[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Hiện tại di chuyển người tốc độ cao đã có hàng không đảm nhiệm khá tốt rồi, tàu cao tốc thực ra không tiện bằng cho những chuyến dài hơn HN-Quảng Bình. Do đó tàu cao tốc không phải bắt buộc phải có nữa rồi.

Nếu xác định làm đường sắt cao tốc, có rất nhiều phương án:
+ Loại tốc độ, có các lựa chọn 150-200-250-350-500 và hơn nữa (với hyperloop) ứng với nó là giá tiền
+ Thời điểm làm: ngay bây giờ hay 10-20-30 năm nữa? Để càng lâu thì công nghệ càng chín muồi, sẽ rẻ hơn, tối ưu hơn và tương quan chi phí so với GDP sẽ nhỏ hơn, tức là rủi ro vỡ nợ với nền kinh tế cũng ít đi. Thậm chí lúc đó có loại hình mới như ô tô bay thì còn chả cần đường sắt nữa.

Em đang thắc mắc là tại sao cụ cứ khăng khăng phải 350kmh của Nhật và phải làm ngay?
Đường sắt chuẩn của TQ chỉ có 2 loại cụ ạ, ko có nhiều lựa chọn như cụ viết đâu:
1. Đường sắt cao tốc chỉ chở khách ko chở hàng nặng, gồm 2 loại:
- tốc độ tối đa 300-350 km/h.
- tốc độ tối đa 200-250 km/h.
2. Đường sắt thường hỗn hợp cả khách và hàng nặng.
- Khách tối đa 140-160 km/h
- Hàng 100 km/h.

Loại >400 km/h là đệm từ, hyperloop cũng là đệm từ chân không, đắt gấp 3-4 lần loại 350 km/h thì 100 năm nữa cũng ko làm được bỏ đi, chỉ chọn trong mấy loại trên thôi.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,350
Động cơ
80,289 Mã lực
Em cung cấp thêm thông tin cho hội nghị để thảo luận thêm rôm rả.
Tại Đông Nam Á, NB thua TQ tại 2 chiến trường bởi nhưng lý do sau:
1. Tại Indonesia:
- Cơ chế tài chính của phía TQ đưa ra hay hơn. Thành lập công ty liên doanh và khoản nợ do công ty này gánh.
- Giá rẻ hơn.
- Tốc độ tàu lớn hơn (350>300).
- Thời gian xây (dự kiến) nhanh hơn.

2. Tại Thái Lan
- Giá rẻ hơn.
- Không vay vốn. Các công ty Thái Lan được quyền xây dựng toàn bộ hạ tầng.
- Hệ thống điều khiển tương thích, kết nối được sang Lào, TQ và châu Âu.
- Có một phần chuyển giao công nghệ.
- Và hơi buồn cười, NB không chịu cung cấp loại 250km/h như TL đề nghị, mà nhất quyết đòi 300km/h.
Cái mà Anh Thủ đang mong nuốn giống cơ chế indonesia và lào đang vận hành Việt nam bỏ một số vốn vào liên doanh để làm, nhưng như vậy đồng nghĩa gạt anh Nhật ra khỏi cuộc chơi. A ý chỉ mong bán công nghệ
 

quanghuy_xd

Xe tải
Biển số
OF-651374
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
318
Động cơ
110,864 Mã lực
Tuổi
38
Xây dựng ĐSCT hàng trăm năm phải có tầm nhìn 15-20 năm. Đường không hiện đã quá tải phải xây thêm sân bay.

Lưu lượng hàng không cũng như đường bộ có ngưỡng giới hạn của nó.

Kinh tế phát triển thì nhu cầu đi lại nội địa cũng như quốc tế sẽ tăng, nếu không xây dựng ĐSCT thì hàng không sẽ không thể tải nổi.

Các nước phát triển có nghành hàng không rất phát triển họ vẫn phát triển mạnh mẽ ĐSCT không phải là họ nhiều tiền mà họ chuẩn bị cho tương lai. chọn Nhật hay nước nào đó thì chỉ có nhà nước mới có đủ thông tin để lựa chọn.
Nhu cầu đi máy bay của mình tăng lên nhanh nên các sân bay ở Hà Nội và TP Hồ chí Minh hiện tại không đáp ứng đủ. Nhưng so với thế giới thì lưu lượng của mình chưa ăn thua gì cả, sau khi Nội Bài mở rộng tiếp, rồi Long Thành xây xong thì dư sức đáp ứng đủ nhu cầu vài chục năm sau, hàng không tải tốt nhu cầu vận chuyển hành khách ở khoảng cách xa hơn 800km.
Còn các nước phát triển cụ nói là các nước nào? Hiện chỉ có Nhật, Trung, Pháp là đường sắt cao tốc phát triển mạnh, nhưng nó cũng không thể cạnh tranh được với hàng không với khoảng cách lớn hơn 800km, và không mấy công ty có lãi cả. Các nước khác như Đức, Ý thì thu hẹp và bỏ dẫn đường sắt cao tốc, Mỹ, Úc, Canada thì không xây đường sắt cao tốc.
Đường sắt cao tốc ở đây là tốc độ trên 300km/h nhé. còn em ủng hộ cải tiến ngành đường sắt, nâng khổ lên 1,435m, 2 làn, tốc độ 150km/h để vừa chờ hàng vừa chở hành khách.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Bọn nớ chậm phát triển mới làm cái tàu như dùa, vừa chở hàng vừa chở người, bác ạ.
Để nâng vị thế của Việt Nam trên trường cuốc tế, cần làm ĐSCT 400kmh, khai thác 390kmh.
Nhà ở Vinh, làm ở Hà Nội / và ngược lại.
Nhá.
 

hiep1750

Xe buýt
Biển số
OF-100173
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
740
Động cơ
398,555 Mã lực
Hiện tại di chuyển người tốc độ cao đã có hàng không đảm nhiệm khá tốt rồi, tàu cao tốc thực ra không tiện bằng cho những chuyến dài hơn HN-Quảng Bình. Do đó tàu cao tốc không phải bắt buộc phải có nữa rồi.

Nếu xác định làm đường sắt cao tốc, có rất nhiều phương án:
+ Loại tốc độ, có các lựa chọn 150-200-250-350-500 và hơn nữa (với hyperloop) ứng với nó là giá tiền
+ Thời điểm làm: ngay bây giờ hay 10-20-30 năm nữa? Để càng lâu thì công nghệ càng chín muồi, sẽ rẻ hơn, tối ưu hơn và tương quan chi phí so với GDP sẽ nhỏ hơn, tức là rủi ro vỡ nợ với nền kinh tế cũng ít đi. Thậm chí lúc đó có loại hình mới như ô tô bay thì còn chả cần đường sắt nữa.

Em đang thắc mắc là tại sao cụ cứ khăng khăng phải 350kmh của Nhật và phải làm ngay?
 
Chỉnh sửa cuối:

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,787
Động cơ
483,123 Mã lực
Nơi ở
rừng
Chính phủ cứ thi thoảng lại tung tin hỏa mù là đang nghiên cứu, đề xuất các phương án, sau lại rơi vào lãng quên.
Không hiểu nổi sao ko thúc đẩy việc nghiên cứu. Ngân sách nên bỏ ra khoảng chục triệu usd, hoặc vài chục triệu usd để tổ chức đấu thầu quốc tế thi tuyển các nghiên cứu lập dự án làm đường sắt cao tốc nhỉ? Ko nên trông chờ vào mấy nước nó cho vài đồng làm nghiên cứu, đc thì ít mà có khi còn tốn hàng tỷ usd sau này.
Giai đoạn này nên quyết định sớm, để khóa sau bắt đầu xây dựng là vừa. Dù có 40-50 tỷ usd để làm xong dự án này thì cũng ko quá khó khăn cho VN giai đoạn này (nếu làm trong 10 năm thì mỗi năm cũng chỉ mất 4-5 tỷ usd).
Có cái dải yếm, làm gỉ mà phải đẻ ra lắm loại giao thông ! Bây giờ thì cứ làm xong đường bộ cao tốc, là cảng biển đàng hoàng, làm hoàn thiênh sân bay nữa là được ! Vẽ ra ông cao tốc đường sắt dở dơi dở chuột không nhanh không chậm nhưng chỉ tổ tốn tiền ! Bàn cho vui thôi ! Tiền ý đem làm hệ thống metro cho HN, Tp HCM cho đàng hoàng thì lợi chán !
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Bọn nớ chậm phát triển mới làm cái tàu như dùa, vừa chở hàng vừa chở người, bác ạ.
Để nâng vị thế của Việt Nam trên trường cuốc tế, cần làm ĐSCT 400kmh, khai thác 390kmh.
Nhà ở Vinh, làm ở Hà Nội / và ngược lại.
Nhá.
Việt nam sắp thành ốc đảo rồi các cụ nhỉ, Lào nó đi qua Thái ra biển dc ko nhỉ https://dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/quoc-te/202208/thai-lan-day-nhanh-ket-noi-duong-sat-voi-lao-va-trung-quoc-5785933/
Các cụ nhầm lẫn đấy, nó ngược với suy nghĩ của các cụ.
Thái giống như VN đang vận hành đường sắt khổ 1m đi tới gần biên giới Lào và tính xây đường sắt mới.
TQ thực hiện dự án vành đai con đường ký với 3 nước Lào, Thái, Mã làm hệ thống đường sắt chạy thẳng từ Vân Nam xuống Sing, đàm phán đến cuối thì đổ vỡ Thái hủy bỏ dự án.
Thái chuyển sang phương án đường sắt cao tốc 250 km/h và tự bỏ tiền làm, để đền bù cho TQ thì Thái mua thiết bị của TQ và TQ cử chuyên gia sang giúp Thái xây dựng.
Sau đó Mã cũng đòi hủy và đền bù cho TQ nhưng TQ năn nỉ giảm chi phí xây dựng Mã lại đồng ý xây(giờ chắc gần xong rồi), thực tế là nếu Thái có làm hay ko thì Mã vẫn có thể cần làm đoạn ấy, Lào đau nhất vì nó mà thông toàn tuyến thì ngon.
Giờ kết nối cái gì? kết nối đoạn của Lào với đường sắt cũ của Thái, tất nhiên ko chạy thông được phải tăng bo.
(cái đường 250 km/h Thái làm chắc đến 2040 mới xong mà chỉ chở khách thôi)
Phải nói Thái nó rất tỉnh vụ này, Thái rất muốn tuyến này để xuất hoa quả sang TQ nhưng ko muốn nhập hàng từ TQ, nếu cứ để TQ làm thì vừa thiệt mà TQ nó sẽ điều hành toàn bộ mất cả chủ quyền, chỉ cần thế này thôi là Thái xuất được hoa quả sang TQ rồi, TQ phải chiều Thái vì nếu không có hàng cho tàu Lào chạy thì ông Lào ông ấy ngồi mếu.

Thực tế là hoa quả Thái xuất sang TQ tăng rất mạnh và hoa quả VN thua nặng, thực sự hơi đau.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,233
Động cơ
350,956 Mã lực
Sân bay quá tải thôi, nếu cần có thể xây thêm hoặc mở rộng tương đối dễ dàng. Đường sắt thì phải tốn rất nhiều để làm đường nhưng hàng không thì không cần, có thể mở rộng gần như tùy ý.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Sân bay quá tải thôi, nếu cần có thể xây thêm hoặc mở rộng tương đối dễ dàng. Đường sắt thì phải tốn rất nhiều để làm đường nhưng hàng không thì không cần, có thể mở rộng gần như tùy ý.
Cụ không hiểu thế nào là hành lang bay rồi. Bầu trời tuy rộng nhưng không thể mở tuỳ ý được.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Ý nhà cháu muốn nói là nên quyết ĐSCT 350km/h vì đường và sắt này không những dùng cho thế hệ chúng ta mà còn mãi dùng cho các thế hệ sau.
Với cái 360km/h này thì thế hệ sau tha hồ được kéo cày mà trả nợ nữa cụ nhề :P
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,855
Động cơ
574,451 Mã lực
Vận tải hành khách bắc nam là không khả thi về thị trường; nên tập trung vào vận tải hàng hoá; hệ thống đường sắt hiện nay mà khai thác vào mục tiêu vận chuyển hàng hoá là tốt chán rồi. Em nghĩ nên cải cách về thể chế trước. Hệ thống đường sắt cần phải hoạt động như hàng không, tách Liên hiệp đường sắt Việt Nam ra thành 2 thực thể: Quản lý và vận hành đường sắt (cái này ngân sách có thể bao cấp) và khai thác phương tiện vận chuyển (có thể tư nhân hoá, hoặc có vài doanh nghiệp). Tàu hàng cứ chạy tà tà 50 km/h bắc nam chi phí vận tải rẻ là cạnh tranh tốt rồi!. Việc này sẽ làm giảm chi phí logistic chung của nền kinh tế!
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,190 Mã lực
Có cái dải yếm, làm gỉ mà phải đẻ ra lắm loại giao thông ! Bây giờ thì cứ làm xong đường bộ cao tốc, là cảng biển đàng hoàng, làm hoàn thiênh sân bay nữa là được ! Vẽ ra ông cao tốc đường sắt dở dơi dở chuột không nhanh không chậm nhưng chỉ tổ tốn tiền ! Bàn cho vui thôi ! Tiền ý đem làm hệ thống metro cho HN, Tp HCM cho đàng hoàng thì lợi chán !
Đúng quan điểm của cháu. Sau khi hoàn thành mạng lưới cao tốc B-N, Đông Tây, Vùng Sông Hồng, Sông Cửu Long; hoàn thành tiếp hệ thống cảng sông cảng biển, mỗi tỉnh 1 sân bay...lúc đấy hẳn làm ĐSCT.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,233
Động cơ
350,956 Mã lực
Cụ không hiểu thế nào là hành lang bay rồi. Bầu trời tuy rộng nhưng không thể mở tuỳ ý được.
Thì cũng như đường biển không thể tùy ý vẽ đường được nhưng không ai nói đến năng lực vận tải của đường biển cả. Hàng không còn có không gian rộng ít nhất bằng đường biển, thêm cả một chiều nữa thì năng lực của nó phải lớn đến mức nào.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Với cái 360km/h này thì thế hệ sau tha hồ được kéo cày mà trả nợ nữa cụ nhề :P
Vay làm ĐSCT thì đương nhiên phải trả nợ rồi, trả nợ mà được dùng phương tiện hiện đại còn hơn không có gì.

Các cụ phải thực tế đi tàu cao tốc mới thấy nó đáng đồng tiền bát gạo, còn chỉ tưởng tượng thì không biết được.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,724 Mã lực
Tuổi
52
Khi đời sống VN đi lên, có nhiều ô tô, những dịp nghỉ lễ, nghỉ hè sẽ ùn tắc khủng khiếp. Đang có topic tắc đường 1000km ở Pháp. VN trong tương lai cũng vậy, dân số VN 97 triệu, Pháp 67 triệu.
Lúc đó cần các phương tiện vận chuyển hành khách số lượng lớn, chứ ô tô con, xe khách liên tỉnh cũng không kham nổi.
Khi tắc đường thì tốc độ trung bình của ô tô chỉ còn 40-50kmh. Lúc đó thì tàu tốc độ 150kmh cũng đã là vượt trội, vừa nhanh, vừa trở được nhiều.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Vay làm ĐSCT thì đương nhiên phải trả nợ rồi, trả nợ mà được dùng phương tiện hiện đại còn hơn không có gì.

Các cụ phải thực tế đi tàu cao tốc mới thấy nó đáng đồng tiền bát gạo, còn chỉ tưởng tượng thì không biết được.
Em đã từng đi các tàu TGV, Euro Star, Thalys, Shinkansen rồi.
Giá vé đắt lòi và dân bản địa cũng ít đi.
Cho tới giờ chưa có tàu cao tốc nào của Âu, Nhật chạy sinh lời.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,190 Mã lực
Thủ tướng thống nhất điều chỉnh tổng vốn đầu tư dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, nhưng dùng ngân sách nhà nước, không vay thêm vốn ODA do thủ tục phức tạp.

Ngày 7/8, tại cuộc làm việc với thành phố Hà Nội và các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Thủ tướng *************** nói việc vay thêm vốn ODA có nhiều thủ tục phức tạp liên quan tới nhiều loại ngoại tệ, nhà tài trợ từ nhiều nước, thay đổi tỷ giá...


.........................

Có lẽ ít nhiều thể hiện quan điểm vốn cho ĐS Bắc - Nam
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top