[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,350
Động cơ
46,693 Mã lực
Tuổi
24
Đáng chú ý trong bài báo này là y kiến của cụ Hiếu. Chắc có lẽ sẽ là đại diện cho phe QH.
Có thể hòm hòm các nhóm:
- Quốc hội, KHĐT, Tài chính sẽ prefer phương án 2 (hàng, khách 250km/h). Có thể đại diện tư tưởng của nhóm này là câu chuyện kinh tế, tài chính (cụ Huệ cũng dân Tài chính đi lên) và tính khả thi về mặt tài chính.
- Nhóm Giao thông thì với 1 cái đám tư vấn đểu thì phương án 1, có vẻ đang hướng sang phương án 3 (bản chất vẫn là phương án 1 phẩy). Nhóm này thì bất chấp, cứ phải hoành tráng, tốc độ cao là thích vì nó hiện đại. Rồi tự tin là dân sẽ dùng nhiều vì sau này mình giàu mà. Thiếu gì xiền.
- Xây dựng đang loanh quanh phương án 3- bản chất là 1 phẩy. A Hà mới lên PTtg làm trưởng BCĐ tự hiểu cái KL 49 là phương án 350km/h. Mặc dù dân tình đọc cái KL 49 tới lui ko thấy có câu nào về tốc độ cả. Cứ phải hiện đại cho nó hoành tráng, phải tiến thẳng lên hiện đại. Tiền thì ko đắt hơn nhiều so với phương án 2. Để thấy thuyết phục thì cứ dìm chi phí xuống là thấy nó rẻ ngay.

Với lực lượng chính trị ntn thì các cụ nghĩ nhóm nào sẽ có ưu thế hơn?

ông Trần Chủng này phân tích cứ như mấy ông bán trà dạo. Bảo sao mấy cụ ở đây chê nhiều. Èo mẹ chạy cao tốc max 120km/h mà tốc độ hành trình cả chặng chỉ có 70km/h là cùng mà ông này còn bảo đường sắt 200km/h dân éo mê chuyển sang chạy đường bộ. Chuyên gia lol gì phân tích theo kiểu đặt câu hỏi như tít báo thế cũng bày đặt làm tư vấn.
Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ. Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác. Ngoài ra, VN chưa thể làm chủ công nghệ đường sắt cao tốc 350 km/giờ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Trần Chủng cũng lưu ý Bộ GTVT cần phân tích kỹ kịch bản 3 dựa trên 2 yếu tố: cơ sở khoa học và thực tiễn các bài học trên thế giới. Cụ thể, về cơ sở khoa học, đầu tiên phải tính toán nhu cầu. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tư để phục vụ ai, phục vụ cái gì. Đặc điểm địa hình nước ta dài, theo chiều dọc, lượng hàng hóa chở từ TP.HCM - Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy có thật sự nhiều không? Từ nhu cầu mới tính toán tiếp đến điều kiện yêu cầu kỹ thuật bởi làm tuyến đường sắt cao tốc đảm bảo chở hàng đòi hỏi phải tăng tải trọng trục, tính toán kích thước đường ray, kích thước tàu, qua hầm, cầu… nâng tổng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Chưa kể chở hàng còn cần tăng cường công tác điều độ, quản lý, xây dựng thêm ga hàng hóa dọc tuyến và đường kết nối tới các nhà ga…

Ông Hoàng Minh Hiếu (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An)
Đồng tình với quan điểm nên chọn kịch bản 2, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, phân tích: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường sắt tốc độ 350 km/giờ chỉ có hiệu quả cao trong khoảng cách khoảng 500 km vì dưới khoảng đó, người dân sẽ chọn đi ô tô, còn quãng đường xa hơn thì ưu tiên máy bay. Ngoài ra, nếu chọn công nghệ tàu 350 km/giờ thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài. Do đó, vào thời điểm hiện nay, nếu làm đường sắt Bắc - Nam thì nên chọn phương án 250 km/giờ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đầu tư đường sắt 250 km/giờ cũng phải đi kèm theo mục tiêu làm chủ công nghệ đường sắt thì mới đạt hiệu quả cao về đầu tư công
Bác chấp làm gì mấy chiên da kiểu ấy.
Việc xây đường cỡ 350kmh để làm gì, các ảnh còn không dám nói toẹt ra.
Vì nói ra thì có câu hỏi tiếp theo chờ sẵn - và các ảnh cóc có câu trả lời.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,610 Mã lực
cụ chuẩn. Ko có 1km ĐSCT nào thì làm sao có chuyên gia trong ngành. Trừ những Việt kiều từng làm trong các dự án ĐSCT ở nước ngoài thì còn có thể gọi là chuyên gia. Nên đám còn lại toàn bốc thuốc. Khéo còn ko bằng các cụ trên này nếu ko tiếp cận các công nghệ mới nhất. Ngành đường sắt cao tốc phát triển như vũ bão chỉ những năm gần đây nên mấy ông học đường sắt chắc toàn kiến thức cũ từ xưa, sao dùng được. Đó là cái khó của VN. Giờ thì may ra các DN tư nhân thực thụ (tránh loại trá hình như TEDI) lập nên các cty đường sắt rồi tuyển nhân sự có kinh nghiệm làm việc trong các dự án đường sắt cao tốc ở các nước đến làm việc thì còn có thể. Kiểu như a Vượng lập Vinfast tuyển ngay 1 loạt các chuyên gia trong ngành ở VN lẫn tụi expat đến làm việc ấy. Chứ mấy ông học đường sắt hoặc dạy ngành đường sắt ở các đại học giao thông ở VN cũng kiến thức vớ vẩn thôi. Gọi là chuyên gia quả là khiên cưỡng. Nên dự án mấy chục tỉ usd mà dựa vào mồm mấy ông này thì khác gì giao trứng cho ác.
Chưa biết bò lo chạy nước rút 100m!!!
Tôi chỉ đồng ý nếu là PA ds diesel 160km/h và 120km/h hỗn hợp. Thiết kế hướng tuyễn, gpmb sẵn sàng cho việc điện khí hóa 20 năm sau.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,456
Động cơ
354,255 Mã lực
Đáng chú ý trong bài báo này là y kiến của cụ Hiếu. Chắc có lẽ sẽ là đại diện cho phe QH.
Có thể hòm hòm các nhóm:
- Quốc hội, KHĐT, Tài chính sẽ prefer phương án 2 (hàng, khách 250km/h). Có thể đại diện tư tưởng của nhóm này là câu chuyện kinh tế, tài chính (cụ Huệ cũng dân Tài chính đi lên) và tính khả thi về mặt tài chính.
- Nhóm Giao thông thì với 1 cái đám tư vấn đểu thì phương án 1, có vẻ đang hướng sang phương án 3 (bản chất vẫn là phương án 1 phẩy). Nhóm này thì bất chấp, cứ phải hoành tráng, tốc độ cao là thích vì nó hiện đại. Rồi tự tin là dân sẽ dùng nhiều vì sau này mình giàu mà. Thiếu gì xiền.
- Xây dựng đang loanh quanh phương án 3- bản chất là 1 phẩy. A Hà mới lên PTtg làm trưởng BCĐ tự hiểu cái KL 49 là phương án 350km/h. Mặc dù dân tình đọc cái KL 49 tới lui ko thấy có câu nào về tốc độ cả. Cứ phải hiện đại cho nó hoành tráng, phải tiến thẳng lên hiện đại. Tiền thì ko đắt hơn nhiều so với phương án 2. Để thấy thuyết phục thì cứ dìm chi phí xuống là thấy nó rẻ ngay.

Với lực lượng chính trị ntn thì các cụ nghĩ nhóm nào sẽ có ưu thế hơn?

ông Trần Chủng này phân tích cứ như mấy ông bán trà dạo. Bảo sao mấy cụ ở đây chê nhiều. Èo mẹ chạy cao tốc max 120km/h mà tốc độ hành trình cả chặng chỉ có 70km/h là cùng mà ông này còn bảo đường sắt 200km/h dân éo mê chuyển sang chạy đường bộ. Chuyên gia lol gì phân tích theo kiểu đặt câu hỏi như tít báo thế cũng bày đặt làm tư vấn.
Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ. Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác. Ngoài ra, VN chưa thể làm chủ công nghệ đường sắt cao tốc 350 km/giờ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Trần Chủng cũng lưu ý Bộ GTVT cần phân tích kỹ kịch bản 3 dựa trên 2 yếu tố: cơ sở khoa học và thực tiễn các bài học trên thế giới. Cụ thể, về cơ sở khoa học, đầu tiên phải tính toán nhu cầu. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tư để phục vụ ai, phục vụ cái gì. Đặc điểm địa hình nước ta dài, theo chiều dọc, lượng hàng hóa chở từ TP.HCM - Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy có thật sự nhiều không? Từ nhu cầu mới tính toán tiếp đến điều kiện yêu cầu kỹ thuật bởi làm tuyến đường sắt cao tốc đảm bảo chở hàng đòi hỏi phải tăng tải trọng trục, tính toán kích thước đường ray, kích thước tàu, qua hầm, cầu… nâng tổng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Chưa kể chở hàng còn cần tăng cường công tác điều độ, quản lý, xây dựng thêm ga hàng hóa dọc tuyến và đường kết nối tới các nhà ga…

Ông Hoàng Minh Hiếu (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An)
Đồng tình với quan điểm nên chọn kịch bản 2, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, phân tích: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường sắt tốc độ 350 km/giờ chỉ có hiệu quả cao trong khoảng cách khoảng 500 km vì dưới khoảng đó, người dân sẽ chọn đi ô tô, còn quãng đường xa hơn thì ưu tiên máy bay. Ngoài ra, nếu chọn công nghệ tàu 350 km/giờ thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài. Do đó, vào thời điểm hiện nay, nếu làm đường sắt Bắc - Nam thì nên chọn phương án 250 km/giờ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đầu tư đường sắt 250 km/giờ cũng phải đi kèm theo mục tiêu làm chủ công nghệ đường sắt thì mới đạt hiệu quả cao về đầu tư công
Em nghĩ cuối cùng vẫn là bài toán kinh tế thôi. Tốc độ nào đi nữa thì chuyện thu hồi vốn, trả nợ ... vẫn phải đặt lên hàng đầu. VN trả giá nhiều vì các dự án lớn mà không tính kỹ về bài toán kinh tế rồi.
 

tu.duy

Xe máy
Biển số
OF-713628
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
52
Động cơ
83,989 Mã lực
công nghệ 250km/h eu vẫn bán chạy dễ gì nó chuyển giao giá rẻ cho. 300km/h thì thôi luôn, tinh hoa cả, ông tq cũng phải gù lưng chục năm mới copy dc, một con át chủ bài công nghệ thì ko cho dc r.
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
584
Động cơ
43,227 Mã lực
công nghệ 250km/h eu vẫn bán chạy dễ gì nó chuyển giao giá rẻ cho. 300km/h thì thôi luôn, tinh hoa cả, ông tq cũng phải gù lưng chục năm mới copy dc, một con át chủ bài công nghệ thì ko cho dc r.
công nghệ 250km/h thì đàm phán với TQ vẫn có thể thành công đồng ý chuyển giao chứ công nghệ 350km/h thì không nước nào chuyển giao đâu.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,309
Động cơ
85,130 Mã lực

tu.duy

Xe máy
Biển số
OF-713628
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
52
Động cơ
83,989 Mã lực
Chưa biết bò lo chạy nước rút 100m!!!
Tôi chỉ đồng ý nếu là PA ds diesel 160km/h và 120km/h hỗn hợp. Thiết kế hướng tuyễn, gpmb sẵn sàng cho việc điện khí hóa 20 năm sau.
tốc độ thì best p/p rồi, nhưng cái diesel còn dính vào 1 số cam kết môi trường nữa. lời nói đi đôi với hành động thì nó mới cho vay @@

công nghệ 250km/h thì đàm phán với TQ vẫn có thể thành công đồng ý chuyển giao chứ công nghệ 350km/h thì không nước nào chuyển giao đâu.
đúng rồi b, còm của e ghi thế mà chỉ sợ là ko rẻ thôi
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,587
Động cơ
217,651 Mã lực

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,587
Động cơ
217,651 Mã lực
Thêm ông giáo sư ngoại nữa
 

KoenigseggPigani

Xe tăng
Biển số
OF-790663
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
1,236
Động cơ
46,583 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Quận Cầu Giấy
GDP 450 tỷ đô
Làm 350km/h
Chọn Nhật và k dc chuyển giao gì
Đội vốn xx lần và chậm tiến độ
Chắc chắn vỡ nợ, bà bán xôi cug tính ra chả cần chuyên gia Jica hay bộ ngành nào tính
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,309
Động cơ
85,130 Mã lực
Sao các Chuyên gia không tham vấn cho Bộ GTVT phương án làm ĐSCT Bắc - Nam theo phương án chia 3 thành phần cấu thành dự án nhỉ ?
- Các DN Việt Nam tự xây dựng hệ thống đường ray và Nhà ga
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp Đầu tàu và toa xe
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp hệ thống điều khiển

Làm như này có phải VN sẽ tự chủ và kiểm soát hết công nghệ không, sau này khi cần bảo trì-bảo dưỡng định kỳ cũng tiện, muốn nâng cấp cũng tiện. :D
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,787
Động cơ
336,263 Mã lực
Tuổi
44
Sao các Chuyên gia không tham vấn cho Bộ GTVT phương án làm ĐSCT Bắc - Nam theo phương án chia 3 thành phần cấu thành dự án nhỉ ?
- Các DN Việt Nam tự xây dựng hệ thống đường ray và Nhà ga
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp Đầu tàu và toa xe
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp hệ thống điều khiển

Làm như này có phải VN sẽ tự chủ và kiểm soát hết công nghệ không, sau này khi cần bảo trì-bảo dưỡng định kỳ cũng tiện, muốn nâng cấp cũng tiện. :D
Chưa tới giai đoạn đó cụ ơi. PHải chốt về phương án tốc độ và công nghệ đã. Sau đó mới xây dựng dự án. Theo tôi hiểu thì sẽ có 1 ông kiểu Tổng thầu EPC gì đó. và 1 ông kiểu kiến trúc sư trưởng hoặc kỹ sư trưởng ấy. Sẽ đứng lead các sub-contractor kiểu này. Lại chia nhiều gói thầu như Long Thành thôi. Nhưng nói chung làm kiểu này cũng chưa chắc đã rẻ và nhanh hơn kiểu turn-key contract (chìa khóa trao tay) đâu. Nhưng đổi lại sẽ có nhiều DN địa phương tham gia vào để học hỏi. Vì mới nên xác suất dự án bị trễ hạn là rất rất cao. Trễ hạn sẽ kéo theo đội vốn, ít nhất là khía cạnh trượt giá.
Còn cái cụ khuyến nghị thì văn bản của bộ KHĐT có rồi.
Vì là dân tài chính nên như tôi đã nói nhiều lần ở các comment trên là nhất thiết phải đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, kể cả vốn vay. Vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển, trái phiếu công trình, vốn vay thương mai, vay NHTM trong nước, vay NHTM nước ngoài, vay đa phương, vay ODA để không phụ thuộc thằng nào cả. Lúc đó Nhà nước vẫn là chủ đầu tư dự án và đứng ra điều phối được hết. Ko bị bên nào chèn ép cả.

1701228036203.png

 
Chỉnh sửa cuối:

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,456
Động cơ
354,255 Mã lực
Sao các Chuyên gia không tham vấn cho Bộ GTVT phương án làm ĐSCT Bắc - Nam theo phương án chia 3 thành phần cấu thành dự án nhỉ ?
- Các DN Việt Nam tự xây dựng hệ thống đường ray và Nhà ga
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp Đầu tàu và toa xe
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp hệ thống điều khiển

Làm như này có phải VN sẽ tự chủ và kiểm soát hết công nghệ không, sau này khi cần bảo trì-bảo dưỡng định kỳ cũng tiện, muốn nâng cấp cũng tiện. :D
Em nghĩ vấn đề về vốn, nếu ta đủ tiền làm hoặc vay thương mại được thì chẳng nói làm gì. Khó ở chỗ là hiện tại chỉ có bọn cho vay ODA là sẵn sàng cho VN vay tiền để làm ĐSCT. Mà ODA thì cụ biết rồi đây, bây giờ nó tính là 70 tỷ đô, hoàn thành xong chắc phải gấp đôi là ít :)
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,787
Động cơ
336,263 Mã lực
Tuổi
44
Trái phiếu công trình, trái phiếu CQ Địa phương, Khánh Hòa bắt đầu mở lại trend này. Nhà nước thừa sức phát hành trái phiếu 40 năm, nên dự án này có 20 năm phát hành thoải mái. Hiện giờ Kỳ hạn dài nhất của Trái phiếu Chính phủ do Kho Bạc Nhà nước (KBNN) phát hành có kỳ hạn 30 năm các cụ nhé. KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính. Nên nói về dự án này tiếng nói ông Tài chính quan trọng lắm. Các cụ xem cái lợi suất các kỳ hạn TPCP sẽ hiểu.

Trái phiếu chính quyền địa phương do tỉnh Khánh Hòa phát hành nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công đã được HĐND tỉnh thông qua theo quy định. Trái phiếu được phát hành để bù đắp cho bội chi ngân sách địa phương. Nguồn hoàn trả trái phiếu được đảm bảo từ nguồn ngân sách tỉnh.
Đó là dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh; dự án thành phần 1 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và Dự án Nâng cấp mở rộng Cải tuyến Tỉnh lộ 1B (đoạn từ Công ty TNHH đóng tàu Hyundai - Việt Nam đến Ninh Tịnh), xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa.

Trên thị trường thứ cấp, lợi suất chào mua/chào bán cụ thể như sau:

Kỳ hạn
Trái phiếu Chính phủ
Bid (%)
Ask (%)
1-year​
2.10​
1.40​
2-year​
2.10​
1.40​
3-year​
2.10​
1.40​
5-year​
2.10​
1.40​
7-year​
2.40​
1.70​
10-year​
2.45​
2.15​
15-year​
2.60​
2.40​
20-year​
3.30​
2.80​
30-year​
3.40​
2.90​
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,309
Động cơ
85,130 Mã lực
Em nghĩ vấn đề về vốn, nếu ta đủ tiền làm hoặc vay thương mại được thì chẳng nói làm gì. Khó ở chỗ là hiện tại chỉ có bọn cho vay ODA là sẵn sàng cho VN vay tiền để làm ĐSCT. Mà ODA thì cụ biết rồi đây, bây giờ nó tính là 70 tỷ đô, hoàn thành xong chắc phải gấp đôi là ít :)
Phải đàm phán vay vốn ODA thế hệ mới cho phù hợp thực tế VN cụ ạ.
Không thể để các Nhà tài trợ ODA kiểm soát và áp đặt hết mọi thứ được.
Mình bên vay, mình chấp nhận mua hàng của bên cho vay ODA, thế là được rồi, còn mình tiêu tiền của mình (dù là tiền vay) mình cũng phải có quyền tiêu theo cách của mình chứ.
Có vay, có trả. VN có được viện trợ cho không đâu. :D
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,863 Mã lực
- Các DN Việt Nam tự xây dựng hệ thống đường ray và Nhà ga
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp Đầu tàu và toa xe
- Mời các Nhà Thầu trong và ngoài nước tham gia đấu thầu cung cấp hệ thống điều khiển
Làm như này có phải VN sẽ tự chủ và kiểm soát hết công nghệ không, sau này khi cần bảo trì-bảo dưỡng định kỳ cũng tiện, muốn nâng cấp cũng tiện. :D
Em nghĩ là nên bỏ qua ý tưởng làm chủ công nghệ ĐSCT, với năng lực của ĐSVN hiện nay thì may ra chỉ có thể tiếp thu được công nghệ tàu 160km/h nếu họ tận tình chuyển giao, còn ĐSCT thì thôi đầu máy có sửa thì chắc là phải mang ra nước ngoài. Thông tin có thể sửa được lỗi nhỏ nhưng hệ thống giám sát điều khiển thì cũng lại phải thuê thôi.
Tất nhiên cũng có thể mơ dù mấy chục năm vẫn thế nhưng biết đâu tự nhiên tất cả mấy chục ngàn con người đột nhiên thay đổi trở nên giỏi dang năng động :D.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,456
Động cơ
354,255 Mã lực
Phải đàm phán vay vốn ODA thế hệ mới cho phù hợp thực tế VN cụ ạ.
Không thể để các Nhà tài trợ ODA kiểm soát và áp đặt hết mọi thứ được.
Mình bên vay, mình chấp nhận mua hàng của bên cho vay ODA, thế là được rồi, còn mình tiêu tiền của mình (dù là tiền vay) mình cũng phải có quyền tiêu theo cách của mình chứ.
Có vay, có trả. VN có được viện trợ cho không đâu. :D
Hiện tại vị thế VN đang lên nên các LĐ mới bắt đầu có cửa đàm phán vay ODA thế hệ mới. Chứ trước đây thì làm gì có cửa. Bọn nó cho vay là may rồi, VN phải chấp nhận nhiều đk phi lý.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,309
Động cơ
85,130 Mã lực
Haizzz....Ước gì VN có 1 tập đoàn tư nhân như Alstrom hay Siemens nhỉ.....Haizzz....Sao VN lại thua kém TG thế nhỉ....:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top