[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,171
Động cơ
220,470 Mã lực
"Modern high speed passenger routes, do not carry slower speed trains, nor expect trains to stop on curves, so it is possible to operate these routes with higher track superelevation values. Curves on these types of route are also designed to be relatively gentle radius, and are typically in excess of 2000m (2km) or 7000m (7km) depending on the speed limit of the route.
Không mong đợi thôi, chứ không phải dừng ở đó thì lật tàu, nghĩa là thiết kế đoạn cong sẽ ưu tiên cho tốc độ 350 vì không mong đợi tốc độ thấp hơn, ưu tiên để đường ray ít mòn nhất ở tốc độ 350. Trục trặc xảy ra thì tàu nó muốn dừng ở đâu thì dừng chứ sao không cho nó dừng? Tàu 350 chạy trên đường 160 mới khó chứ tàu 160 chạy đường 350 khó quái gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,224
Động cơ
55,235 Mã lực
Em tối hay xem thời sự, khoảng 2 tuần trước đầy trên tivi, hình mô phỏng tàu đstđc chạy vun vút, xuyên hầm, bám núi, nhìn đã.
Tuy nhiên, em thấy loại này chỉ nên phi trên cầu cạn hoặc địa hình trống trải. Như mô phỏng trên, tốc độ ấy, mùa mưa bão, nhất là khu m.Trung, em thấy khiếp khiếp là.
Về kỹ thuật, ta tuy chưa có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình tương tự, nhưng các chuyên gia, chủ tịch, tổng giám đốc các đơn vị đều nói không khó, đã chuẩn bị nhiều năm nay rồi. Họ lo ngại chung nhất là nguồn lao động thi công trực tiếp trên công trường hiện nay là người miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số. Còn lao động miền xuôi họ chọn kinh doanh tư do, vào FDI làm hoặc đi xklđ. Lo nhất của đa số nhà thầu xây lắp là vậy.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
902
Động cơ
8,441 Mã lực
Tuổi
39
e lót dép hóng các cụ phân tích. Trải nghiệm tàu từ HN vào Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng có vẻ là hợp lý. Chứ đi xa hơn thì vẫn máy bay. Máy bay giờ khoảng chờ đợi làm thủ tục cũng nhẹ nhàng, ít tốn thời gian hơn trước. Khoảng delay thì hành khách đành chịu.
Vầng, em cũng giống như cụ.
Với lại, cũng chưa thấy rõ ưu thế vượt trội của DSCT. Có chăng là thêm 1 option đi lại thôi. Rẻ hơn máy bay 1 tí, chậm hơn máy bay 1 tí. Đắt hơn Oto khách đường dài kha khá, nhanh hơn Oto khách đường dài kha khá...
Nhưng, với công nghệ và tốc độ hiện tại, em đồ rằng, đến tầm 2035, thì khả năng cao là Otô tự lái Cấp độ 4, cấp độ 5 là đã có, ô tô tự lái cấp độ 3 là khá phổ biến... Vì vậy, các tính toán khách hàng có thể không chuẩn được... Phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại dưới 500km có lẽ sẽ là Ô tô cá nhân.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
1) Cái đầu tiên là em không hỏi cụ, em hỏi cụ khác nhé. Và em hỏi là tàu chở hàng nhẹ có chạy được 160km/h không chứ không hỏi có hay không có.

2) Vấn đề lật tàu thì tại sao? Nếu công binh họ gia cố chỉnh sửa đoạn cong để họ sử dụng có được không? Miễn nền đường hạ tầng chịu được tải nặng như họ yêu cầu.

3) Làm dự án lớn thế này thì phải có cái nhìn tổng quan và phải đáp ứng các điều kiện ANQP (không thì nghỉ) vậy đề bài đặt ra là cần nền đường tải nặng "khi cần" (chắc thời chiến) thì các cụ cứ néo với chở hàng thông thường vào làm gì. Các cụ mới là cố ép cho đúng ý mình, cứ lấy thông số rồi tự tính bắt nó phải đúng với lý thuyết chứ không phải điều kiện thực tế. Cả vòng đời DA có thể chẳng bao giờ tải nặng đến 60T mỗi toa nhưng yêu cầu bắt buộc phải làm dự phòng thì sao cụ? Hay là anh BGTVT phỉ bảo không làm được !? :D
1) Có. Nhưng là tàu đặc biệt, chở ít 250 tấn tối đa.

2) Công binh sửa đc ko? Được, công binh dồn toàn lực mất cỡ 1 năm thôi.

3) Cố liên quan là vì chở xe tăng là đúng kiểu chở tàu hàng nặng, nói chung là cũng chấp nhận được nếu quân thù đồng ý chờ 1 năm cho ta sửa lại siêu cao ạ.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
417
Động cơ
377,256 Mã lực
Cái đầu tiên là em không hỏi cụ, em hỏi cụ khác nhé. Và em hỏi là tàu chở hàng nhẹ có chạy được 160km/h không chứ không hỏi có hay không có.

Vấn đề lật tàu thì tại sao? Nếu công binh họ gia cố chỉnh sửa đoạn cong để họ sử dụng có được không? Miễn nền đường hạ tầng chịu được tải nặng như họ yêu cầu.

Làm dự án lớn thế này thì phải có cái nhìn tổng quan và phải đáp ứng các điều kiện ANQP (không thì nghỉ) vậy đề bài đặt ra là cần nền đường tải nặng "khi cần" (chắc thời chiến) thì các cụ cứ néo với chở hàng thông thường vào làm gì. Các cụ mới là cố ép cho đúng ý mình, cứ lấy thông số rồi tự tính bắt nó phải đúng với lý thuyết chứ không phải điều kiện thực tế.

Cả vòng đời DA có thể chẳng bao giờ tải nặng đến 60T mỗi toa nhưng yêu cầu bắt buộc phải làm dự phòng thì sao cụ? Hay là anh BGTVT phỉ bảo không làm được !? :D
Cụ nói đúng. Tôi trả lời giúp cho nhanh:

1. Không có tàu hàng nhẹ chạy 160km/h trên đường chung với tàu khách 350km/h. Tàu hàng nhẹ hay tàu express, tàu bưu kiện... chạy với tốc độ 300km/h. Link: https://www.cargo-partner.com/trendletter/issue-25/highspeedrail-freight-in-china

2. Công binh có thể điều chỉnh siêu cao ở 127 đoạn đường cong có bán kính < 6500m. Chiến tranh thì làm gì cũng được - nhưng chưa thấy bộ gtvt đề xuất và đương nhiên là chưa có bộ QP xác nhận. Hiện tại, theo bc nctkt nộp QH thì vẫn đề xuất là chạy được tàu container 160km/h (đề xuất mua đầu kéo 6000kW, có thể kéo được từ 1.800 đến 3.000 tấn tức là khoảng 30-50 toa xe hàng).
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,515
Động cơ
408,789 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bộ đã nộp báo cáo tính toán bù lỗ rồi mà cụ:
+ Tính phương án tài chính toàn bộ dự án sẽ là âm, không thể về con số dương. Khi bóc tách phần trang thiết bị cho tổ chức vận tải khai thác (khoảng 20%) có thể thu hồi vốn phần này.
+ Không thể hoàn vốn riêng của dự án nhưng có thể hoàn vốn từ sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, tăng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam (không chở hàng thì cạnh tranh cái gì vậy?).

Chi tiết thì: "Tại văn bản số 11254/BGTV-KHĐT ngày 16/10/2024, Bộ GTVT giải trình đã rà soát, cập nhật về chi phí bảo hiểm, chi phí điện năng, hệ số sử dụng chỗ vào phương án tài chính. Kết quả tính toán cho thấy:
- Trong điều kiện thông thường, trong 4 năm đầu doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phượng tiện, không đủ bù chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế khoảng 778 triệu USD (năm 2037 khoảng 238 triệu USD, năm 2038 khoảng 213 triệu USD, năm 2039 khoảng 187 triệu USD, năm 2040 khoảng 140 triệu USD); các năm phải mua sắm bố sung phương tiện theo phương án tài chính thì dòng tiền bị âm, doanh nghiệp cần các khoản vay để mua sắm phương tiện; thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác vận hành khoảng 33,61 năm.
- Trường hợp doanh thu giảm 5%, trong 5 năm đầu, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng khoảng 1.057 triệu USD (năm 2037 khoảng 283 triệu USD, năm 2038 khoảng 262 triệu USD, năm 2039 khoảng 241 triệu USD, năm 2040 khoảng 210 triệu USD, năm 2041 khoảng 61 triệu USD); thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác khoảng 41,8 năm."

Về giá vé làm căn cứ xác định doanh thu phát triển của Dự án, theo KTNN, trong tổng số lượt hành khách dự báo (122,7 triệu lượt/năm), số lượt người đi thẳng từ đầu tới ga cuối (HN - TP.HCM và ngược lại) chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Do đó, nếu chia tổng số tiền thu được cho tổng số lượt hành khách thì giá vé bình quân/lượt hành khách sẽ thấp hơn nhiều so với mức giá vé đi hết tuyến (bình quân có thể chỉ bằng 30-40% mức giá vé dự kiến tại Tờ trình). Nói cách khác, doanh thu thực tế sẽ không như mức tính toán dự kiến.
Đó mới là bù lỗ hoạt động thôi cụ ợ. Còn bù lỗ tài chính nữa (khấu hao + lãi vay).

Còn thì đương nhiên giá vé bình quân sẽ thấp hơn nhiều so với giá vé toàn tuyến. Trước khi tăng giá thì giá vé phổ thông ĐSCT Bắc kinh - Thượng hải là 87 đô, nhưng giá vé trung bình chỉ là 30 đô, bằng đúng 1/3. Có thể lấy tỉ lệ này để ước tính sơ bộ cho ĐSCT VN.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
1. Không có tàu hàng nhẹ chạy 160km/h trên đường chung với tàu khách 350km/h. Tàu hàng nhẹ hay tàu express, tàu bưu kiện... chạy với tốc độ 300km/h. Link: https://www.cargo-partner.com/trendletter/issue-25/highspeedrail-freight-in-china
Tàu 300+ km/h mà chở hàng thì chở nhẹ lắm. Toa cải tạo ko ghế thì chở đc 40 tấn/chuyến 8 toa tức là nhõn 5 tấn/toa.

Toa khách trưng dụng nhét hàng xung quanh ghế thì loanh quanh 15 tấn/chuyến. Tức là nhõn 2 tấn hàng/toa.

Chở lông gà vỏ tỏi gấu bông hoa hồng sô cô la các thứ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
417
Động cơ
377,256 Mã lực
Đó mới là bù lỗ hoạt động thôi cụ ợ. Còn bù lỗ tài chính nữa (khấu hao + lãi vay).

Còn thì đương nhiên giá vé bình quân sẽ thấp hơn nhiều so với giá vé toàn tuyến. Trước khi tăng giá thì giá vé phổ thông ĐSCT Bắc kinh - Thượng hải là 87 đô, nhưng giá vé trung bình chỉ là 30 đô, bằng đúng 1/3. Có thể lấy tỉ lệ này để ước tính sơ bộ cho ĐSCT VN.
Đúng vậy mà - "Khi bóc tách phần trang thiết bị cho tổ chức vận tải khai thác (khoảng 20%) có thể thu hồi vốn phần này." => xác định bù lỗ tối thiểu 4-5 năm đầu vận hành và hy vọng hoàn vốn sau 34 đến 42 năm. Phần vốn xây dựng đầu tư cơ sở coi như là đầu tư công không hoàn vốn => xác định là NN bù lỗ trọn đời.

Về tính đơn giá vé, cụ có thể tham khảo cái bảng tính giá vé của 5 tuyến đsct đang khai thác có lãi (mà chắc cụ biết rồi):
IMG_9098.jpeg
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thay đổi siêu cao phút mốt thế nào nhỉ cụ Leu leu =))

1) Cắt đoạn hàn. Tháo ray khỏi tấm nền ray. Tháo các chốt giữ nền ray.
2) Khò tách & nâng tấm nền ray lên khỏi nền bê tông
3) Cào lớp bê tông nhựa lót giữa tấm nền ray và nền đường
4) Nếu muốn tăng siêu cao thì phải phủ thêm lên mặt bê tông nền đường. Nếu muốn hạ thì phải cào lớp mặt bê tông nền đường, mà cào sâu quá, vd muốn hạ siêu cao từ 135mm xuống 90mm, tức hạ hẳn là 4.5cm để chạy tàu hàng thì có khi phải đập lớp bê tông nền đổ lại.
5) Đợi bê tông khô =))
6) Phủ lại lớp lót bê tông nhựa giữa bê tông nền đường và tấm nền ray.
7) Đặt lại tấm nền ray. Căn chỉnh tinh vi các thứ.
8) Lắp lại ray
9) Hàn lại ray

Phút mốt. Toàn tuyến. Vĩ nhân =))

View attachment 8844460
Cụ nghĩ người ta lắp đặt, tháo dỡ mấy cái thứ này bằng tay à ;)) .
Mấy cái này tháo ra lắp mới mấy hồi ở các đoạn cong?
Mà cũng chưa chắc cần sửa siêu cao nếu không muốn chạy nhanh qua các đoạn đường cong, chạy đủ chậm là ok rồi. Cụ đừng bắt chiếc cụ "khùng" gì ở trên nói là tầu đổ khi đỗ ở siêu cao nhé :)).
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,515
Động cơ
408,789 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái đầu tiên là em không hỏi cụ, em hỏi cụ khác nhé. Và em hỏi là tàu chở hàng nhẹ có chạy được 160km/h không chứ không hỏi có hay không có.

Vấn đề lật tàu thì tại sao? Nếu công binh họ gia cố chỉnh sửa đoạn cong để họ sử dụng có được không? Miễn nền đường hạ tầng chịu được tải nặng như họ yêu cầu.

Làm dự án lớn thế này thì phải có cái nhìn tổng quan và phải đáp ứng các điều kiện ANQP (không thì nghỉ) vậy đề bài đặt ra là cần nền đường tải nặng "khi cần" (chắc thời chiến) thì các cụ cứ néo với chở hàng thông thường vào làm gì. Các cụ mới là cố ép cho đúng ý mình, cứ lấy thông số rồi tự tính bắt nó phải đúng với lý thuyết chứ không phải điều kiện thực tế.

Cả vòng đời DA có thể chẳng bao giờ tải nặng đến 60T mỗi toa nhưng yêu cầu bắt buộc phải làm dự phòng thì sao cụ? Hay là anh BGTVT phỉ bảo không làm được !? :D
Cụ nói đúng. Tôi trả lời giúp cho nhanh:

1. Không có tàu hàng nhẹ chạy 160km/h trên đường chung với tàu khách 350km/h. Tàu hàng nhẹ hay tàu express, tàu bưu kiện... chạy với tốc độ 300km/h. Link: https://www.cargo-partner.com/trendletter/issue-25/highspeedrail-freight-in-china

2. Công binh có thể điều chỉnh siêu cao ở 127 đoạn đường cong có bán kính < 6500m. Chiến tranh thì làm gì cũng được - nhưng chưa thấy bộ gtvt đề xuất và đương nhiên là chưa có bộ QP xác nhận. Hiện tại, theo bc nctkt nộp QH thì vẫn đề xuất là chạy được tàu container 160km/h (đề xuất mua đầu kéo 6000kW, có thể kéo được từ 1.800 đến 3.000 tấn tức là khoảng 30-50 toa xe hàng).
Mạn phép chen vào các cụ 1 chút:

- Tàu hàng chạy 160km/h: có thể, theo kiểu 1 toa hàng đáng lẽ chở 2 container 40' thì chỉ chở 1 cont (30 tấn). Nhưng như thế sẽ không thể chở được hàng an ninh quốc phòng vì xe tăng/pháo tự hành đều trên 50 tấn. Còn nếu chở hàng dân dụng thì chi phí cao khó chấp nhận.

- Công binh điều chỉnh siêu cao: Về lý thuyết thì có thể nhưng vô cùng phức tạp và tốn thời gian. Quân địch sẽ không đợi.

Cho nên cách tốt nhất là làm ĐSCT chở khách riêng hẳn, tiết kiệm chi phí. Số tiền tiết kiệm mang sang nâng cấp đường sắt 1.000mm lên chở hàng 100km/h. Đúng người đúng tội!

Cụ nghĩ người ta lắp đặt, tháo dỡ mấy cái thứ này bằng tay à ;)) .
Mấy cái này tháo ra lắp mới mấy hồi ở các đoạn cong?
Mà cũng chưa chắc cần sửa siêu cao nếu không muốn chạy nhanh qua các đoạn đường cong, chạy đủ chậm là ok rồi. Cụ đừng bắt chiếc cụ "khùng" gì ở trên nói là tầu đổ khi đỗ ở siêu cao nhé :)).
Như vậy là cụ chưa hiểu rồi. Cái khó giữa tàu khách 320 và tàu hàng (nặng) là ở các đoạn cong tàu hàng chạy quá chậm chứ không phải "chạy đủ chậm là OK".

Các đoạn cong của đường 320 có siêu cao khá lớn, tàu phải chạy đủ nhanh mới qua, chạy quá chậm là có nguy cơ lật vào trong. Nhưng tàu hàng nặng lại không thể chạy nhanh được nên nguy cơ lật tàu là rõ rệt.

Đó mới là vấn đề khi chạy chung tàu hàng (nặng) với tàu 320km/h đấy ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
417
Động cơ
377,256 Mã lực
Tàu 300+ km/h mà chở hàng thì chở nhẹ lắm. Toa cải tạo ko ghế thì chở đc 40 tấn/chuyến 8 toa tức là nhõn 5 tấn/toa.

Toa khách trưng dụng nhét hàng xung quanh ghế thì loanh quanh 15 tấn/chuyến. Tức là nhõn 2 tấn hàng/toa.

Chở lông gà vỏ tỏi gấu bông hoa hồng sô cô la các thứ thôi.
Ở link tôi gắn đó post, TQ đang khai thác giới hạn tàu express phục vụ thương mại điện tử trong các dịp Lễ, tuyến Vũ Hán - Bắc Kinh, cấu hình 8 toa xe (4M4T), tải trọng trên 110 tấn, sức chứa trên 800m2.
Gắn cái clip cho nó sinh động:
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,171
Động cơ
220,470 Mã lực
Cho nên cách tốt nhất là làm ĐSCT chở khách riêng hẳn, tiết kiệm chi phí. Số tiền tiết kiệm mang sang nâng cấp đường sắt 1.000mm lên chở hàng 100km/h. Đúng người đúng tội!
Thì bình thường có đường hàng thì chở bằng đường hàng. đường cao tốc chỉ dùng khi đường cũ kia bị trục trặc gì đó. Ý họ sẽ là muốn có 2 cái để dự phòng.
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,597
Động cơ
745,638 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1) Có. Nhưng là tàu đặc biệt, chở ít 250 tấn tối đa.

2) Công binh sửa đc ko? Được, công binh dồn toàn lực mất cỡ 1 năm thôi.

3) Cố liên quan là vì chở xe tăng là đúng kiểu chở tàu hàng nặng, nói chung là cũng chấp nhận được nếu quân thù đồng ý chờ 1 năm cho ta sửa lại siêu cao ạ.
Căn cứ vào đâu cụ đưa ra con số 1 năm vậy?
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
653
Động cơ
39,750 Mã lực
Tuổi
34
Như em đã từng còm. Con số 350km/h, tải trọng trục 22.5 tấn chỉ có mục đích loại Nhật ra khỏi cuộc chơi thôi. Nhật đã dày công xây dựng nên cái "luật" của hiệp định TPP để đón đầu dự án đsct này của VN mà, VN mà bỏ Nhật chọn nước khác làm đsct trong khi Nhật đáp ứng được bài thầu thì VN sẽ phạm vào điều ước TPP. Lúc đó nhẹ thì ăn kiện đền tiền, nặng thì Nhật ép đối tác phải rút lui và dự án đứng bánh vô thời hạn.
Các cụ chỉ cần không quan tâm đến chữ 350km/h thôi là thấy đsct thiết kế cho loại 250km/h và chở hàng.
Đsct sau khi làm xong sẽ có thêm nhiệm vụ trung chuyển hàng từ Indo, Mã Lai sang TQ. Tàu biển từ Indo, Mã Lai chở hàng đến Cái Mép Thị Vải xong bốc lên tàu đsct đi TQ, vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho chủ hàng và VN cũng ăn được phí vận chuyển.
Anh thủ hiện nay là dân tình báo ra, hiểu chuyện chứ không à ơi như 2 vị tiền nhiệm đâu ạ.
 

Phè Văn Phỡn

Xì hơi lốp
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,457
Động cơ
60,387 Mã lực
1) Có. Nhưng là tàu đặc biệt, chở ít 250 tấn tối đa.

2) Công binh sửa đc ko? Được, công binh dồn toàn lực mất cỡ 1 năm thôi.

3) Cố liên quan là vì chở xe tăng là đúng kiểu chở tàu hàng nặng, nói chung là cũng chấp nhận được nếu quân thù đồng ý chờ 1 năm cho ta sửa lại siêu cao ạ.
Thôi đường cùng thì xe tăng lắp thêm bộ guốc cao su vào cho nó tự hành quân trên cao tốc Bắc Nam vậy :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,171
Động cơ
220,470 Mã lực
Các cụ chỉ cần không quan tâm đến chữ 350km/h thôi là thấy đsct thiết kế cho loại 250km/h và chở hàng.
..
Toàn mấy từ sống còn mà cụ đòi bỏ. 350 tức là 350, đừng chệch ra 320 hay 300 làm gì, chứ đừng nói là 250. Đừng cầm hồ sơ cãi lđ! Forest không nói chơi.
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,597
Động cơ
745,638 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói đúng. Tôi trả lời giúp cho nhanh:

1. Không có tàu hàng nhẹ chạy 160km/h trên đường chung với tàu khách 350km/h. Tàu hàng nhẹ hay tàu express, tàu bưu kiện... chạy với tốc độ 300km/h. Link: https://www.cargo-partner.com/trendletter/issue-25/highspeedrail-freight-in-china

2. Công binh có thể điều chỉnh siêu cao ở 127 đoạn đường cong có bán kính < 6500m. Chiến tranh thì làm gì cũng được - nhưng chưa thấy bộ gtvt đề xuất và đương nhiên là chưa có bộ QP xác nhận. Hiện tại, theo bc nctkt nộp QH thì vẫn đề xuất là chạy được tàu container 160km/h (đề xuất mua đầu kéo 6000kW, có thể kéo được từ 1.800 đến 3.000 tấn tức là khoảng 30-50 toa xe hàng).
Vậy theo bài báo kia thì ông ý nói sai chỗ nào cụ nhỉ? "Ví dụ ở bài báo sau, gs ts đấy cụ, chạy tàu hàng 160km/h luôn 😊" cụ nói thế này mà, giờ lại bảo tầu hàng chạy 300km/h luôn =)) =)) =))

Việc Bộ GTVT đáp ứng yêu cầu của BQP thì việc gì phải đề xuất lên báo cụ nhỉ!? ANQP cứ bô bô cho dân vào kiểm tra à?
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,345
Động cơ
56,299 Mã lực
Tuổi
24
Như em đã từng còm. Con số 350km/h, tải trọng trục 22.5 tấn chỉ có mục đích loại Nhật ra khỏi cuộc chơi thôi. Nhật đã dày công xây dựng nên cái "luật" của hiệp định TPP để đón đầu dự án đsct này của VN mà, VN mà bỏ Nhật chọn nước khác làm đsct trong khi Nhật đáp ứng được bài thầu thì VN sẽ phạm vào điều ước TPP. Lúc đó nhẹ thì ăn kiện đền tiền, nặng thì Nhật ép đối tác phải rút lui và dự án đứng bánh vô thời hạn.
Các cụ chỉ cần không quan tâm đến chữ 350km/h thôi là thấy đsct thiết kế cho loại 250km/h và chở hàng.
Đsct sau khi làm xong sẽ có thêm nhiệm vụ trung chuyển hàng từ Indo, Mã Lai sang TQ. Tàu biển từ Indo, Mã Lai chở hàng đến Cái Mép Thị Vải xong bốc lên tàu đsct đi TQ, vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho chủ hàng và VN cũng ăn được phí vận chuyển.
Anh thủ hiện nay là dân tình báo ra, hiểu chuyện chứ không à ơi như 2 vị tiền nhiệm đâu ạ.
"Đsct sau khi làm xong sẽ có thêm nhiệm vụ trung chuyển hàng từ Indo, Mã Lai sang TQ. Tàu biển từ Indo, Mã Lai chở hàng đến Cái Mép Thị Vải xong bốc lên tàu đsct đi TQ, vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho chủ hàng và VN cũng ăn được phí vận chuyển.": Khồng có vụ này đâu bác.

ĐSCT cao trước hết phục vụ Ăn sáng và Ăn trưa, từ khóa sống còn đấy bác ạ.

Ba cái hàng hóa nhỏ lẻ, khi cần thì làm văn bản, tụi tui sẽ xem xét, nhá.
Còn Doanh nghiệp nước nhà, có ai kêu Cước vận chuyển đắt đâu mà đi tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho họ, phải không bác .Bo My ?
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,597
Động cơ
745,638 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mạn phép chen vào các cụ 1 chút:

- Tàu hàng chạy 160km/h: có thể, theo kiểu 1 toa hàng đáng lẽ chở 2 container 40' thì chỉ chở 1 cont (30 tấn). Nhưng như thế sẽ không thể chở được hàng an ninh quốc phòng vì xe tăng/pháo tự hành đều trên 50 tấn. Còn nếu chở hàng dân dụng thì chi phí cao khó chấp nhận.

- Công binh điều chỉnh siêu cao: Về lý thuyết thì có thể nhưng vô cùng phức tạp và tốn thời gian. Quân địch sẽ không đợi.

Cho nên cách tốt nhất là làm ĐSCT chở khách riêng hẳn, tiết kiệm chi phí. Số tiền tiết kiệm mang sang nâng cấp đường sắt 1.000mm lên chở hàng 100km/h. Đúng người đúng tội!
Địch thì chẳng bao giờ đợi là tất nhiên, các cụ cứ nói mấy cái câu này buồn cười thật, đúng là toàn các cụ cố moi dữ kiện ép vào cho vừa để bắt bẻ.

Có ai bảo là hàng ngày chở hàng siêu trường đâu cụ, à có các cụ trong này tự tính đấy thôi :D . Tàu hàng chạy riêng mua loại tầu chỉ chạy 120-160km/h cho tiết kiệm chi phí vận hành mà các cụ vẫn kêu cao. THôi có hàng các cụ tự đạp xe đi ship cho rẻ hầy :P

Của các cụ đây:
320-350km/h chở người -> chạy được nhưng đắt
120-160km/h chở hàng -> chạy lúc được lúc không, nhưng vẫn đắt
:)):)):))
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
417
Động cơ
377,256 Mã lực
Vậy theo bài báo kia thì ông ý nói sai chỗ nào cụ nhỉ? "Ví dụ ở bài báo sau, gs ts đấy cụ, chạy tàu hàng 160km/h luôn 😊" cụ nói thế này mà, giờ lại bảo tầu hàng chạy 300km/h luôn =)) =)) =))

Việc Bộ GTVT đáp ứng yêu cầu của BQP thì việc gì phải đề xuất lên báo cụ nhỉ!? ANQP cứ bô bô cho dân vào kiểm tra à?
Tôi đã nói rồi - đấy là bài báo từ tháng 4/2024, khi mà bc nctkt vẫn đang đề xuất chở khách & hàng chạy lẫn, cụ đọc kỹ sẽ bài báo thấy ghi rõ luôn là hàng container, đóng kiện (để phân biệt với hàng rời, hàng chất lỏng...). Chỉ đến tháng 9/2024, khi mà tvtt đưa ra các tính toán về yêu cầu đường cong & siêu cao cho tàu container 160km/h chạy lẫn, bộ mới đưa vào mô tả mới là tàu hàng nhẹ express là loại 300km/h mà tôi đề cập ở trên. Ông giáo sư kia viết hồ sơ bảo vệ cho cái tàu container 160km/h chạy lẫn, vẫn còn giữ nguyên trong bc nctkt tháng 8/2024. Cái gì cũng có tính lịch sử của nó. Cụ đừng chặt khúc rồi cười sớm vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top