Hehe tôi chưa học về tài chính đầu tư nhưng tôi đang có 3 xưởng trong tay cụ ạ.Ngày xưa Pháp đầu tư là để vận chuyển tài nguyên khai thác được để bán và vận chuyển về nước, có lợi về mặt tài chính nên Tư bản Pháp mới đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư đều dựa trên phân tích dòng tiền, có an toàn dòng tiền thì nhà đầu tư mới bỏ vốn chủ, ngân hàng mới cho vay. Tất cả dòng tiền đều dựa trên tính toán công suất khai thác, các nguồn thu được từ hiện tại và tương lai để cân với đầu vào về các khoản chi phí. Các dự phòng này có thể kéo dài tới 20 thậm chí 50 năm để tính toán thời gian hoàn vốn, hệ số IRr . Cách tính toán cơ bản này được cả tư nhân, nhà nước hay tư bản nước ngoài đều phải làm. Các phương án đưa ra để an toàn đầu tư đều kết quả là giá vé cao. Mà giá vé cao trong thời gian 5-10 năm là quá rủi ro nên bị loại là đúng vì nó phụ thuộc vào biến số quan trọng là tốc đôh tăng trưởng kinh tế, thu nhập dân cư. Ai biết Covid nó ntn đâu. Nên khi ko chắc về mặt tài chính thì cứ dẹp đã. Bao giờ nhu cầu bùng nổ giá vé cao, tự chủ đuoc công nghệ để giảm chi phí đầu tư thì làm cungz chưa muộn. Có vẻ cụ chưa từng học qua về tài chính đầu tư nhỉ??
Chắc cụ chưa tìm hiểu kỹ chuyện Pháp xây dựng hệ thống đường sắt VN, đặc biệt tuyến đường Hà nội - Sài gòn. Nó cũng từng bị coi là không tưởng y như vụ ĐSCT hiện nay.
Tất nhiên tôi phản đối ý tưởng bỏ 58 tỉ đô xây ĐSCT Hà nội - Sài gòn. Cái khác của dự án này so với dự án tàu hỏa Hà nội - Sài gòn ngày xưa là dạo đó đường sắt là phương tiện duy nhất để vận tải người và hàng hóa đường xa, còn bây giờ thì đang có 2 sự thay thế rất hiệu quả là hàng không và đường bộ. Nhưng tôi vẫn ủng hộ xây ĐSCT (hoặc cận cao tốc) nối các trung tâm kinh tế vùng.