ giờ mà có 1 đường chạy tử tế Bắc Nam, chỉ cần tốc độ 100kmh, miễn là ổn định, thì nông sản từ Cửu Long qua tàu khựa, lên đấy hết.

Hướng Bắc >> Nam chủ yếu là gì thì tôi chịu, ngoài lượng hàng Tàu.
Hàng tiêu dùng TQ chuyển vào Nam nhiều chứ cụ, mình nhập hàng Trung nhiều hơn Trung nhập hàng của mình đấy.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,121
Động cơ
77,016 Mã lực
Em hỏi cụ thể chút là chở hàng nặng là chở hàng gì ? Ở đâu vậy ?
Hàng siêu trọng là quặng, xe hơi, sản phẩm cơ khí.... Ví dụ thế
Nhu cầu chở hàng nặng là nhu cầu ở đâu, từ chỗ nào đến chỗ nào, đường sắt muốn chở hàng đó có phải làm ga ở vùng nguyên liệu không ? Bốc dỡ thế nào ?
Từ hơn 10 năm trước chuyện phải chở hàng nặng hay siêu nặng được đưa ra như tiền đề, tuy nhiên, nhu cầu chuyển hàng nặng từ Nam ra Bắc là thế nào ? Cái gì ? Từ đâu đến đâu ? Một năm bao nhiêu ? Lấy ví dụ hiện tại thì hàng đó đi biển hết chứ chả có nhu cầu đi bộ.
Nói thẳng, em thấy việc đưa nhu cầu hàng nặng hay siêu nặng vào không rõ ràng gì, nhu cầu của nó có nhiều đến độ phải xây cho nó không ? xây thì thêm bao nhiêu để phục vụ bao nhiêu hoàn toàn không có
Nhưng nó chậm 3 ngày mới tới HN, nếu có tuyến 160km thì chỉ 1 ngày thôi.
Thứ nhất tàu chở hàng chỉ chạy được 120km/h và cái đường sắt khổ 1m của mình cải tạo lại chạy tốt ở mức 100/h. Chỉ là nó là đường đơn, các khu gian không nhiều, nên nó tránh tàu khách nên chậm thôi. Chứ sau tàu khách chuyển qua cao tốc thì tàu hàng chạy bắc nam nhiều hơn tuyến mới có nửa ngày, so với một dự án chạy khấu hao từ đầu và dự án chạy khấu hao đã hết thì cái nào có lợi hơn.

Khoảng dưới 500km thì ĐSCT là lựa chọn đầu tiên.
Trên 500km thì so sánh với máy bay về chở khách, trên 700km thì so sánh với đường bộ về chở hàng.

Các cụ cứ nhẩm tính phân bố hành lang Tokyo-Osaka (550km), Bắc Kinh - Thượng Hải (1320km) muốn có lãi là nó bao phủ lần lượt 80 triệu và 400 triệu dân số.

Đối chiếu VN, dài 1550km, chiếm 60% dân số (coi 60 triệu đi) thì lỗ sấp mặt. Chạy mô hình các kiểu thì cũng phải phủ 200 triệu dân thì mới bắt đầu hoà vốn.

Hiện nay mức sinh thay thế ở VN đã <2. Tức là dân số sẽ đi ngang và giảm trong 20-30 năm tới. Tức là nhìn thấy chỉ chở khách là móm rồi. Đó là lý do chọn 250 km/h hay 350 km/h đều phải kèm thêm chở hàng. Đường sắt chở hàng mới giảm lỗ được, nếu không có mật độ dân số quanh tuyến đủ lớn. Đây là bài học và kinh nghiệm trên thế giới.
Lỗ thì đã được tính trong phần vốn góp của nhà nước (dự kiến bán đất khoảng 20 tỷ đô)
Và cụ so sánh dự án của Nhật với việc dùng đồ nhật khá đắt đỏ với đồ tàu và xây dựng ở Việt nam.
Em giả sử thôi. Chúng ta xây được hạ tầng bằng =1/2 giá nhật xây? Phần thiết bị và thông tin tín hiệu mua đồ tàu =2/3 đồ nhật. Chi phí nhân công phụ vụ rẻ hơn nhật+20 tỷ đô vốn góp nhà nước vào dự án thì chỉ cần 30% lượng khách của nhật là có lãi rồi
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Thứ nhất tàu chở hàng chỉ chạy được 120km/h và cái đường sắt khổ 1m của mình cải tạo lại chạy tốt ở mức 100/h. Chỉ là nó là đường đơn, các khu gian không nhiều, nên nó tránh tàu khách nên chậm thôi. Chứ sau tàu khách chuyển qua cao tốc thì tàu hàng chạy bắc nam nhiều hơn tuyến mới có nửa ngày, so với một dự án chạy khấu hao từ đầu và dự án chạy khấu hao đã hết thì cái nào có lợi hơn.


Lỗ thì đã được tính trong phần vốn góp của nhà nước (dự kiến bán đất khoảng 20 tỷ đô)
Và cụ so sánh dự án của Nhật với việc dùng đồ nhật khá đắt đỏ với đồ tàu và xây dựng ở Việt nam.
Em giả sử thôi. Chúng ta xây được hạ tầng bằng =1/2 giá nhật xây? Phần thiết bị và thông tin tín hiệu mua đồ tàu =2/3 đồ nhật. Chi phí nhân công phụ vụ rẻ hơn nhật+20 tỷ đô vốn góp nhà nước vào dự án thì chỉ cần 30% lượng khách của nhật là có lãi rồi
Tôi thực sự mong mỏi ta xây xong, bằng 2 lần giá Nhựt bủn xây.
Vì như thế, tỷ lệ đội giá đã là very xuất sắc rồi, so với các Dự án đã đang và dự kiến sẽ còn đội giá.
Có phải không ạ?
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Cái cụ nói chính là Logistic đấy ợ.

Cái chủ hàng cần là hàng từ kho đến kho. Về mặt tự nhiên thì xe tải kéo cont làm được điều này đơn giản, trong khi đường sắt như cụ nói thì phải 3 chặng: 1/Kho đến ga, 2/ Ga đến ga và 3/ Ga đến kho.

Đường sắt muốn tăng thị phần thì phải tự tổ chức được cả 3 chặng này với tổng chi phí rẻ và đủ nhanh cho khách hàng. Chứ không thể chỉ dựa vào mỗi chi phí rẻ từ ga đến ga, tức là mỗi chặng 2 được.
Đường sắt hoàn toàn làm được cả 3 segments, bác ạ:
1/Kho đến ga, 2/ Ga đến ga và 3/ Ga đến kho.
Đoạn 01 + 03: Tụi xe tải 4 chưn và 14 chưn nó vẫn thuê đội 1 tấn chạy vòng vòng, vì nó không thể đến các địa chỉ khách hàng để giao 1/4 hay 1/7 xe hàng.

Đường sắt có thể làm tương tự, với Chi phí tương tự.
Việc Xe không chuyển tải và chạy thẳng từ Cảng biển/Cảng đường sắt đến Kho, không nhiều đâu bác.

Còn chặng 02 thì anh Sắt cạnh tranh sòng phẳng với anh Tải: Ga đến Ga.
Bản thân tụi Xe tải bắc nam cũng có 1 "Ga" tương tự.
Bến xe phía đông thì phải. Tôi từng vô đó 1 lần, cách nay mươi năm, chắc giờ vẫn vậy: Vài anh đầu nậu nhận toàn bộ hàng hoá, bao gồm cả hàng của tôi, và share cho các xe tải, minh bạch công khai và không có vùng cấm.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,121
Động cơ
77,016 Mã lực
Tôi thực sự mong mỏi ta xây xong, bằng 2 lần giá Nhựt bủn xây.
Vì như thế, tỷ lệ đội giá đã là very xuất sắc rồi, so với các Dự án đã đang và dự kiến sẽ còn đội giá.
Có phải không ạ?
Lần này thì chắc chắn ko bằng giá Nhật xây rồi cụ ạ, vì chúng ta đã có kinh nghiệm của SB Long Thành và Đường sắt cao tốc Băc nam, Chắc chắn bọn Tây Tàu gì đấy chỉ ăn phần thiết bị, phần xây dựng nhà thầu trong nước lo, và theo những gì em biết thì cái 10% dự phòng phí hiện tại chưa tiêu hết, kể cả cho bù giá theo giá thị trường chứ không phải theo chỉ số giá
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Lần này thì chắc chắn ko bằng giá Nhật xây rồi cụ ạ, vì chúng ta đã có kinh nghiệm của SB Long Thành và Đường sắt cao tốc Băc nam, Chắc chắn bọn Tây Tàu gì đấy chỉ ăn phần thiết bị, phần xây dựng nhà thầu trong nước lo, và theo những gì em biết thì cái 10% dự phòng phí hiện tại chưa tiêu hết, kể cả cho bù giá theo giá thị trường chứ không phải theo chỉ số giá
Ô, thế thì thông tin bác có ở mức Tốt cao rồi.

Mừng cho Kho bạc nước nhà.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,642
Động cơ
186,645 Mã lực
Thứ nhất tàu chở hàng chỉ chạy được 120km/h và cái đường sắt khổ 1m của mình cải tạo lại chạy tốt ở mức 100/h. Chỉ là nó là đường đơn, các khu gian không nhiều, nên nó tránh tàu khách nên chậm thôi. Chứ sau tàu khách chuyển qua cao tốc thì tàu hàng chạy bắc nam nhiều hơn tuyến mới có nửa ngày, so với một dự án chạy khấu hao từ đầu và dự án chạy khấu hao đã hết thì cái nào có lợi hơn.


Lỗ thì đã được tính trong phần vốn góp của nhà nước (dự kiến bán đất khoảng 20 tỷ đô)
Và cụ so sánh dự án của Nhật với việc dùng đồ nhật khá đắt đỏ với đồ tàu và xây dựng ở Việt nam.
Em giả sử thôi. Chúng ta xây được hạ tầng bằng =1/2 giá nhật xây? Phần thiết bị và thông tin tín hiệu mua đồ tàu =2/3 đồ nhật. Chi phí nhân công phụ vụ rẻ hơn nhật+20 tỷ đô vốn góp nhà nước vào dự án thì chỉ cần 30% lượng khách của nhật là có lãi rồi
Mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp; tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp…; từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn.

Cụ nghĩ là làm phương án chưa làm đã lỗ ra QH có được bấm nút?
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,121
Động cơ
77,016 Mã lực
Mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp; tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp…; từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn.

Cụ nghĩ là làm phương án chưa làm đã lỗ ra QH có được bấm nút?
Thì cũng như các dự án đường bộ caoo tốc phía đông thôi cụ, nhà nước chủ trương PPP 50% vốn nhà nước, thu phí không quá 30 năm nhưng ko nhà đầu tư nào thực hiện thì nhà nước vẫn phải làm đổi lấy sự tăng trưởng.
Với dự án này nhà nước mong muốn bỏ ra 70% của phần hạ tầng, DN bỏ ra 30% và phần thiết bị, nhưng do nhiều yếu tố *chủ yếu các DN trong nước không đủ tiềm lực) DN nước ngoài sợ thời gian thu hồi vốn lâu nên yêu cầu có bảo lãnh nên chắc chúng ta đổi sang vay 30% vốn nước ngoài, 70% vốn thu từ xếp trong nước từ bán đất và trái phiếu. Đây là dự án đổi lấy sự tăng trưởng hơn 1%GDP/năm ở thời điểm dân số vàng
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Lần này thì chắc chắn ko bằng giá Nhật xây rồi cụ ạ, vì chúng ta đã có kinh nghiệm của SB Long Thành và Đường sắt cao tốc Băc nam, Chắc chắn bọn Tây Tàu gì đấy chỉ ăn phần thiết bị, phần xây dựng nhà thầu trong nước lo, và theo những gì em biết thì cái 10% dự phòng phí hiện tại chưa tiêu hết, kể cả cho bù giá theo giá thị trường chứ không phải theo chỉ số giá
Theo em thấy thì các du án khi chưa bắt tay vào làm không có cái nào nói sẽ đội giá cả :D. Và cuối cùng thì rất nhiều cái bị đội.
Còn dự án làm lần đầu chưa có kinh nghiệm gì lại làm kiểu chia thành nhiều dự án nhỏ đê cả ta, cả tây, cả tàu cùng làm thì cái phải lo là ghép lại có chạy được không chứ đội vốn sẽ chỉ còn là chuyện nhỏ thôi buộc phải chấp nhận .
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,508
Động cơ
354,264 Mã lực
Cái gì mà do nhà thầu VN làm thì dự toán sẽ sát hơn, ít đội vốn hơn. Gói thầu nào phải thuê nước ngoài thì nguy cơ đội vốn cao hơn, còn nếu là vốn vay ODA kiểu cũ thì chắc chắn sẽ đội vốn nhiều :)
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,642
Động cơ
186,645 Mã lực
Cái gì mà do nhà thầu VN làm thì dự toán sẽ sát hơn, ít đội vốn hơn. Gói thầu nào phải thuê nước ngoài thì nguy cơ đội vốn cao hơn, còn nếu là vốn vay ODA kiểu cũ thì chắc chắn sẽ đội vốn nhiều :)
Thằng duyệt nó không ngu như cụ nghĩ đâu. Đây là kiểu dự toán thời 1990 ở ta rồi, chỉ dự toán phần khung sau tính phát sinh. Nhiều khi phần phát sinh lớn hơn phần duyệt và lúc đó chỉ có AB ký có phải duyệt đâu. Đây là đưa thấp để QH bấm nút thông qua sau phát sinh thì vay thêm thôi. Giờ dự toán hơn trăm tỷ sao thông qua được.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,121
Động cơ
77,016 Mã lực
Thằng duyệt nó không ngu như cụ nghĩ đâu. Đây là kiểu dự toán thời 1990 ở ta rồi, chỉ dự toán phần khung sau tính phát sinh. Nhiều khi phần phát sinh lớn hơn phần duyệt và lúc đó chỉ có AB ký có phải duyệt đâu. Đây là đưa thấp để QH bấm nút thông qua sau phát sinh thì vay thêm thôi. Giờ dự toán hơn trăm tỷ sao thông qua được.
Cụ nhầm nhé, cái này bắt buộc phải trình thành mấy giai đoạn, hiện tại giai đoạn 1 làm hay không làm, nếu quyết làm sẽ có tiền cho thiết kế lập dự án giải phóng mặt bàng, sau đấy mới có dự toán được duyệt cho con số chính xác và Quốc hội phải bấm nút lần nữa nếu vượt dự toán. chứ giờ luật ngân sách thiếu hay phát sinh chính phủ cũng không lấy từ nguồn nào mà bù được, nguồn dự phòng và khẩn cấp chính phủ được duyệt rất ít, đến việc đảo vốn ở các dự án với nhau còn phải trình (cấp tỉnh là HĐND và cấp bộ là UBNS quốc hội). nên nay cụ để ý sẽ thấy tin bộ GT mới đc giao thêm gần 7000 tỷ do giải ngân nhanh, điều chuyển phần dư từ tăng thu ngân sách sang
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top