[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,645
Động cơ
225,995 Mã lực
Tụi EU đang làm rồi mà bác.
Tàu nhanh vừa vừa chạy cùng tàu nhanh thấp và tàu hàng.
đó là mode Ế của tụi nó thôi, bên này có 100 triệu dân, chạy chở khách liên tục thì thời giờ đâu chở hàng.

Cái mode ế vừa chở hàng vừa chở khách thì theo báo cáo 250 hình như cũng sẽ bỏ sau 1 số năm.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
701
Động cơ
184,539 Mã lực
Tuổi
46
Cụ không tính kỹ rồi. Nếu vận hành hỗn hợp tàu khách/hàng thì chế độ xuất phát sẽ là như sau: Tàu khách 6h-22h, tàu hàng 22h-6h. Cụ chú ý rằng đây là "chế độ xuất phát" chứ không phải là "chế độ chạy tàu". Ví dụ tàu khách 250kmh sẽ chỉ được phép xuất phát muộn nhất là 21h50, chạy suốt đêm đến SG lúc khoảng 7h sáng (tôi không lấy ví dụ 320km/h vì không có chuyện chạy 320kmh chung với tàu hàng).

Từ 22h thì tàu hàng được phép xuất phát. Chú ý rằng tàu hàng có hẳn 16 tiếng hoặc hơn để xếp hàng nên trước 22h các đoàn tàu đã có thể sẵn sàng. Giả sử 1 đoàn tàu hàng xuất phát từ HN lúc 22h30, tốc độ 120km/h chạy suốt (tàu hàng không cần dừng tại ga nào) thì 13 tiếng sẽ đến ga hàng hóa Sóng thần, tức là 11h 30.

Cụ phải để ý đây là đường đôi nên các tàu ngược chiều không cần dừng tránh nhau, chỉ có tàu hàng chạy chậm phải dừng đợi, nhường cho tàu khách chạy nhanh cùng chiều. Nhưng vì tàu khách 250km/h mãi 6h30 sáng mới xuất phát và cần ít nhất 7 tiếng rưỡi (14h) mới vào đến SG nên tàu hàng xuất phát từ 22h30 hôm trước có thể chạy thông suốt đến Sóng thần (11h30) mà không phải dừng chờ tàu khách.

Nếu ga hàng hóa đủ đường ray và tập trung xếp hàng sớm thì từ 22h30 đến 1h sáng có thể cho khởi hành đến hơn 20 chuyến tàu hàng (5-6 phút 1 chuyến). Các đoàn tàu hàng sẽ đến đích Sóng thần từ 11h30 đến 14 h hôm sau, hòan toàn không động chạm gì đến đường chạy của tàu khách.
Tôi không nhầm về thời gian chạy và thời gian xuất phát đâu. Cụ tính sót ở chỗ bỏ qua các đôi tàu địa phương xuất phát từ Vinh, Đà Nẵng và Nha Trang về HN, SG. Theo biểu đồ lập ra, ngoài các tuyến Bắc Nam thì còn các chặng ngắn 2 chiều trong ngày gồm HN- Vinh, HN- Đà Nẵng, SG - Nha Trang và SG - ĐN, số lượng không hề ít (như đường sắt cao tốc thì dự kiến có tới 50 đôi tàu Hà Nội - Vinh và 40 đôi tàu SG_ Nha Trang mỗi ngày).Tôi tạm chưa tính các chặng Vinh - ĐN và ĐN- Nha Trang chưa có nhiều nhu cầu, chỉ mở thêm trong tương lai.
Nếu muốn thuận lợi như phương án của cụ thì các chuyến Vinh - HN, Đà Nẵng - HN, Nha Trang - SG và ĐN- SG vào buổi sáng sẽ phải đẩy giờ lên trước các chuyến tàu hàng.
Ngoài ra, theo tôi hiểu thì 120 km/h là tốc độ lý tưởng, sẽ còn thay đổi, có khi chỉ đạt 80 km/h. Nói chung chạy chung vẫn chạy được, nhưng sẽ phải mất công điều độ, và tàu hàng sẽ phải dừng không ít lần.
Tôi cũng thích ý tưởng làm căn cơ từng bước một như cụ firefox nhưng không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam. Vừa chở khách vừa chở hàng vì có đường sắt khổ hẹp giảm tải chở hàng rồi, chấp nhận tốc độ khai thác không quá cao . Sau có điều kiện thì làm tuyến cao tốc luôn.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,708
Động cơ
851,968 Mã lực
Cụ không tính kỹ rồi. Nếu vận hành hỗn hợp tàu khách/hàng thì chế độ xuất phát sẽ là như sau: Tàu khách 6h-22h, tàu hàng 22h-6h. Cụ chú ý rằng đây là "chế độ xuất phát" chứ không phải là "chế độ chạy tàu". Ví dụ tàu khách 250kmh sẽ chỉ được phép xuất phát muộn nhất là 21h50, chạy suốt đêm đến SG lúc khoảng 7h sáng (tôi không lấy ví dụ 320km/h vì không có chuyện chạy 320kmh chung với tàu hàng).

Từ 22h thì tàu hàng được phép xuất phát. Chú ý rằng tàu hàng có hẳn 16 tiếng hoặc hơn để xếp hàng nên trước 22h các đoàn tàu đã có thể sẵn sàng. Giả sử 1 đoàn tàu hàng xuất phát từ HN lúc 22h30, tốc độ 120km/h chạy suốt (tàu hàng không cần dừng tại ga nào) thì 13 tiếng sẽ đến ga hàng hóa Sóng thần, tức là 11h 30.

Cụ phải để ý đây là đường đôi nên các tàu ngược chiều không cần dừng tránh nhau, chỉ có tàu hàng chạy chậm phải dừng đợi, nhường cho tàu khách chạy nhanh cùng chiều. Nhưng vì tàu khách 250km/h mãi 6h30 sáng mới xuất phát và cần ít nhất 7 tiếng rưỡi (14h) mới vào đến SG nên tàu hàng xuất phát từ 22h30 hôm trước có thể chạy thông suốt đến Sóng thần (11h30) mà không phải dừng chờ tàu khách.

Nếu ga hàng hóa đủ đường ray và tập trung xếp hàng sớm thì từ 22h30 đến 1h sáng có thể cho khởi hành đến hơn 20 chuyến tàu hàng (5-6 phút 1 chuyến). Các đoàn tàu hàng sẽ đến đích Sóng thần từ 11h30 đến 14 h hôm sau, hòan toàn không động chạm gì đến đường chạy của tàu khách.
Cụ tính sít sao nhỉ, tàu 120 chạy trung bình 100-110 là giỏi, ngoài ra tàu nặng chỉ chạy 80 kmh trung bình thì mất 20h mới đến nơi. Lúc đó tàu khách HN chờ đến khi nào xuất phát?

Cách tổ chức tàu hàng như thế thì hàng có thể mất hơn 30h mới đến nơi, vd sáng đưa hàng ra ga, 22h mới đi, tối hôm sau mới đến SG. Thế thì cứ cải tạo tuyến đs cũ chạy túc tắc 60km/h nhưng liên tục còn nhanh hơn.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,137
Động cơ
313,848 Mã lực
Riêng điện thì khá đơn giản. Con này có chạy full đôi tàu như BCNCTKT thì cũng chỉ cần 1 cái nhà máy điện công suất cỡ 1000MW là thừa đủ cụ ạ.
1000MW thì quá nhiều, chắc chỉ vài trăm MW đã là nhiều.
Mình nghĩ chắc chỉ vài chục MW thôi, chẳng nhẽ quả tàu này chạy bằng cả huyện dùng chắc.
Chờ báo cáo khả thi thì sẽ rõ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,645
Động cơ
225,995 Mã lực
...
Tôi cũng thích ý tưởng làm căn cơ từng bước một như cụ firefox nhưng không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam. Vừa chở khách vừa chở hàng vì có đường sắt khổ hẹp giảm tải chở hàng rồi, chấp nhận tốc độ khai thác không quá cao . Sau có điều kiện thì làm tuyến cao tốc luôn.
thì cũng có ý kiến là đoạn Vinh- Nha Trang 1.000 cây số làm tạm 160. Nhưng bây giờ các tướng bảo là làm luôn 350 toàn tuyến siêu nhanh được thì cứ để các tướng làm!

Giờ mình pha trà ngồi xem thôi, nhà tôi 3 đời nay chưa thấy đầu tư 150 tỉ đô trong 10 năm nó khủng thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Tôi không nhầm về thời gian chạy và thời gian xuất phát đâu. Cụ tính sót ở chỗ bỏ qua các đôi tàu địa phương xuất phát từ Vinh, Đà Nẵng và Nha Trang về HN, SG. Theo biểu đồ lập ra, ngoài các tuyến Bắc Nam thì còn các chặng ngắn 2 chiều trong ngày gồm HN- Vinh, HN- Đà Nẵng, SG - Nha Trang và SG - ĐN, số lượng không hề ít (như đường sắt cao tốc thì dự kiến có tới 50 đôi tàu Hà Nội - Vinh và 40 đôi tàu SG_ Nha Trang mỗi ngày).Tôi tạm chưa tính các chặng Vinh - ĐN và ĐN- Nha Trang chưa có nhiều nhu cầu, chỉ mở thêm trong tương lai.
Ngoài ra, theo tôi hiểu thì 120 km/h là tốc độ lý tưởng, sẽ còn thay đổi, có khi chỉ đạt 80 km/h. Nói chung chạy chung vẫn chạy được, nhưng sẽ phải mất công điều độ, và tàu hàng sẽ phải dừng không ít lần.
Tôi cũng thích ý tưởng làm căn cơ từng bước một như cụ firefox nhưng không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam. Vừa chở khách vừa chở hàng vì có đường sắt khổ hẹp giảm tải chở hàng rồi, chấp nhận tốc độ khai thác không quá cao . Sau có điều kiện thì làm tuyến cao tốc luôn.
Cái đs khổ đơn 1m ấy, nên đưa vào bảo tàng hoặc tàu du lịch kiểu vintage cụ ạ. Bắt cụ ấy gồng gánh đến giờ là cũng tuyệt vời lắm rồi. Cụ tính xem chứ với khả năng kết nối kém & khoảng 13k nhân lực vận hành, khai thác bao giờ cho hiệu quả.

Chúng ta cũng học tập các quốc gia khác, xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp làm xương sống vận tải trước, phát triển tiếp đsct 350 / 400 khi đã có đủ nhu cầu & kinh tế (GDP, thu nhập đầu người, quy mô phân bổ dân số dọc tuyến...). Bằng chứng là ngay nước Nhật mà bộ gtvt hay lấy làm ví dụ so sánh, họ đã xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp khổ 1m kết nối hoàn chỉnh - rồi mới phát triển Shinkansen. Hệ thống đs khổ 1m đó vẫn đang duy trì vận hành hiệu quả. Trong khi Shinkansen thì lỗ sấp mặt, chỉ có duy nhất 1 tuyến (515km) có lãi (phải ghi rõ vậy không lại bị xỉa).
 
Chỉnh sửa cuối:

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,577 Mã lực
Tuổi
24
Tôi không nhầm về thời gian chạy và thời gian xuất phát đâu. Cụ tính sót ở chỗ bỏ qua các đôi tàu địa phương xuất phát từ Vinh, Đà Nẵng và Nha Trang về HN, SG. Theo biểu đồ lập ra, ngoài các tuyến Bắc Nam thì còn các chặng ngắn 2 chiều trong ngày gồm HN- Vinh, HN- Đà Nẵng, SG - Nha Trang và SG - ĐN, số lượng không hề ít (như đường sắt cao tốc thì dự kiến có tới 50 đôi tàu Hà Nội - Vinh và 40 đôi tàu SG_ Nha Trang mỗi ngày).Tôi tạm chưa tính các chặng Vinh - ĐN và ĐN- Nha Trang chưa có nhiều nhu cầu, chỉ mở thêm trong tương lai.
Nếu muốn thuận lợi như phương án của cụ thì các chuyến Vinh - HN, Đà Nẵng - HN, Nha Trang - SG và ĐN- SG vào buổi sáng sẽ phải đẩy giờ lên trước các chuyến tàu hàng.
Ngoài ra, theo tôi hiểu thì 120 km/h là tốc độ lý tưởng, sẽ còn thay đổi, có khi chỉ đạt 80 km/h. Nói chung chạy chung vẫn chạy được, nhưng sẽ phải mất công điều độ, và tàu hàng sẽ phải dừng không ít lần.
Tôi cũng thích ý tưởng làm căn cơ từng bước một như cụ firefox nhưng không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam. Vừa chở khách vừa chở hàng vì có đường sắt khổ hẹp giảm tải chở hàng rồi, chấp nhận tốc độ khai thác không quá cao . Sau có điều kiện thì làm tuyến cao tốc luôn.
So sánh Đường bộ (kiểu cao tốc 4 làn đã - lên 6 làn đường sau) và Đường sắt (kiểu làm căn cơ từng bước ... không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam), tôi không rõ có làm được không và Chi phí đội lên có tệ quá không.

Ngoài ra, nguồn hàng thì rõ là không thiếu rồi bác ạ.
Kiểu này thì tuyến quốc lộ 1A sẽ giảm thê thảm xe tải; đi kèm tương ứng là Số lượng Bánh mỳ rơi vãi, nếu cái tuyến chở hàng vừa vừa tốc nó được duyệt và thông tuyến.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
1000MW thì quá nhiều, chắc chỉ vài trăm MW đã là nhiều.
Mình nghĩ chắc chỉ vài chục MW thôi, chẳng nhẽ quả tàu này chạy bằng cả huyện dùng chắc.
Chờ báo cáo khả thi thì sẽ rõ.
Có thông số điện tiêu thụ, tính ra được ngay công suất nhà máy điện cần bổ sung vào hệ thống.
Nhu cầu sử dụng điện của Dự án dự kiến:
+ Giai đoạn 2033-2035 khoảng 577 triệu kWh/năm.
+ Giai đoạn 2036-2040 nhu cầu sử dụng khoảng 1.201 triệu kWh/năm.
+ Giai đoạn 2040-2045 nhu cầu sử dụng khoảng 2.470 triệu kWh/năm.
+ Giai đoạn 2045-2050 nhu cầu sử dụng khoảng 4.681 triệu kWh/năm.
+ Giai đoạn sau 2050 nhu cầu sử dụng khoảng 6.028 triệu kWh/năm.

Quy mô vậy tương đương Nhà máy nhiệt điện Mông Dương I, hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 1.080 MW, sản lượng điện phát hàng năm 6,5 tỷ kWh; tổng mức đầu tư của dự án là 33.614 tỷ đồng.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,577 Mã lực
Tuổi
24
Cái đs khổ đơn 1m ấy, nên đưa vào bảo tàng hoặc tàu du lịch kiểu vintage cụ ạ. Bắt cụ ấy gồng gánh đến giờ là cũng tuyệt vời lắm rồi. Cụ tính xem chứ với khả năng kết nối kém & khoảng 13k nhân lực vận hành, khai thác bao giờ cho hiệu quả.

Chúng ta cũng học tập các quốc gia khác, xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp làm xương sống vận tải trước, phát triển tiếp đsct 350 / 400 khi đã có đủ nhu cầu & kinh tế (GDP, thu nhập đầu người, quy mô phân bổ dân số dọc tuyến...). Bằng chứng là ngay nước Nhật mà bộ gtvt hay lấy làm ví dụ so sánh, họ đã xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp khổ 1m kết nối hoàn chỉnh - rồi mới phát triển Shinkansen. Hệ thống đs khổ 1m đó vẫn đang duy trì vận hành hiệu quả. Trong khi Shinkansen thì lỗ sấp mặt, chỉ có duy nhất 1 tuyến có lãi (phải ghi rõ vậy không lại bị xỉa).
Khổ quá, cậu Nhựt lùn có tính đến Ăn uống Sáng trưa như ta đâu bác.

Mấy cậu ấy được đào tạo chưa bài bản, trưởng thành từ đâu ấy - đếch phải từ cơ sở, lý luận thì kém sắc bén, so với ta làm sao được ạ.


Thành thực là tôi cũng tin và mong rằng, họ sẽ làm cái Đường đôi chỉ 160kmh như Lào, hay 220kmh cũng được, để chở hàng.
Thì cái sự Lan tỏa phát triển tốt đẹp gì đó trên tivi, nó có cơ hội hơn.

Có lợi hơn cho phát triển, và cả cho cái túi tiền của cá nhân tôi cũng như nhiều bác khác.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,870
Động cơ
412,401 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ tính sít sao nhỉ, tàu 120 chạy trung bình 100-110 là giỏi, ngoài ra tàu nặng chỉ chạy 80 kmh trung bình thì mất 20h mới đến nơi. Lúc đó tàu khách HN chờ đến khi nào xuất phát?

Cách tổ chức tàu hàng như thế thì hàng có thể mất hơn 30h mới đến nơi, vd sáng đưa hàng ra ga, 22h mới đi, tối hôm sau mới đến SG. Thế thì cứ cải tạo tuyến đs cũ chạy túc tắc 60km/h nhưng liên tục còn nhanh hơn.
Trên đường 1.435mm ray liền, bán kính cong đủ lớn, nếu là hàng kín (container) chạy đều thì tàu hàng nặng chạy suốt 120kmh vô tư cụ ợ, không phải 110kmh đâu. 80kmh là chở hàng hở thôi.

Cụ xem clip này của Mỹ: Tàu hàng cực nặng 120kmh:

Tôi không nhầm về thời gian chạy và thời gian xuất phát đâu. Cụ tính sót ở chỗ bỏ qua các đôi tàu địa phương xuất phát từ Vinh, Đà Nẵng và Nha Trang về HN, SG. Theo biểu đồ lập ra, ngoài các tuyến Bắc Nam thì còn các chặng ngắn 2 chiều trong ngày gồm HN- Vinh, HN- Đà Nẵng, SG - Nha Trang và SG - ĐN, số lượng không hề ít (như đường sắt cao tốc thì dự kiến có tới 50 đôi tàu Hà Nội - Vinh và 40 đôi tàu SG_ Nha Trang mỗi ngày).Tôi tạm chưa tính các chặng Vinh - ĐN và ĐN- Nha Trang chưa có nhiều nhu cầu, chỉ mở thêm trong tương lai.
Nếu muốn thuận lợi như phương án của cụ thì các chuyến Vinh - HN, Đà Nẵng - HN, Nha Trang - SG và ĐN- SG vào buổi sáng sẽ phải đẩy giờ lên trước các chuyến tàu hàng.
Ngoài ra, theo tôi hiểu thì 120 km/h là tốc độ lý tưởng, sẽ còn thay đổi, có khi chỉ đạt 80 km/h. Nói chung chạy chung vẫn chạy được, nhưng sẽ phải mất công điều độ, và tàu hàng sẽ phải dừng không ít lần.
Tôi cũng thích ý tưởng làm căn cơ từng bước một như cụ firefox nhưng không làm đường đôi 160 km/h mà chỉ làm một line đơn để khẩn trương nối Bắc Nam. Vừa chở khách vừa chở hàng vì có đường sắt khổ hẹp giảm tải chở hàng rồi, chấp nhận tốc độ khai thác không quá cao . Sau có điều kiện thì làm tuyến cao tốc luôn.
Việc điều độ các tàu khách Đà nẵng/Nha trang đi HN và SG vào buổi sáng là khá đơn giản. Đường sắt họ có bài hết rồi. Ví dụ tuyến ngắn HN-Vinh dự kiến 50 đôi tàu thì phần có thể trùng với tàu hàng là tuyến Vinh-HN vào buổi sáng, cho là 7 chuyến. Điều độ 7 chuyến 250kmh ưu tiên trong 3 tiếng sao cho tránh đụng chạm với 20 chuyến 120kmh không ưu tiên là không khó khăn gì.

Tuyến Hanover - Wurzburg của Đức còn chạy chung như sau: Tàu cao tốc 250kmh, tàu khách liên vùng 160kmh, tàu bưu điện 140kmh, tàu hàng 120kmh, tàu đô thị 80kmh (chặng ngắn). Điều độ được hết các cụ ợ.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Cụ tính sít sao nhỉ, tàu 120 chạy trung bình 100-110 là giỏi, ngoài ra tàu nặng chỉ chạy 80 kmh trung bình thì mất 20h mới đến nơi. Lúc đó tàu khách HN chờ đến khi nào xuất phát?

Cách tổ chức tàu hàng như thế thì hàng có thể mất hơn 30h mới đến nơi, vd sáng đưa hàng ra ga, 22h mới đi, tối hôm sau mới đến SG. Thế thì cứ cải tạo tuyến đs cũ chạy túc tắc 60km/h nhưng liên tục còn nhanh hơn.
Updated: Xoá vì tài liệu có nguồn chưa xác thực, tránh nhầm lẫn thông tin.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,708
Động cơ
851,968 Mã lực
Tôi chép 1 đoạn từ tài liệu để cụ tham khảo: "Năng lực vận tải đáp ứng khoảng 163,62 triệu hành khách/năm (bao gồm hành khách đi suốt Bắc - Nam và hành khách đi theo đoạn) và 65,48 triệu tấn hàng hóa/năm."

Theo đề xuất, phương án 2 sẽ tổ chức khai thác trong khung giờ từ 06h – 24h; công tác bảo trì sẽ thực hiện từ 0h – 06h sáng ngày hôm sau.

Phương án tổ chức chạy tàu chi tiết như sau:

 Đối với tàu khách tốc độ cao và tàu hàng tốc độ cao:
- Tốc độ khai thác chạy tàu lớn nhất: Vmax = 225 km/h.
- Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu tốc độ cao Bắc - Nam chỉ dừng tại 5 ga chính (ga Ngọc Hồi, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Thiêm).
- Số toa tàu: Khai thác linh hoạt tùy theo lưu lượng hành khách có thể là đoàn tàu 8 toa hoặc 16 toa (cấu hình từ 2 đoàn tàu 8 toa).
- Thời gian khai thác trong ngày: 6h - 24h.
- Thời gian chạy tàu trên toàn tuyến là 7 giờ 39 phút, trong đó: đoạn Ngọc Hồi - Vinh là 1 giờ 16 phút, đoạn Vinh - Đà Nẵng là 2 giờ 10 phút, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang là 2 giờ 11 phút, đoạn Nha Trang - Thủ Thiêm (Tp. Hồ Chí Minh) là 1 giờ 48 phút.

 Đối với tàu khách liên vùng và tàu hàng container:
- Tốc độ khai thác chạy tàu lớn nhất: Vmax = 160 km/h.
- Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu dừng tại tất cả các ga trong 4 khu đoạn (Ngọc Hồi - Vinh, Vinh - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Nha Trang, Nha Trang - Thủ Thiêm).
- Số toa tàu: Khai thác linh hoạt tùy theo lưu lượng hành khách có thể là đoàn tàu 6 toa hoặc 12 toa (cấu hình từ 2 đoàn tàu 6 toa).
- Số toa khai thác của tàu hàng tối thiểu là 25 toa đến 30 toa với sức chuyên chở từ 50 TEU đến 60 TEU.
- Thời gian khai thác trong ngày: 6h - 24h.
- Thời gian chạy tàu khu đoạn Ngọc Hồi - Vinh là 2 giờ 27 phút, khu đoạn Vinh - Đà Nẵng là 3 giờ 26 phút, khu đoạn Đà Nẵng - Nha Trang là 3 giờ 59 phút, khu đoạn Nha Trang - Thủ Thiêm (Tp. Hồ Chí Minh) là 3 giờ 5 phút.
Cái này là phương án nào mà có tàu hàng chở mỗi toa 2 container mà vẫn chạy 160km/h thế cụ?
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Cái này là phương án nào mà có tàu hàng chở mỗi toa 2 container mà vẫn chạy 160km/h thế cụ?
Tôi nhặt nhạnh từ các tài liệu về p/a 2:
Xây mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ khai thác 225 km/h đối với tàu khách và tàu hàng nhanh, tốc độ khai thác 160 km/h đối với tàu khách liên vùng, tàu hàng container có tải trọng 22,5 tấn/trục.
Xây dựng 50 ga hành khách và 20 ga hàng hóa, vận chuyển cả hành khách và hàng hóa (khai thác chung tàu khách và tàu hàng cùng khung giờ).
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,708
Động cơ
851,968 Mã lực
Trên đường 1.435mm ray liền, bán kính cong đủ lớn, nếu là hàng kín (container) chạy đều thì tàu hàng nặng chạy suốt 120kmh vô tư cụ ợ, không phải 110kmh đâu. 80kmh là chở hàng hở thôi.

Cụ xem clip này của Mỹ: Tàu hàng cực nặng 120kmh:


Việc điều độ các tàu khách Đà nẵng/Nha trang đi HN và SG vào buổi sáng là khá đơn giản. Đường sắt họ có bài hết rồi. Ví dụ tuyến ngắn HN-Vinh dự kiến 50 đôi tàu thì phần có thể trùng với tàu hàng là tuyến Vinh-HN vào buổi sáng, cho là 7 chuyến. Điều độ 7 chuyến 250kmh ưu tiên trong 3 tiếng sao cho tránh đụng chạm với 20 chuyến 120kmh không ưu tiên là không khó khăn gì.

Tuyến Hanover - Wurzburg của Đức còn chạy chung như sau: Tàu cao tốc 250kmh, tàu khách liên vùng 160kmh, tàu bưu điện 140kmh, tàu hàng 120kmh, tàu đô thị 80kmh (chặng ngắn). Điều độ được hết các cụ ợ.
Em đã bảo rồi, ở đâu cũng thế, Mỹ cũng vậy, tốc độ max 120 thì chỉ chạy được trung bình tầm 100km/h thôi. Không có chuyện tốc độ tối đa 120 toàn tuyến đâu. Chỉ có tàu cao tốc chở khách xây với tiêu chuẩn cao mới đảm bảo duy trì tốc độ max toàn tuyến được.

Còn tàu hàng rời, hàng siêu nặng như than, quặng, thép thì khó chạy 120 được lắm.

Anyway, phương án chạy đêm tính ra tốn khá nhiều thời gian. Riêng việc phải chờ cả ngày đến đêm mới đi đã tốn gần ngày đợi rồi. Thế thì nên làm line hàng riêng hoặc túc tắc đi tuyến cũ còn nhanh hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,708
Động cơ
851,968 Mã lực
Tôi nhặt nhạnh từ các tài liệu về p/a 2:
Xây mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ khai thác 225 km/h đối với tàu khách và tàu hàng nhanh, tốc độ khai thác 160 km/h đối với tàu khách liên vùng, tàu hàng container có tải trọng 22,5 tấn/trục.
Xây dựng 50 ga hành khách và 20 ga hàng hóa, vận chuyển cả hành khách và hàng hóa (khai thác chung tàu khách và tàu hàng cùng khung giờ).
Ồ vậy là đội 250 tính chạy tàu container 160km/h thật :D
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,491
Động cơ
126,125 Mã lực
1000MW thì quá nhiều, chắc chỉ vài trăm MW đã là nhiều.
Mình nghĩ chắc chỉ vài chục MW thôi, chẳng nhẽ quả tàu này chạy bằng cả huyện dùng chắc.
Chờ báo cáo khả thi thì sẽ rõ.
Cụ chẳng hiểu j về điện. E cũng chán giải thích. Tầm 500MW công suất bổ sung vào hệ thống là “đủ” cho đsct chạy full tải 100%. E tính 1000MW là “thừa” bao gồm cả peak và điều độ. Ý e nói ở đây là chuyện điện chẳng phải vấn đề chứ ko dùng chuyện này để phản đối đsct. 1000MW có là gì so với nhu cầu bổ sung điện của VN hàng năm, ấy là nếu muốn trở thành nước công nghiệp thế này thế nọ. Có nhõn ngần đấy đã nhảy cẫng lên, thì nên xem lại kiến thức của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Ồ vậy là đội 250 tính chạy tàu container 160km/h thật :D
Tôi không chắc chắn về toàn bộ thông tin trên vì tôi nhặt từ báo cáo tổng hợp của liên danh tư vấn bộ gtvt. Có thể họ tự đưa ra p/a tổ chức chạy tàu 250 để so sánh với p/a tổ chức chạy tàu 350. Tôi chỉ gửi để cụ tham khảo về cách bố trí giờ chạy tàu. Theo tôi biết, p/a 250 có tàu chạy đêm, chưa thấy đề cập ở bảng bố trí giờ tàu chạy đó. Cụ thấy không phù hợp thì bỏ đi.

Cập nhật: tôi đã rà soát lại bc nctkt, phụ lục 10-1 : Đánh giá các phương án đầu tư. Chính xác là tư vấn lập bc nctkt tự đưa ra p/a tổ chức chạy tàu 250, mục này không có trong đề xuất của tvtt & báo cáo của GS Khuê. Vậy nên cái tàu container chạy 160km/h cũng là do tv bộ tự nhét vào gây sai lệch thông tin. Tôi viết rõ lại đây để tránh bị người khác lợi dụng.

IMG_9427.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rainsg

Xe tải
Biển số
OF-708224
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
231
Động cơ
108,765 Mã lực
Ngoài ra, nguồn hàng thì rõ là không thiếu rồi bác ạ.
Kiểu này thì tuyến quốc lộ 1A sẽ giảm thê thảm xe tải; đi kèm tương ứng là Số lượng Bánh mỳ rơi vãi, nếu cái tuyến chở hàng vừa vừa tốc nó được duyệt và thông tuyến.
Em thật sự nể phục độ kiên nhẫn của các cụ, nhìn vào yếu tố cụ Astra đã nhắc, nhìn vào thời đại hiện nay, các cụ ở đây trong bụng đều thừa hiểu phương án tập trung ưu tiên cho đường sắt chở hàng sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe, bàn làm gì nữa cho mệt nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top