- Biển số
- OF-131169
- Ngày cấp bằng
- 17/2/12
- Số km
- 353
- Động cơ
- 376,722 Mã lực
Bộ đã nộp báo cáo tính toán bù lỗ rồi mà cụ:Đúng thế cụ ợ. Quan điểm của tôi là ĐSCT không nên và không cần cạnh tranh với hàng không như các bác luôn nhấn mạnh từ trước đến này, mà nên xác định là một phương thức vận tải độc lập. Từ đó phương án 200km/h chở khách/120km/h chở hàng là hợp lý nhất cho VN. Vì:
- Đường sắt tốc độ này người Việt chắc chắn tự chủ ở mức tối đa, từ đó giảm chi phí và thời gian xây dựng
- Tàu 200km/h rẻ và vận hành tiết kiệm, đơn giản hơn nhiều so với tàu 320km/h
- Có thể vận hành chung liên tục tàu khách 200 và tàu hàng 120, chứ không chỉ "chở hàng khi cần thiết".
- Từ đó: Phương án này chắc chắn có thể làm giá vé rẻ mà không cần ngân sách bù lỗ.
- Và tốc độ 200kmh vẫn có thể gọi là Đường sắt cao tốc. Thời gian đi suốt từ HN đến SG khoảng 9 tiếng với giá vé 1,5 triệu là đa số người chấp nhận được. Đặc biệt với thời gian đi từ HN và SG đến miền Trung từ 2-4 tiếng với giá vé hợp lý thì tàu 200kmh chắc chắn không có cạnh tranh.
Cái khó chấp nhận nhất ở phương án 350 hoặc 320 là, nếu tính đủ chi phí thì giá vé sẽ rất đắt, còn nếu giá vé như trong tờ trình (1,83 triệu HN-SG) thì ngân sách sẽ phải bù không biết bao nhiêu mà kể. VN đâu đã giàu đến mức thế, cho dù là năm 2035?
+ Tính phương án tài chính toàn bộ dự án sẽ là âm, không thể về con số dương. Khi bóc tách phần trang thiết bị cho tổ chức vận tải khai thác (khoảng 20%) có thể thu hồi vốn phần này.
+ Không thể hoàn vốn riêng của dự án nhưng có thể hoàn vốn từ sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, tăng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam (không chở hàng thì cạnh tranh cái gì vậy?).
Chi tiết thì: "Tại văn bản số 11254/BGTV-KHĐT ngày 16/10/2024, Bộ GTVT giải trình đã rà soát, cập nhật về chi phí bảo hiểm, chi phí điện năng, hệ số sử dụng chỗ vào phương án tài chính. Kết quả tính toán cho thấy:
- Trong điều kiện thông thường, trong 4 năm đầu doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phượng tiện, không đủ bù chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế khoảng 778 triệu USD (năm 2037 khoảng 238 triệu USD, năm 2038 khoảng 213 triệu USD, năm 2039 khoảng 187 triệu USD, năm 2040 khoảng 140 triệu USD); các năm phải mua sắm bố sung phương tiện theo phương án tài chính thì dòng tiền bị âm, doanh nghiệp cần các khoản vay để mua sắm phương tiện; thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác vận hành khoảng 33,61 năm.
- Trường hợp doanh thu giảm 5%, trong 5 năm đầu, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng khoảng 1.057 triệu USD (năm 2037 khoảng 283 triệu USD, năm 2038 khoảng 262 triệu USD, năm 2039 khoảng 241 triệu USD, năm 2040 khoảng 210 triệu USD, năm 2041 khoảng 61 triệu USD); thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác khoảng 41,8 năm."
Về giá vé làm căn cứ xác định doanh thu phát triển của Dự án, theo KTNN, trong tổng số lượt hành khách dự báo (122,7 triệu lượt/năm), số lượt người đi thẳng từ đầu tới ga cuối (HN - TP.HCM và ngược lại) chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Do đó, nếu chia tổng số tiền thu được cho tổng số lượt hành khách thì giá vé bình quân/lượt hành khách sẽ thấp hơn nhiều so với mức giá vé đi hết tuyến (bình quân có thể chỉ bằng 30-40% mức giá vé dự kiến tại Tờ trình). Nói cách khác, doanh thu thực tế sẽ không như mức tính toán dự kiến.