[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,058
Động cơ
400,053 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tây Ban Nha thì vn vừa đi thăm. Mỹ không đủ tiền sắm tàu cao tốc cao.

Vài ngàn tòa tầu là ấm cho hãng đóng toa xe vn rồi.
Không phải vài ngàn toa đâu cụ. 1 đoàn tàu cao tốc chuẩn có 2 đầu tàu và 6 toa khách. Đầu tàu thì mình bắt buộc phải mua, còn 6 toa khách x 25, thậm chí x30 thì cũng chỉ 150-200 toa. Không đáng để đầu tư nội địa hóa.

Siemens có tàu 230km/h rất ổn áp, không phải cao tốc cao. Nhưng cụ nói đúng, ngân sách đường sắt của Mỹ rất hẻo nên phải dè xẻn. Mua tàu Ý/TBN chắc vì nó rẻ hơn của Đức.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,593
Động cơ
217,635 Mã lực
Mỹ có 80 cây số đường cao tốc thôi. Hình như dùng tàu Pháp 240 km/h.

 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,691
Động cơ
316,160 Mã lực
Không phải vài ngàn toa đâu cụ. 1 đoàn tàu cao tốc chuẩn có 2 đầu tàu và 6 toa khách. Đầu tàu thì mình bắt buộc phải mua, còn 6 toa khách x 25, thậm chí x30 thì cũng chỉ 150-200 toa. Không đáng để đầu tư nội địa hóa.

Siemens có tàu 230km/h rất ổn áp, không phải cao tốc cao. Nhưng cụ nói đúng, ngân sách đường sắt của Mỹ rất hẻo nên phải dè xẻn. Mua tàu Ý/TBN chắc vì nó rẻ hơn của Đức.
Nếu chủ động sx thì VN là thị trường ko hề nhỏ, ngoài tuyến BN, còn nhiều tuyến khác nữa, rồi đường sẳt đô thị,....
Chứ đâu chỉ có vài chục toa phục vụ đsct bắc nam.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,058
Động cơ
400,053 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nếu chủ động sx thì VN là thị trường ko hề nhỏ, ngoài tuyến BN, còn nhiều tuyến khác nữa, rồi đường sẳt đô thị,....
Chứ đâu chỉ có vài chục toa phục vụ đsct bắc nam.
Làm sao VN "chủ động sản xuất" được hả cụ? May ra chỉ lắp ráp được là cùng.

Đừng sắt gắn chặt với luyện kim. Công nghiệp luyện kim của VN vẫn chỉ là thép xây dựng thôi.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,691
Động cơ
316,160 Mã lực
Làm sao VN "chủ động sản xuất" được hả cụ? May ra chỉ lắp ráp được là cùng.

Đừng sắt gắn chặt với luyện kim. Công nghiệp luyện kim của VN vẫn chỉ là thép xây dựng thôi.
Vâng, mình ko làm chủ công nghệ đc, thì hợp tác liên doanh để sx, cũng như lĩnh vực ô tô bây giờ thôi.
Chứ lâu dài, cứ nhập khẩu thì ko chủ động đc.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,593
Động cơ
217,635 Mã lực
Đang có sẵn thị trường vài ngàn toa xe

 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,137
Động cơ
503,190 Mã lực

Đọc bài này thấy Hà Nội hơi nhầm lẫn.
Năm 2018 là phương án shinkansen chỉ có tàu khách, QĐ 1769 về quy hoạch của TTg năm 2021 cũng là tàu khách 320km/h. Còn đề xuất hiện nay vừa tàu khách + hàng, tốc độ tàu khách chỉ khoảng 225km/h. Có nghĩa là đã xuất hiện yếu tố làm thay đổi quy hoạch rồi.

Ở đây lấy lý do xây mới ga PX để phục vụ sân bay thứ 2 mà không muốn đi vào nội đô thì chưa hợp lý lắm. Vốn dĩ Phú Xuyên nằm dưới Ngọc Hồi, và cùng trên trục Bắc - Nam rồi thì nắn tuyến ĐST ĐC qua ga PX rồi đến ga NH, rồi chạy vào ga trung tâm HN thì cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Trong bài báo cũng ví dụ luôn ở NB các ga trung tâm khá gần nhau kìa. Việc không cho tàu khách chạy vào trung tâm vừa giảm giá trị cái ga Trung tâm HN, vốn là đầu mối, lại ngăn cản việc kết nối các tỉnh phía Bắc. Cái này chưa đạt mục tiêu không phải chuyển tàu mà ngồi từ Lạng Sơn đến Cà Mau được.

Đọc bài báo mới thấy lập luận của Hà Nội không chặt chẽ.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,691
Động cơ
316,160 Mã lực

Đọc bài này thấy Hà Nội hơi nhầm lẫn.
Năm 2018 là phương án shinkansen chỉ có tàu khách, QĐ 1769 về quy hoạch của TTg năm 2021 cũng là tàu khách 320km/h. Còn đề xuất hiện nay vừa tàu khách + hàng, tốc độ tàu khách chỉ khoảng 225km/h. Có nghĩa là đã xuất hiện yếu tố làm thay đổi quy hoạch rồi.

Ở đây lấy lý do xây mới ga PX để phục vụ sân bay thứ 2 mà không muốn đi vào nội đô thì chưa hợp lý lắm. Vốn dĩ Phú Xuyên nằm dưới Ngọc Hồi, và cùng trên trục Bắc - Nam rồi thì nắn tuyến ĐST ĐC qua ga PX rồi đến ga NH, rồi chạy vào ga trung tâm HN thì cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Trong bài báo cũng ví dụ luôn ở NB các ga trung tâm khá gần nhau kìa. Việc không cho tàu khách chạy vào trung tâm vừa giảm giá trị cái ga Trung tâm HN, vốn là đầu mối, lại ngăn cản việc kết nối các tỉnh phía Bắc. Cái này chưa đạt mục tiêu không phải chuyển tàu mà ngồi từ Lạng Sơn đến Cà Mau được.

Đọc bài báo mới thấy lập luận của Hà Nội không chặt chẽ.
Vì trong quy hoạch ko có điểm dừng ở Phú Xuyên, nên ý HN muốn bổ sung thêm ga này, do dự kiến xây sân bay thứ 2 ở đây, rồi xây dựng 01 thành phố vệ tinh ở đây nữa,....
Đúng là đếm cua trong lỗ, việc xây dựng sân bay thứ 2 ở đâu thì HN ko thể quyết đc, nên ko thể ép kiểu sẽ có sân bay thứ 2 ở đây.
Còn lý luận sẽ có thành phố vệ tinh với trên 100 nghìn người sinh sống cungz chỉ trên giấy, có thành hay ko là chuyện khác.
Còn nếu có, thì thêm ga cũng ko sao, nhưng đấy là ở tương lai, nếu việc có thêm sb thứ 2, đô thị đông dân thì bố trí thêm 01 ga cũng là bình thường.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,593
Động cơ
217,635 Mã lực
Hỏi ý kiến thì Hà Nội cho ý kiến thôi! Mà ông HN sao tham thế không nhường tỉnh khác cái sân bay đó.
 

Ngobcool

Xe buýt
Biển số
OF-759454
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
511
Động cơ
51,123 Mã lực
Tuổi
33

Đọc bài này thấy Hà Nội hơi nhầm lẫn.
Năm 2018 là phương án shinkansen chỉ có tàu khách, QĐ 1769 về quy hoạch của TTg năm 2021 cũng là tàu khách 320km/h. Còn đề xuất hiện nay vừa tàu khách + hàng, tốc độ tàu khách chỉ khoảng 225km/h. Có nghĩa là đã xuất hiện yếu tố làm thay đổi quy hoạch rồi.

Ở đây lấy lý do xây mới ga PX để phục vụ sân bay thứ 2 mà không muốn đi vào nội đô thì chưa hợp lý lắm. Vốn dĩ Phú Xuyên nằm dưới Ngọc Hồi, và cùng trên trục Bắc - Nam rồi thì nắn tuyến ĐST ĐC qua ga PX rồi đến ga NH, rồi chạy vào ga trung tâm HN thì cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Trong bài báo cũng ví dụ luôn ở NB các ga trung tâm khá gần nhau kìa. Việc không cho tàu khách chạy vào trung tâm vừa giảm giá trị cái ga Trung tâm HN, vốn là đầu mối, lại ngăn cản việc kết nối các tỉnh phía Bắc. Cái này chưa đạt mục tiêu không phải chuyển tàu mà ngồi từ Lạng Sơn đến Cà Mau được.

Đọc bài báo mới thấy lập luận của Hà Nội không chặt chẽ.
Đơn giản là nội thành hà nội sẽ ra tận vành đai 4. Giáp huyện thường tín. Ga đặt nguyên tại vị trí tiếp giáp vành đai 3.5 tại ngọc hồi là chuẩn rồi. Muốn vào ga hà nội thì cụ đi đường sắt đô thị số 1 hoặc các tuyến xe buýt. Vì ga hà nội sẽ thành ga chung chuyển của các ga đường sắt đô thị. Chả việc gì phải tốn tiến xây chung đường sắt đô thị số 1 rồi tàu tốc độ cao đi chung để phục vụ mấy cụ phố cổ cả. Đường lê duẩn, giải phóng đã quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1rồi. Phi cả tàu tốc độ cao vào nữa thì giải phóng mặt bằng, sẽ đội vốn và cao lòi ra. Đường lê duẩn hay ga hà nội thì bé bằng cái lỗ mũi, tàu cao tốc phi lên đấy làm gì? Chả khách mấy cụ trên phố cổ à rồi phi về depot ngọc hồi để bảo trì tàu à. Rồi xung đột giao thông với tuyến số đường sắt đô thị số 1 do đi chung đường ray. Ở ngọc hồi cũng sẽ tiện vì sân bay thứ 2 của hà nội cũng sẽ quy hoạch phía nam thủ đô, các tuyến vành đai 3.5, vành đai 4, cao tốc bắc nam đều thận tiện, nói chung giao thông đều thuân tiện cho mọi người quanh thủ đô và các vùng lân cận
 
Chỉnh sửa cuối:

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
640
Động cơ
38,919 Mã lực
Tuổi
34
Quy hoạch đường sắt có vẻ vẫn còn "cắt khúc" lắm.
ĐSBN quy hoạch phải gắn kết nối với TQ và Pnompenh. Cùng với đó là kết nối với tuyến Lào Cai - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái. Kết nối với tuyến Tp HCM - Vũng Tàu. Tạo thành mạng lưới và chung tiêu chuẩn kỹ thuật để tàu từ tuyến này có thể chạy được trên các tuyến còn lại.
Nên nếu tuyến đs Lào Cai- Hải Phòng không đi qua ga Ngọc Hồi thì đường sắt bắc nam nên chạy thẳng lên phía bắc HN, kết nối vào ga của tuyến ĐS Lào Cai - Hải Phòng. Có như vậy thì mới thành mạng lưới và gia tăng giá trị cho nhau được. Chứ tưởng tượng: hành khác và hàng hóa từ Lào Cai muốn đi Đà Nẵng, chạy đến HN lại chuyển sang ô tô để chở xuống ga Ngọc Hồi? như thế phát sinh chi phí và thời gian rất lớn, hiệu quả vận tải đường sắt lại thấp, lại kiểu "cát cứ" như đường sắt hiện tại.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,137
Động cơ
503,190 Mã lực
Đơn giản là nội thành hà nội sẽ ra tận vành đai 4. Giáp huyện thường tín. Ga đặt nguyên tại vị trí tiếp giáp vành đai 3.5 tại ngọc hồi là chuẩn rồi. Muốn vào ga hà nội thì cụ đi đường sắt đô thị số 1 hoặc các tuyến xe buýt. Vì ga hà nội sẽ thành ga chung chuyển của các ga đường sắt đô thị. Chả việc gì phải tốn tiến xây chung đường sắt đô thị số 1 rồi tàu tốc độ cao đi chung để phục vụ mấy cụ phố cổ cả. Đường lê duẩn, giải phóng đã quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1rồi. Phi cả tàu tốc độ cao vào nữa thì giải phóng mặt bằng, sẽ đội vốn và cao lòi ra. Đường lê duẩn hay ga hà nội thì bé bằng cái lỗ mũi, tàu cao tốc phi lên đấy làm gì? Chả khách mấy cụ trên phố cổ à rồi phi về depot ngọc hồi để bảo trì tàu à. Rồi xung đột giao thông với tuyến số đường sắt đô thị số 1 do đi chung đường ray. Ở ngọc hồi cũng sẽ tiện vì sân bay thứ 2 của hà nội cũng sẽ quy hoạch phía nam thủ đô, các tuyến vành đai 3.5, vành đai 4, cao tốc bắc nam đều thận tiện, nói chung giao thông đều thuân tiện cho mọi người quanh thủ đô và các vùng lân cận
Cái đoạn màu đỏ thì em biết được NB tiêm nhiễm vào mấy ông tư vấn lập bcnctkt rồi.

Thực ra chẳng phải làm gì cả vì tổ chức điều độ rất đơn giản. Việc ĐSTĐC và ĐSĐT chạy chung tuyến không hề lạ lẫm ở châu Âu, tại các ga trung gian giữa ga Hà Nội và ga Ngọc Hồi chỉ cần thêm 1 đường tránh tàu tại ga là vô tư hoặc nếu khó khăn đường tránh thì thêm 2 ghi đơn trước và sau ga là cân được mọi thể loại.
 

vietcaregp

Xe tải
Biển số
OF-417690
Ngày cấp bằng
20/4/16
Số km
250
Động cơ
222,745 Mã lực
Em thấy tàu chở hành khách qua đường sắt cao tốc chạy thẳng vào ga Hà nội cũng có nhiều cái tiện lợi*( hàng hóa thì OK ở Ngọc hồi).
Chỉ giải quyết được đoạn từ Ngọc Hồi đến gà Hà nội ( đi ngầm hay đi trên cao, ko làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường bộ) nữa là trên cả tuyệt vời!
 

Quê bầm

Xe điện
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
4,820
Động cơ
104,025 Mã lực
Indo và làm hơn trăm km mà mất cỡ 7-8 tỏi đô cho công nghệ China, đầu tư khủng thật
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
640
Động cơ
38,919 Mã lực
Tuổi
34
Nhật Bản: Tuyến mở rộng phía bắc từ Shin-Hakodate-Hokuto đến Saporo đội vốn 40% so với ước tính gần nhất, lên mức ước tính 2.300 tỷ yên (16 tỷ $0 cho tuyến dài 210 km). Đang xây dựng và dự kiến khánh thành vào năm 2030. Các nhà kinh tế còn dự báo chi phí sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều nữa cho tới khi hoàn thành.
Tuyến mở rộng từ Kanazawa - Tsuruga dài 125 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, tổng mức đầu tư đã tăng lên tới 2.100 tỷ yên (khoảng 14.5 tỷ $). Có thể coi tuyến này tương đương với tuyến Indonesia đã xây dựng, cả về thời gian bắt đầu và kết thúc cũng như quy mô dự án, tốc độ tàu ... Cái ưu thế của Nhật là bớt được 1 ga đầu và cả hệ thống thông tin, đào tạo... không phải chi thêm nhiều như bọn Indo làm mới từ đầu (vì Nhật chỉ nối dài tuyến đang vận hành). Tức là về lý, tuyến bọn Nhật dễ làm hơn và đỡ chi phí hơn bên Indo rất nhiều.
Vài con số để các cụ tham khảo.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đang có sẵn thị trường vài ngàn toa xe

Hay đấy làm được thì thiếu gì việc. Thấy mô hình Malaysia có vẻ hợp lý liên doanh tự chế tạo toa xe
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhật Bản: Tuyến mở rộng phía bắc từ Shin-Hakodate-Hokuto đến Saporo đội vốn 40% so với ước tính gần nhất, lên mức ước tính 2.300 tỷ yên (16 tỷ $0 cho tuyến dài 210 km). Đang xây dựng và dự kiến khánh thành vào năm 2030. Các nhà kinh tế còn dự báo chi phí sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều nữa cho tới khi hoàn thành.
Tuyến mở rộng từ Kanazawa - Tsuruga dài 125 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, tổng mức đầu tư đã tăng lên tới 2.100 tỷ yên (khoảng 14.5 tỷ $). Có thể coi tuyến này tương đương với tuyến Indonesia đã xây dựng, cả về thời gian bắt đầu và kết thúc cũng như quy mô dự án, tốc độ tàu ... Cái ưu thế của Nhật là bớt được 1 ga đầu và cả hệ thống thông tin, đào tạo... không phải chi thêm nhiều như bọn Indo làm mới từ đầu (vì Nhật chỉ nối dài tuyến đang vận hành). Tức là về lý, tuyến bọn Nhật dễ làm hơn và đỡ chi phí hơn bên Indo rất nhiều.
Vài con số để các cụ tham khảo.
Rất may còn có phản biện không bị Nhật dắt mũi xuống hố :)
 

Ngobcool

Xe buýt
Biển số
OF-759454
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
511
Động cơ
51,123 Mã lực
Tuổi
33
Cái đoạn màu đỏ thì em biết được NB tiêm nhiễm vào mấy ông tư vấn lập bcnctkt rồi.

Thực ra chẳng phải làm gì cả vì tổ chức điều độ rất đơn giản. Việc ĐSTĐC và ĐSĐT chạy chung tuyến không hề lạ lẫm ở châu Âu, tại các ga trung gian giữa ga Hà Nội và ga Ngọc Hồi chỉ cần thêm 1 đường tránh tàu tại ga là vô tư hoặc nếu khó khăn đường tránh thì thêm 2 ghi đơn trước và sau ga là cân được mọi thể loại.
Em thấy tàu chở hành khách qua đường sắt cao tốc chạy thẳng vào ga Hà nội cũng có nhiều cái tiện lợi*( hàng hóa thì OK ở Ngọc hồi).
Chỉ giải quyết được đoạn từ Ngọc Hồi đến gà Hà nội ( đi ngầm hay đi trên cao, ko làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường bộ) nữa là trên cả tuyệt vời!
Quá cảnh ở ga ngọc hồi đi đường sắt đô thị số 1 để vào ga hà nội đó cụ. Ga ngọc hồi quy hoạch là siêu ga cả đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc. Phải tính phương án kinh tế nữa. Nên tàu phi vào nội đô thì khó khả thi về cả kinh tế lẫn kỹ thuật. Nên e thấy lãnh đạo hà nội chọn ga chỉ dừng tại ngọc hồi là đúng rồi. Chứ phi vào tận phố cổ làm gì. Hạ tầng giao thông đường lê duẩn e chưa dám nghĩ nó sẽ ntn nếu tàu cao tốc phi vào tận đó. Lại tốn thêm 1 mớ chất xám để giải bài toán hạ tầng giao thông quanh ga hà nội. Nên Ga hà nội quy hoạch làm ga chung chuyển đường sắt đô thị là ổn rồi. Giao thông ga ngọc hồi khá thuận tiện. Vành đai 1, 2, ,2.5, 3.5, 4 bán kính cách xa ga ngọc hồi nhất cũng chưa đến 10km. Chưa kể ngọc hồi đều dễ dàng phi ra các tuyến cao tốc
 
Chỉnh sửa cuối:

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
383
Động cơ
238,362 Mã lực
Quá cảnh ở ga ngọc hồi đi đường sắt đô thị số 1 để vào ga hà nội đó cụ. Ga ngọc hồi quy hoạch là siêu ga cả đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc. Phải tính phương án kinh tế nữa. Nên tàu phi vào nội đô thì khó khả thi về cả kinh tế lẫn kỹ thuật. Nên e thấy lãnh đạo hà nội chọn ga chỉ dừng tại ngọc hồi là đúng rồi. Chứ phi vào tận phố cổ làm gì. Ga hà nội quy hoạch làm ga chung chuyển đường sắt đô thị là ổn rồi. Giao thông ga ngọc hồi khá thuận tiện. Vành đai 1, 2, ,2.5, 3.5, 4 bán kính cách xa ga ngọc hồi nhất cũng chưa đến 10km. Chưa kể ngọc hồi đều dễ dàng phi ra các tuyến cao tốc
Thế sầu riêng từ miền nam ra ngọc hồi rồi làm thế nào để xuất sang tầu cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top