[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,628
Động cơ
285,641 Mã lực
e thấy chọn dải tốc độ 160km/h trở xuống ( đường sắt phổ thông) là hợp lý nhất cho thời điểm hiện nay , vì mình tự chủ được nhiều thứ như xây dựng , toa xe , điều khiển , truyền tải điện , công nghệ ( 1 phần ) .

Với chở khách cũng vừa đủ cho cả đầu tư lẫn giá vé để phổ thông đường sắt đến nhiều người nhiều vùng miền .

Với chở hàng thì ưu việt nhất rồi .

An toàn về mặt đầu tư vì trong khả năng , an toàn cả tự chủ được nhiều thứ .

Về tốc độ cũng không quá thấp có thể chấp nhận được so với giá vé nhưng lại nhanh hơn đường bộ , ổn định và an toàn hơn đường bộ .
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nếu chỉ mong tiền vé bù lỗ vào chi phí làm tầu thì không đù.. tuy nhiên nếu ..cho phép tư nhân được khai thác và sử dụng hiệu quả đất dai tại các Ga xung quanh ga thì xẽ huy động rất nhiều nguồn lực việc thu hồi vốn xẽ khả quan hơn. Đây cũng chính là một trong nhưng nội dung chính tăng quyền tự quyết cho thủ đô thông qua luật thủ đô sửa đổi đệ trình.
“…Theo Giáo sư Vương Tô Sinh, Trường Đại học Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) các đặc khu kinh tế mới xây dựng thường khó thu hút doanh nghiệp do chưa có hạ tầng đồng bộ. Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc, ông Vương Tô Sinh khẳng định cần khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai. "Hơn 30 năm trước, Trung ương chỉ cho Trung Quốc 200 triệu tệ. Nhưng do biết khai thác nguồn lực từ đất đai (chiếm ½ tổng đầu tư) nên Thâm Quyến đã đầu tư được hạ tầng khá đồng bộ và thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất khá phong phú", ông Sinh khẳng định…”

“..Bộ Tư pháp cho rằng Luật Thủ đô sửa đổi cần đặt ra giải pháp phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành tuyến quốc lộ, cao tốc, vành đai, kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch. Hà Nội phải từng bước tạo ra chùm đô thị, đô thị vệ tinh theo định hướng giao thông (TOD); sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường sắt đô thị; khuyến khích thành phần kinh tế tham gia vào phát triển hệ thống đường sắt đô thị và vận tải hành khách khối lượng lớn.
Dự luật cần cân đối phương thức đầu tư quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đất đai theo hướng kết hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP với dự án phát triển đô thị.
Chính quyền thành phố phải quy định cụ thể điều kiện thực hiện và biện pháp tăng cường giám sát, phản biện, trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực.
Dự thảo luật mới nhất đã đề ra nhiều giải pháp thu hút nguồn vốn, trong đó có khuyến khích UBND TP Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao trong khu vực TOD. Tiền thu được từ đấu giá các quyền này được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga…”
Rào cản chính với TOD / đổi đất lấy hạ tầng là không giải phóng được mặt bằng đồng bộ cho cả TOD lẫn hạ tầng.

Thực tế thường ngược lại hạ tầng đi sau bđs ví dụ vành đai 4 chưa xây mà đô thị đã bám hết.

Chung quy chỉ là mấy chữ: liêm chính. Nếu liêm chính thì làm TOD rất dễ, gpmb trắng cho cả TOD lẫn hạ tầng mà không ai cãi
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Mấy thằng youtuber thì bảo chọn ai chẳng được, khi nào chốt hạ mới biết.
Nhưng gần như chắc chắn 100%, Nhật bị loại khỏi dự án này.
Cả dải 320 và 225+160, 2 phương án Nhật đều làm được thì lý do gì loại Nhật khỏi dự án này? Cơ bản là cách sắp xếp liên doanh, nội địa hoá thế nào thì cạnh tranh được sao lại loại? Nguồn ODA Nhật cũng ok mừ
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,130
Động cơ
482,004 Mã lực
Nơi ở
..
Rào cản chính với TOD / đổi đất lấy hạ tầng là không giải phóng được mặt bằng đồng bộ cho cả TOD lẫn hạ tầng.

Thực tế thường ngược lại hạ tầng đi sau bđs ví dụ vành đai 4 chưa xây mà đô thị đã bám hết.

Chung quy chỉ là mấy chữ: liêm chính. Nếu liêm chính thì làm TOD rất dễ, gpmb trắng cho cả TOD lẫn hạ tầng mà không ai cãi
Nhiều thứ lắm cụ ơi , mỗi thứ một tẹo nó kéo lại. Ko nói chuyện GPMB riêng khoản cụ mà đi hầu thẩm định hội đồng từ cấp Bộ, cấp Ttg, rồi lên BCT thẩm, tiếp đó quay vòng lên Cơ quan thẩm định QH, sau đó ném ra nghị trường 500 ông Đại biểu cho ý kiến. Vấn đề mỗi lần thẩm mấy ông ko biết gì bắt phải sửa phải giải trình theo ý mấy ông ko biết gì … chục năm ko xong. Em đã từng thẩm định cấp sở 6 tháng ko xong.. sửa cả chục lần.
VD như ở TQ nó chỉ cần xét duyệt cấp địa phương là hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tỉnh trưởng kiểu Thẩm Quyến là xong…. Nếu là như ta vòng lên quốc vụ viện thì chắc chết mất
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
anh này họp nhiều khi nói chả ai hiểu gì, thế mà việc vẫn bon, kể ra quân cán ở dưới cũng giỏi
Em rất nể cán bộ nhà nước. Đôi khi họ nói vô thưởng vô phạt đánh võng không ai hiểu gì, nhưng thực tế vẫn âm thầm xoay chuyển. Cho nên đôi khi đi họp thấy mất thời gian ghê gớm, đánh võng bên dưới mới được việc
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhiều thứ lắm cụ ơi , mỗi thứ một tẹo nó kéo lại. Ko nói chuyện GPMB riêng khoản cụ mà đi hầu thẩm định hội đồng từ cấp Bộ, cấp Ttg, rồi lên BCT thẩm, tiếp đó quay vòng lên Cơ quan thẩm định QH, sau đó ném ra nghị trường 500 ông Đại biểu cho ý kiến. Vấn đề mỗi lần thẩm mấy ông ko biết gì bắt phải sửa phải giải trình theo ý mấy ông ko biết gì … chục năm ko xong. Em đã từng thẩm định cấp sở 6 tháng ko xong.. sửa cả chục lần.
Em cũng quá sợ với trò lòng vòng cơ quan nhà nước. Đúng là có ba trăm lượng việc này mới xuôi chứ tay bo thì đến mùa xuân sao Hoả

Chung quy cũng quay lại chữ: liêm chính, làm đúng bổn phận vì phát triển đất nước. Chứ không thì tự vẽ ra trùng trùng điệp điệp để cản
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Mấy thằng youtuber thì bảo chọn ai chẳng được, khi nào chốt hạ mới biết.
Nhưng gần như chắc chắn 100%, Nhật bị loại khỏi dự án này.
Đợt này tụi Nhật đổi chiến lược chuyển sang lobby Youtuber hay sao mà lắm clip phán như đúng rồi bảo loai TQ chọn Nhật đsct Bắc Nam. Title thì bảo chốt Nhật mà nội dung toàn phát đi phát lại mấy cái văn bản cũ rích với mấy phương án cũ rích hồi trươc. Ko ngờ Nhật chuyển sang chơi bài nhảm này làm gì nhỉ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Đợt này tụi Nhật đổi chiến lược chuyển sang lobby Youtuber hay sao mà lắm clip phán như đúng rồi bảo loai TQ chọn Nhật đsct Bắc Nam. Title thì bảo chốt Nhật mà nội dung toàn phát đi phát lại mấy cái văn bản cũ rích với mấy phương án cũ rích hồi trươc. Ko ngờ Nhật chuyển sang chơi bài nhảm này làm gì nhỉ?
thì yt bị báo chí lừa. Nhưng vấn đề là tại sao vẫn còn thế lực dám lòe dư luận. Anh bổ chảng ở đâu mà không đính chính.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,881
Động cơ
313,982 Mã lực
Cả dải 320 và 225+160, 2 phương án Nhật đều làm được thì lý do gì loại Nhật khỏi dự án này? Cơ bản là cách sắp xếp liên doanh, nội địa hoá thế nào thì cạnh tranh được sao lại loại? Nguồn ODA Nhật cũng ok mừ
Giao dự án cho Nhật thì chắc chắn sẽ đắt gấp đôi, thời gian ko hẹn ngày hoàn thành, và hơi tý nó dỗi ko làm nữa thì mình lại thành con tin.
TQ nó xây dựng mỗi năm hàng nghìn km ĐSCT, có kinh nghiệm triển khai ở rất nhiều quốc gia (từ châu phi đến châu á).
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,881
Động cơ
313,982 Mã lực
Đợt này tụi Nhật đổi chiến lược chuyển sang lobby Youtuber hay sao mà lắm clip phán như đúng rồi bảo loai TQ chọn Nhật đsct Bắc Nam. Title thì bảo chốt Nhật mà nội dung toàn phát đi phát lại mấy cái văn bản cũ rích với mấy phương án cũ rích hồi trươc. Ko ngờ Nhật chuyển sang chơi bài nhảm này làm gì nhỉ?
Em thì ko nghĩ vậy, mấy tay youtuber thì ko hiểu đc các quy trình xử lý, search các bài viết thì đến nay vẫn là cái nghiên cứu trước đây do Nhật tài trợ, nên cứ nghĩ Nhật làm.
Bọn này đa số a dua theo phong trào, bài thì xào xáo thông tin, câu view là chính thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Em thì ko nghĩ vậy, mấy tay youtuber thì ko hiểu đc các quy trình xử lý, search các bài viết thì đến nay vẫn là cái nghiên cứu trước đây do Nhật tài trợ, nên cứ nghĩ Nhật làm.
Bọn này đa số a dua theo phong trào, bài thì xào xáo thông tin, câu view là chính thôi.
Bài Tàu khen Nhật. Chắc mục đích câu view là chính vì số người thuộc 2 nhóm này (hoặc cả 2) ở Việt Nam khá đông. Có bài này dám chê Shinkansen là thất bại ah
Là người theo dõi sát sao ngành đường sắt trong nhiều năm qua, chuyên gia giao thông Vũ Đức Thắng phân tích: Đầu tiên, về tổng mức đầu tư, phương án tàu chạy 320 - 350 km/giờ được tính toán khoảng 58,71 tỉ USD nhưng thực tế khi đi vào xây dựng có thể đội giá lên 80 - 90 tỉ USD. Đây là số tiền đầu tư rất lớn, nếu chỉ thực hiện một chức năng là chở khách thì vô cùng lãng phí. Chưa kể, số tiền đầu tư lớn thì chắc chắn giá vé tàu cao tốc cũng phải ở mức cao, dẫn đến nguy cơ người dân "bỏ" đường sắt để đi hàng không, không đảm bảo hiệu quả khai thác. Phương án tàu chạy 250 km/giờ tuy kéo dài thời gian di chuyển hơn, nhưng đảm bảo cân đối nguồn thu vì hàng hóa chạy quanh năm, có thể bù lại khoảng trống của hành khách vào mùa thấp điểm.
Bài học từ các tuyến ĐSTĐC thất bại của Hàn Quốc, Đài Loan và chính tàu Shinkansen của Nhật Bản đã chỉ ra rằng với các tuyến đường cự ly trong phạm vi 300 - 400 km, đường sắt có thể cạnh tranh với hàng không. Song với khoảng cách từ 1.100 km trở lên, đường sắt không thể cạnh tranh được với máy bay. Do đó, các nước khi phát triển ĐSTĐC với vận tốc trên 350 km/giờ chủ yếu phục vụ các tuyến đường ngắn, chỉ vài trăm ki lô mét có thể đi hết chiều ngang đất nước nên có thể làm cả hệ thống đường xương dọc, ngang
"Một điều kiện quan trọng nhất khiến một số nước vẫn theo đuổi ĐSTĐC trên 300 km/giờ là họ làm chủ được công nghệ, trong khi VN không nắm công nghệ, lệ thuộc hoàn toàn, dẫn đến chi phí xây dựng, đầu tư cũng như hoạt động khai thác, bảo dưỡng, duy tu sau này cũng sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém", ông Vũ Đức Thắng cảnh báo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,170
Động cơ
238,169 Mã lực
Có ông chuyên gia lên báo ủng hộ phương án Khách + Hàng, về nhà chắc bị vợ nhéo đau quá nên lại lên Thanh Niên cậc lực ủng hộ phương án Khách Only.

=))
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
1.13 tỷ usd cho dự án 103km. Tuyến này chắc thấp tốc và khổ đơn à?
Tuyến đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ có tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Giao dự án cho Nhật thì chắc chắn sẽ đắt gấp đôi, thời gian ko hẹn ngày hoàn thành, và hơi tý nó dỗi ko làm nữa thì mình lại thành con tin.
TQ nó xây dựng mỗi năm hàng nghìn km ĐSCT, có kinh nghiệm triển khai ở rất nhiều quốc gia (từ châu phi đến châu á).
Cứ cho đấu cho khách quan cụ ơi, đừng ngầm định trước là sẽ hợp tác với ai công nghệ nào. Theo mình hiểu sắp tới sẽ thiết kế (tiền khả thi, khả thi) theo tiêu chuẩn châu Âu, chứ cũng không phải tiêu chuẩn Nhật hay TQ. Ông nào cũng đáp ứng được về mặt kỹ thuật cả
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
686
Động cơ
184,430 Mã lực
Tuổi
45
Nhưng mình ở cạnh 1 thị trường lớn như tq thì tiền đề là phải tương thích để tăng hiệu quả logistic chứ nhỉ?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
1.13 tỷ usd cho dự án 103km. Tuyến này chắc thấp tốc và khổ đơn à?
Tuyến đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ có tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.
Tuyến này KOICA đã hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi. Theo nghiên cứu KOICA thì tổng mức đầu tư đoạn Việt Nam (Mụ Giạ Vũng Áng) là 1,5 tỷ USD, 102,7km. 160km/h kết hợp khách hàng.

Theo Đèo Cả, tổng mức giảm còn 1,13 tỷ USD thì chỉ có Trung quốc mới làm được giá đó thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Tuyến này KOICA đã hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi. Theo nghiên cứu KOICA thì tổng mức đầu tư đoạn Việt Nam (Mụ Giạ Vũng Áng) là 1,5 tỷ USD, 102,7km. 160km/h kết hợp khách hàng.

Theo Đèo Cả, tổng mức giảm còn 1,13 tỷ USD thì chỉ có Trung quốc mới làm được giá đó thôi.
Tuyến này khéo làm cùng lúc với tuyến Lào Cai Hà nội Hải PHòng nhỉ?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,401
Động cơ
351,478 Mã lực
Nhưng mình ở cạnh 1 thị trường lớn như tq thì tiền đề là phải tương thích để tăng hiệu quả logistic chứ nhỉ?
Đúng rồi đấy cụ, phương án 120/160 mới là chuẩn kết nối đường sắt khu vực và quốc tế.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,246 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tuyến này KOICA đã hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi. Theo nghiên cứu KOICA thì tổng mức đầu tư đoạn Việt Nam (Mụ Giạ Vũng Áng) là 1,5 tỷ USD, 102,7km. 160km/h kết hợp khách hàng.

Theo Đèo Cả, tổng mức giảm còn 1,13 tỷ USD thì chỉ có Trung quốc mới làm được giá đó thôi.
Tuyến này khéo làm cùng lúc với tuyến Lào Cai Hà nội Hải PHòng nhỉ?
Tuyến này quan trọng là phía Lào có đầu tư khớp với phía Việt Nam không. Bên Việt hơn 100km nhưng phía Lào chạy đến Viên Chăn là 400 km, gấp 4 lần. Chứ phía Việt Nam làm đến cửa khẩu xong để đấy thì cũng vứt đi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Vấp phải mấy thằng chuyên gia quay xe kiểu này đúng là bó tay. Trước đây hay bây giờ hay 10-20 năm nữa khác méo gì nhau, vì vốn nhà nước vẫn là chính. Chuyên gia mà cứ phán ngang phè phè này thì khác gì mấy ông ngồi trà đá chém gió với nhau. Chả cần số liệu dữ liệu mẹ gì sất. Chỉ vì tôi dạy ĐH khoa này nên nay tôi nghĩ thế này, mai tôi nghĩ thế khác đúng kiểu ăn bốc nói mò.

Phải tiến tới công nghệ hiện đại nhất
Trong những lần lấy ý kiến trước, TS Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên bộ môn Đường sắt metro, Trường ĐH GTVT TP.HCM, là người luôn ủng hộ phương án chạy tàu 220 - 250 km/giờ trên tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam dựa trên những phân tích căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu, nguồn lực và kỹ thuật trong nước. Tuy nhiên, hiện tại vị chuyên gia này đã thay đổi quan điểm.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, trước đây đầu tư cho đường sắt phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách. Đường sắt có tổng mức đầu tư rất lớn, yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải xây dựng hoàn chỉnh từng đoạn tuyến, không thể phân kỳ đầu tư có chuyển tiếp như đường bộ nên gần như không thể thu hút nguồn vốn tư nhân, vốn xã hội hóa. Trong bối cảnh như vậy, việc đầu tư hệ thống ĐSTĐC Bắc - Nam gần 60 tỉ USD chỉ để chở khách là vô cùng lãng phí. Thế nhưng, hiện nay ngành đường sắt đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh cả trong nước và quốc tế, giúp giảm tải gánh nặng ngân sách, giải quyết được cả bài toán về vốn, công nghệ cũng như nhân lực.
Mặt khác, thị trường hàng không cũng đã thay đổi theo chiều hướng khác, giá vé máy bay ngày càng tăng cao. Do đó, nếu đường sắt chạy tàu với tốc độ cao 300 - 350 km/giờ, có phương án giá vé hợp lý thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được với hàng không. Song song, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu để phục vụ vận tải hàng hóa. Đến năm 2030, mạng lưới đường bộ cao tốc Bắc - Nam hoàn thành cũng sẽ giải quyết được bài toán này.
"Về mặt chiến lược, việc xây dựng tuyến ĐSTĐC 350 km/giờ cho tầm nhìn xa 50 - 100 năm nữa là hoàn toàn hợp lý. Bối cảnh thực tế hiện nay cũng cho phép phương án này khả thi", TS Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top