Vấp phải mấy thằng chuyên gia quay xe kiểu này đúng là bó tay. Trước đây hay bây giờ hay 10-20 năm nữa khác méo gì nhau, vì vốn nhà nước vẫn là chính. Chuyên gia mà cứ phán ngang phè phè này thì khác gì mấy ông ngồi trà đá chém gió với nhau. Chả cần số liệu dữ liệu mẹ gì sất. Chỉ vì tôi dạy ĐH khoa này nên nay tôi nghĩ thế này, mai tôi nghĩ thế khác đúng kiểu ăn bốc nói mò.
Phải tiến tới công nghệ hiện đại nhất
Trong những lần lấy ý kiến trước, TS Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên bộ môn Đường sắt metro, Trường ĐH GTVT TP.HCM,
là người luôn ủng hộ phương án chạy tàu 220 - 250 km/giờ trên tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam dựa trên những phân tích căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu, nguồn lực và kỹ thuật trong nước. Tuy nhiên, hiện tại vị chuyên gia này đã thay đổi quan điểm.
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, trước đây đầu tư cho đường sắt phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách. Đường sắt có tổng mức đầu tư rất lớn, yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải xây dựng hoàn chỉnh từng đoạn tuyến, không thể phân kỳ đầu tư có chuyển tiếp như đường bộ nên gần như không thể thu hút nguồn vốn tư nhân, vốn xã hội hóa. Trong bối cảnh như vậy, việc đầu tư hệ thống ĐSTĐC Bắc - Nam gần 60 tỉ USD chỉ để chở khách là vô cùng lãng phí. Thế nhưng, hiện nay ngành đường sắt đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh cả trong nước và quốc tế, giúp giảm tải gánh nặng ngân sách, giải quyết được cả bài toán về vốn, công nghệ cũng như nhân lực.
Mặt khác, thị trường hàng không cũng đã thay đổi theo chiều hướng khác, giá vé máy bay ngày càng tăng cao. Do đó, nếu đường sắt chạy tàu với tốc độ cao 300 - 350 km/giờ, có phương án giá vé hợp lý thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được với hàng không. Song song, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu để phục vụ vận tải hàng hóa. Đến năm 2030, mạng lưới đường bộ
cao tốc Bắc - Nam hoàn thành cũng sẽ giải quyết được bài toán này.
"Về mặt chiến lược, việc xây dựng tuyến ĐSTĐC 350 km/giờ cho tầm nhìn xa 50 - 100 năm nữa là hoàn toàn hợp lý. Bối cảnh thực tế hiện nay cũng cho phép phương án này khả thi", TS Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
Dự kiến tháng 11 tới, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, phấn đấu trình Quốc hội thông qua vào năm 2025. Đến nay, công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ của tuyến đường sắt này vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
thanhnien.vn