[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,300
Động cơ
267,726 Mã lực
Sửa lại mất tí là xong vụ siêu cao thôi cụ. Đang sửa nó làm cho quả bom hay tên lửa. Thế là xong luôn đường lẫn hàng. Đỡ phải chở. Toàn đội nói hươu nói vượn với hô khẩu hiệu linh tinh các cụ phản hồi làm gì cho mất công. Block lại luôn đi cho nhanh.
Anh em của mình ở thớt khác mà cụ. Sao block? Thế mới vui. Quốc Hội nhìn vào, quốc tế nhìn vào mới thấy OF dân chủ khách quan chớ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,566
Động cơ
250,970 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Hehe cụ vui tính nhỉ. "Về mặt kỹ thuật thì không khó", nếu không khó thì thế giới đã làm cụ ợ. Nhưng chưa có nước nào làm.
Họ không làm vì họ không cần. Họ có đường sắt chở hàng riêng rồi.
Còn em tin là không khó. Chắc chắn sẽ có giải pháp.
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,008
Động cơ
565,180 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Vâng, cụ nói đúng vấn đề mà em muốn đề cập tới. Vậy theo cụ, lý do gì mà lãnh đạo nhà nước Việt Nam mình bằng mọi giá xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ 350km/h? Trên quan điểm chủ quan của em thì có mấy lý do sau, cụ xem thế nào:

- Thứ nhất là chứng tỏ với Thế giới rằng Việt Nam đã có vị thế để xây dựng được 1 hệ thống đường sắt tốc độ cao, mà mới chỉ có vài quốc gia làm được.

- Thứ hai là để cạnh tranh với hàng không, hay nói 1 cách nhã nhặn hơn là hỗ trợ và chia sẻ khách hàng để đường hàng không đỡ quá tải.

- Thứ ba là hỗ trợ người dân đi lại, mặc dù em thấy khả năng giá vé không hề rẻ, và người dân sẽ phải cùng gánh với nhà nước để xây dựng và vận hành hệ thống này.

- Thứ tư là dấu ấn nhiệm kỳ của các lãnh đạo nhà nước mình, muốn thực hiện 1 dự án để đời, lưu danh vào sử sách.

Thật sự thì với trình còi của em thì em cũng đang tìm hiểu tại sao nhà nước mình không tính tới phương án xây dựng hệ thống đường sắt vừa chờ khách tốc độ 250 km/h vừa để chở hàng với vận tốc 120 km/h. Hệ thống này vừa đảm bảo tốc độ cao mà không nhiều nước trên thế giới đạt được, vừa hỗ trợ khách hàng muốn có cảm giác đi tầu thỏai mái, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển hàng với giá cả hợp lý, vừa có thể cũng cạnh tranh về giá vé, do mức đầu tư và bảo dưỡng không cao, vừa có thể đầu tư thêm hệ thống mạng lưới đường sắt mạng nhện tại các tỉnh từ số tiền đầu tư dư ra.

Sau này khi có điều kiện thì lúc đó xây dựng hệ thống tầu 350km/h với từng tuyến dưới 500 km đổ lại để đảm bảo có lãi. Thực tế thì với tốc độ 250km/h thì vài chục năm nữa cũng chưa hề lạc hậu. Hơn nữa nước Việt Nam cũng chưa có được 1 hệ thống đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hóa đạt chuẩn trung bình của quốc tế :)
Chắc cụ mới mon men vào hở, việc này các cụ ấy đã bàn nát nước rồi: Có thực mới vực được đạo!
Chứ cái mà ai cũng thấy, lờ đờ lại nhất quyết không thấy, thì còn cái gì làm mờ mắt được nữa nào ;))
 

vanphong17

Xe hơi
Biển số
OF-863051
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
151
Động cơ
5,047 Mã lực
Tuổi
33
e lót dép hóng các cụ phân tích. Trải nghiệm tàu từ HN vào Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng có vẻ là hợp lý. Chứ đi xa hơn thì vẫn máy bay. Máy bay giờ khoảng chờ đợi làm thủ tục cũng nhẹ nhàng, ít tốn thời gian hơn trước. Khoảng delay thì hành khách đành chịu.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,478
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cũng dài đó chứ cụ. x4 lên tầm 25 tỏi cụ nhỉ ( ước lượng), nhưng sao bên đó lắm hầm thế cụ nhể ( 45%) bên m chắc ko nhiều hầm thế nên rẻ hơn
Bên đó đi qua núi cao nhiều. Phải làm hầm. À e quên thông tin bên đó là đường đơn. Nếu là đường đôi cụ x1.5 tổng giá trị nữa.
Nhiều hầm là vì tuyến này đi qua vùng Bắc Lào không có gì ngoài núi. Đường sắt Bắc Nam của mình chỉ dưới 10% hầm, tiết kiệm được khá nhiều đấy.

Thực ra nếu làm đường cầu cạn thì tốc độ 160 hay 350 cũng không chênh lệch quá lớn. Đằng nào cũng phải làm bằng ấy cái cột và dầm. Nhưng là đường mặt đất thì chênh lệch rất lớn, có thể đến 45-50%.

Ngoài ra thì 1 yếu tố tiết kiệm nữa là nếu làm đường 160, tậm chí 200km/h thì người Việt có thể tự chủ hầu như toàn bộ vì thực chất nó vẫn là đường sắt truyền thống, nâng cấp lên thôi. Còn đường từ 300km/h trở lên là công nghệ khác hoàn toàn, sẽ rất tốn kém cả về chi phí vật liệu lẫn chuyên gia.
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,204
Động cơ
55,146 Mã lực
Chắc cụ mới mon men vào hở, việc này các cụ ấy đã bàn nát nước rồi: Có thực mới vực được đạo!
Chứ cái mà ai cũng thấy, lờ đờ lại nhất quyết không thấy, thì còn cái gì làm mờ mắt được nữa nào ;))
Siêu dự án này chắc sẽ kiểm tra, kiểm soát, giám sát kỹ, ăn uống, gửi giá là khó có thể xảy ra.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
373
Động cơ
376,756 Mã lực
Vâng, cụ nói đúng vấn đề mà em muốn đề cập tới. Vậy theo cụ, lý do gì mà lãnh đạo nhà nước Việt Nam mình bằng mọi giá xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ 350km/h? Trên quan điểm chủ quan của em thì có mấy lý do sau, cụ xem thế nào:

- Thứ nhất là chứng tỏ với Thế giới rằng Việt Nam đã có vị thế để xây dựng được 1 hệ thống đường sắt tốc độ cao, mà mới chỉ có vài quốc gia làm được.

- Thứ hai là để cạnh tranh với hàng không, hay nói 1 cách nhã nhặn hơn là hỗ trợ và chia sẻ khách hàng để đường hàng không đỡ quá tải.

- Thứ ba là hỗ trợ người dân đi lại, mặc dù em thấy khả năng giá vé không hề rẻ, và người dân sẽ phải cùng gánh với nhà nước để xây dựng và vận hành hệ thống này.

- Thứ tư là dấu ấn nhiệm kỳ của các lãnh đạo nhà nước mình, muốn thực hiện 1 dự án để đời, lưu danh vào sử sách.

Thật sự thì với trình còi của em thì em cũng đang tìm hiểu tại sao nhà nước mình không tính tới phương án xây dựng hệ thống đường sắt vừa chờ khách tốc độ 250 km/h vừa để chở hàng với vận tốc 120 km/h. Hệ thống này vừa đảm bảo tốc độ cao mà không nhiều nước trên thế giới đạt được, vừa hỗ trợ khách hàng muốn có cảm giác đi tầu thỏai mái, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển hàng với giá cả hợp lý, vừa có thể cũng cạnh tranh về giá vé, do mức đầu tư và bảo dưỡng không cao, vừa có thể đầu tư thêm hệ thống mạng lưới đường sắt mạng nhện tại các tỉnh từ số tiền đầu tư dư ra.

Sau này khi có điều kiện thì lúc đó xây dựng hệ thống tầu 350km/h với từng tuyến dưới 500 km đổ lại để đảm bảo có lãi. Thực tế thì với tốc độ 250km/h thì vài chục năm nữa cũng chưa hề lạc hậu. Hơn nữa nước Việt Nam cũng chưa có được 1 hệ thống đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hóa đạt chuẩn trung bình của quốc tế :)
Tôi không theo thuyết âm mưu, không bè phái nên không dám phán bừa 😊 Cụ có thể tham khảo cái này, là một góc nhìn khác, đúng sai cụ tự nhận định nhé, đây không phải ý kiến của tôi: https://www.facebook.com/share/ydcStkTR7zx2F5W3/?mibextid=WC7FNe
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,566
Động cơ
250,970 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Trong trường hợp khẩn cấp đúng không cụ?
Khẩn cấp có thay ray kịp, có chỉnh siêu cao kịp không?
Cho nên bản thân nó là những yêu cầu loại trừ lẫn nhau.
Chỉ có thể cùng tồn tại (tức là giải pháp) khi max tốc loanh quanh 200km/h.
Khi đó thì có thể dùng đủ mọi loại tàu.
Còn nếu khăng khăng chiều ý lãnh đạo thì lưu ý:
- Tải trọng tàu khách (cho phép chở hàng nhẹ kiểu tháo ghế) thì không cần tải trọng 22.5 tấn. 16 tấn cho rẻ.
- Chở hàng quất phòng khi khẩn cấp thì phải trưng dụng được ngay. Có nghĩa là tàu hàng nặng phải chạy được ở mọi cung đoạn với tốc độ max 80km/h. Như thế thì thiết kế siêu cao đáp ứng tàu khách chạy ở 350km/h là lý do làm tàu hàng lật, trật bánh.
- Đoàn tàu đặc biệt cho dù nâng gầm thì không thay đổi trọng tâm. Nó chỉ có tác dụng giảm cảm giác nghiêng cho người. Hàng không cần cảm giác. Bản thân việc tăng giảm gầm không thay thế được tốc độ. Khi chọn siêu cao ứng với tốc độ là A thì phải chạy tốc độ tương ứng A. Còn chạy A' có nguy cơ trật bánh, lật tàu.
Có cụ bảo đứng được thì chạy được. Xin lỗi với siêu cao của tàu cao tốc thì không được phép dừng trên cung đoạn cong nhé:
"High Speed Passenger Routes Modern high speed passenger routes, do not carry slower speed trains, nor expect trains to stop on curves, so it is possible to operate these routes with higher track superelevation values. Curves on these types of route are also designed to be relatively gentle radius, and are typically in excess of 2000m (2km) or 7000m (7km) depending on the speed limit of the route."
chrome-extension://efaidnbmnnnibpcajpcglclefindmkaj/https://www.openrails.org/assets/files/superelevation_v1.pdf
...
Cụ giải bài toán đó ra sao?
Những đoạn cong ta có thể lắp đặt thêm 1 cặp đường ray nữa mà. Cặp này có cao độ không chênh lệch nhiều. Đủ cho tàu 80km/h đi an toàn
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
373
Động cơ
376,756 Mã lực

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,440
Động cơ
321,123 Mã lực
Tuổi
58
Nhiều hầm là vì tuyến này đi qua vùng Bắc Lào không có gì ngoài núi. Đường sắt Bắc Nam của mình chỉ dưới 10% hầm, tiết kiệm được khá nhiều đấy.

Thực ra nếu làm đường cầu cạn thì tốc độ 160 hay 350 cũng không chênh lệch quá lớn. Đằng nào cũng phải làm bằng ấy cái cột và dầm. Nhưng là đường mặt đất thì chênh lệch rất lớn, có thể đến 45-50%.

Ngoài ra thì 1 yếu tố tiết kiệm nữa là nếu làm đường 160, tậm chí 200km/h thì người Việt có thể tự chủ hầu như toàn bộ vì thực chất nó vẫn là đường sắt truyền thống, nâng cấp lên thôi. Còn đường từ 300km/h trở lên là công nghệ khác hoàn toàn, sẽ rất tốn kém cả về chi phí vật liệu lẫn chuyên gia.
Em tối hay xem thời sự, khoảng 2 tuần trước đầy trên tivi, hình mô phỏng tàu đstđc chạy vun vút, xuyên hầm, bám núi, nhìn đã.
Tuy nhiên, em thấy loại này chỉ nên phi trên cầu cạn hoặc địa hình trống trải. Như mô phỏng trên, tốc độ ấy, mùa mưa bão, nhất là khu m.Trung, em thấy khiếp khiếp là.
 

xuanhieu282

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-316477
Ngày cấp bằng
18/4/14
Số km
2,618
Động cơ
319,322 Mã lực
Nơi ở
Xuanhieutelecom
Website
xuanhieu.com.vn
Nhiều hầm là vì tuyến này đi qua vùng Bắc Lào không có gì ngoài núi. Đường sắt Bắc Nam của mình chỉ dưới 10% hầm, tiết kiệm được khá nhiều đấy.

Thực ra nếu làm đường cầu cạn thì tốc độ 160 hay 350 cũng không chênh lệch quá lớn. Đằng nào cũng phải làm bằng ấy cái cột và dầm. Nhưng là đường mặt đất thì chênh lệch rất lớn, có thể đến 45-50%.

Ngoài ra thì 1 yếu tố tiết kiệm nữa là nếu làm đường 160, tậm chí 200km/h thì người Việt có thể tự chủ hầu như toàn bộ vì thực chất nó vẫn là đường sắt truyền thống, nâng cấp lên thôi. Còn đường từ 300km/h trở lên là công nghệ khác hoàn toàn, sẽ rất tốn kém cả về chi phí vật liệu lẫn chuyên gia.
vậy chưng cầu dân ý thì em vote 200km/h cụ nhỉ, khỏi thất thoát ra ngoài :), cái này chắc nhờ a cả Nga chia sẻ thì ngọt nước luon a
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,579
Động cơ
746,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ hỏi riêng tàu tốc độ 160km/h có không và nó như thế nào hay là trong hoàn cảnh cái dự án này? Em đánh số 1) 2) 3) trả lời cho cụ.

1) Liên quan tới báo cáo này: Vấn đề của nó là đến lúc cần trưng dụng cho ANQP (chở xe tăng như chính cái báo cáo này nêu) thì lật tàu.

2) Ko liên quan tới báo cáo: Có tầu hàng nhẹ 160km/h không? Thì em trả lời rồi đấy, tàu trông gần giống tàu tốc độ cao, 8 toa, 250 tấn. Không chở container. Không cần tải trọng trục 22.5 tấn, 17 tấn thừa đủ. Đủ đảm bảo 160km/h tối thiểu để chạy trên đường sắt 350km/h.

3) Cái bọn em tranh cãi, là xây đường sắt chở khách 350km/h, tải trọng trục 22.5 tấn, lại muốn phục vụ ANQP chở xe tăng, nên các yếu tố của các yêu cầu kia mâu thuẫn với nhau. Cụ có thời gian đọc kỹ lại từ đầu sẽ hiểu rõ hơn.
Cái đầu tiên là em không hỏi cụ, em hỏi cụ khác nhé. Và em hỏi là tàu chở hàng nhẹ có chạy được 160km/h không chứ không hỏi có hay không có.

Vấn đề lật tàu thì tại sao? Nếu công binh họ gia cố chỉnh sửa đoạn cong để họ sử dụng có được không? Miễn nền đường hạ tầng chịu được tải nặng như họ yêu cầu.

Làm dự án lớn thế này thì phải có cái nhìn tổng quan và phải đáp ứng các điều kiện ANQP (không thì nghỉ) vậy đề bài đặt ra là cần nền đường tải nặng "khi cần" (chắc thời chiến) thì các cụ cứ néo với chở hàng thông thường vào làm gì. Các cụ mới là cố ép cho đúng ý mình, cứ lấy thông số rồi tự tính bắt nó phải đúng với lý thuyết chứ không phải điều kiện thực tế.

Cả vòng đời DA có thể chẳng bao giờ tải nặng đến 60T mỗi toa nhưng yêu cầu bắt buộc phải làm dự phòng thì sao cụ? Hay là anh BGTVT phỉ bảo không làm được !? :D
 

xuanhieu282

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-316477
Ngày cấp bằng
18/4/14
Số km
2,618
Động cơ
319,322 Mã lực
Nơi ở
Xuanhieutelecom
Website
xuanhieu.com.vn
Nên về VN mà chưa chi nhân gấp rưỡi, dù VN thì ít hầm ít cầu cạn hơn là cái chắc, thì cái tài vẽ ra tiền của quan ta giỏi thật.
Tâm tư của cụ là phổ biến với những ai có đầu óc bình thường.
Tôi còn hạ tốc max xuống dưới 200km/h cho nó rẻ và phổ thông hẳn. Mua nguyên dây chuyền cận date của các nước có công nghệ này (trên 20 nước) thì khỏi bị lo độc quyền về giá và công nghệ. 100 năm nữa cũng chạy tốt chứ đừng nói 60 năm như Electrolux.
Quy hoạch hẳn 4 làn tàu. Sau này có tiền, có công nghệ, có vị thế quốc tế tốt hơn, xây tàu 500km/h hẳn lên 2 làn dự trữ đó, có phải ích nước lợi dân không?
Thế mà rất nhiều cụ khăng khăng. Không biết bên cạnh cái sĩ hão (những chỗ bôi đậm) thì có bị thao túng bởi lợi ích nhóm hay không?
Ý kiến quá hay cụ a. làm sẵn đường nhưng chưa đầu tư con 350, làm con 200, sau có dki làm tiếp. Con 60km/h chạy hơn trăm nay nay vẫn chạy cụ nhể
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,410
Động cơ
113,819 Mã lực
Sửa lại siêu cao phút mốt trong trường hợp khẩn cấp?
Đúng là siêu chém gió.
Thay đổi siêu cao phút mốt thế nào nhỉ cụ Leu leu =))

1) Cắt đoạn hàn. Cẩu ray khỏi tấm nền ray. Tháo các chốt giữ nền ray.
2) Khò tách & cẩu tấm nền ray lên khỏi nền bê tông
3) Cào lớp bê tông nhựa lót giữa tấm nền ray và nền đường
4) Nếu muốn tăng siêu cao thì phải phủ thêm lên mặt bê tông nền đường. Nếu muốn hạ thì phải cào lớp mặt bê tông nền đường, mà cào sâu quá, vd muốn hạ siêu cao từ 135mm xuống 90mm, tức hạ hẳn là 4.5cm để chạy tàu hàng thì có khi phải đập lớp bê tông nền đổ lại.
5) Đợi bê tông nền đường khô =))
6) Đặt lại tấm nền ray. Căn chỉnh tinh vi các thứ.
7) Bơm lớp lót bê tông nhựa giữa bê tông nền đường và tấm nền ray.
8) Lắp lại ray
9) Hàn lại ray

Phút mốt. Toàn tuyến. Vĩ nhân =))

1732089245876.png
 
Chỉnh sửa cuối:

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,039
Động cơ
519,269 Mã lực
em vẫn thấy các bạn ý đang lập lờ đánh lận con đen giữa tàu shinkansen hiện đại và hại điện với tàu đường sắt khổ đôi 1.435 tốc độ vừa vừa, đầu tàu hình như vẫn chạy dầu diesel chứ ko phải điện khí hóa éo gì, quan trọng nhất là chở đc cả người lẫn hàng. Năm xưa QH bác vì nếu chỉ chở đc người thì đi mẹ nó mái bai cho đỡ phải làm ray. Giờ trình lại vẫn nó thôi, vẫn chỉ chở người thôi nhưng được khoác thêm cái nhiệm vụ "chở hàng khi cần thiết lúc .... chiến tranh" hô hố=))
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
373
Động cơ
376,756 Mã lực
Những đoạn cong ta có thể lắp đặt thêm 1 cặp đường ray nữa mà. Cặp này có cao độ không chênh lệch nhiều. Đủ cho tàu 80km/h đi an toàn
Vẫn đúng tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", ủng hộ giải pháp của cụ, mô phỏng như ảnh bên dưới đây
IMG_7685.jpeg


Ủng hộ thêm giải pháp nữa là bảo bộ QP quên tăng thiết giáp đi... bây giờ là chiến tranh hiện đại của UAV, FPV... Tàu hàng express chạy 300km/h sẽ chuyển nhanh & đủ khí tài trong chiến tranh. Tiền dư sẽ đầu tư tàu bọc thép chống hạt nhân, khổ 1m, điện khí hoá, chạy trên đường sắt cũ 1m nâng cấp với tàu hàng chậm.
IMG_9371.jpeg
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,566
Động cơ
250,970 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vẫn đúng tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", ủng hộ giải pháp của cụ, mô phỏng như ảnh bên dưới đây
IMG_7685.jpeg


Ủng hộ thêm giải pháp nữa là bảo bộ QP quên tăng thiết giáp đi... bây giờ là chiến tranh hiện đại của UAV, FPV... Tàu hàng express chạy 300km/h sẽ chuyển nhanh & đủ khí tài trong chiến tranh. Tiền dư sẽ đầu tư tàu bọc thép chống hạt nhân, khổ 1m, điện khí hoá, chạy trên đường sắt cũ 1m nâng cấp với tàu hàng chậm.
IMG_9371.jpeg
Xe tăng vẫn cần chứ. Nhưng là không người lái. Nên giáp mỏng nên nhẹ hơn rất nhiều.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,478
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
vậy chưng cầu dân ý thì em vote 200km/h cụ nhỉ, khỏi thất thoát ra ngoài :), cái này chắc nhờ a cả Nga chia sẻ thì ngọt nước luon a
Đúng thế cụ ợ. Quan điểm của tôi là ĐSCT không nên và không cần cạnh tranh với hàng không như các bác luôn nhấn mạnh từ trước đến này, mà nên xác định là một phương thức vận tải độc lập. Từ đó phương án 200km/h chở khách/120km/h chở hàng là hợp lý nhất cho VN. Vì:

- Đường sắt tốc độ này người Việt chắc chắn tự chủ ở mức tối đa, từ đó giảm chi phí và thời gian xây dựng

- Tàu 200km/h rẻ và vận hành tiết kiệm, đơn giản hơn nhiều so với tàu 320km/h

- Có thể vận hành chung liên tục tàu khách 200 và tàu hàng 120, chứ không chỉ "chở hàng khi cần thiết".

- Từ đó: Phương án này chắc chắn có thể làm giá vé rẻ mà không cần ngân sách bù lỗ.

- Và tốc độ 200kmh vẫn có thể gọi là Đường sắt cao tốc. Thời gian đi suốt từ HN đến SG khoảng 9 tiếng với giá vé 1,5 triệu là đa số người chấp nhận được. Đặc biệt với thời gian đi từ HN và SG đến miền Trung từ 2-4 tiếng với giá vé hợp lý thì tàu 200kmh chắc chắn không có cạnh tranh.

Cái khó chấp nhận nhất ở phương án 350 hoặc 320 là, nếu tính đủ chi phí thì giá vé sẽ rất đắt, còn nếu giá vé như trong tờ trình (1,83 triệu HN-SG) thì ngân sách sẽ phải bù không biết bao nhiêu mà kể. VN đâu đã giàu đến mức thế, cho dù là năm 2035?
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
373
Động cơ
376,756 Mã lực
Đúng thế cụ ợ. Quan điểm của tôi là ĐSCT không nên và không cần cạnh tranh với hàng không như các bác luôn nhấn mạnh từ trước đến này, mà nên xác định là một phương thức vận tải độc lập. Từ đó phương án 200km/h chở khách/120km/h chở hàng là hợp lý nhất cho VN. Vì:

- Đường sắt tốc độ này người Việt chắc chắn tự chủ ở mức tối đa, từ đó giảm chi phí và thời gian xây dựng

- Tàu 200km/h rẻ và vận hành tiết kiệm, đơn giản hơn nhiều so với tàu 320km/h

- Có thể vận hành chung liên tục tàu khách 200 và tàu hàng 120, chứ không chỉ "chở hàng khi cần thiết".

- Từ đó: Phương án này chắc chắn có thể làm giá vé rẻ mà không cần ngân sách bù lỗ.

- Và tốc độ 200kmh vẫn có thể gọi là Đường sắt cao tốc. Thời gian đi suốt từ HN đến SG khoảng 9 tiếng với giá vé 1,5 triệu là đa số người chấp nhận được. Đặc biệt với thời gian đi từ HN và SG đến miền Trung từ 2-4 tiếng với giá vé hợp lý thì tàu 200kmh chắc chắn không có cạnh tranh.

Cái khó chấp nhận nhất ở phương án 350 hoặc 320 là, nếu tính đủ chi phí thì giá vé sẽ rất đắt, còn nếu giá vé như trong tờ trình (1,83 triệu HN-SG) thì ngân sách sẽ phải bù không biết bao nhiêu mà kể. VN đâu đã giàu đến mức thế, cho dù là năm 2035?
Bộ đã nộp báo cáo tính toán bù lỗ rồi mà cụ:
+ Tính phương án tài chính toàn bộ dự án sẽ là âm, không thể về con số dương. Khi bóc tách phần trang thiết bị cho tổ chức vận tải khai thác (khoảng 20%) có thể thu hồi vốn phần này.
+ Không thể hoàn vốn riêng của dự án nhưng có thể hoàn vốn từ sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, tăng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam (không chở hàng thì cạnh tranh cái gì vậy?).

Chi tiết thì: "Tại văn bản số 11254/BGTV-KHĐT ngày 16/10/2024, Bộ GTVT giải trình đã rà soát, cập nhật về chi phí bảo hiểm, chi phí điện năng, hệ số sử dụng chỗ vào phương án tài chính. Kết quả tính toán cho thấy:
- Trong điều kiện thông thường, trong 4 năm đầu doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phượng tiện, không đủ bù chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế khoảng 778 triệu USD (năm 2037 khoảng 238 triệu USD, năm 2038 khoảng 213 triệu USD, năm 2039 khoảng 187 triệu USD, năm 2040 khoảng 140 triệu USD); các năm phải mua sắm bố sung phương tiện theo phương án tài chính thì dòng tiền bị âm, doanh nghiệp cần các khoản vay để mua sắm phương tiện; thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác vận hành khoảng 33,61 năm.
- Trường hợp doanh thu giảm 5%, trong 5 năm đầu, nhà nước phải hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng khoảng 1.057 triệu USD (năm 2037 khoảng 283 triệu USD, năm 2038 khoảng 262 triệu USD, năm 2039 khoảng 241 triệu USD, năm 2040 khoảng 210 triệu USD, năm 2041 khoảng 61 triệu USD); thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp khai thác khoảng 41,8 năm."

Về giá vé làm căn cứ xác định doanh thu phát triển của Dự án, theo KTNN, trong tổng số lượt hành khách dự báo (122,7 triệu lượt/năm), số lượt người đi thẳng từ đầu tới ga cuối (HN - TP.HCM và ngược lại) chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Do đó, nếu chia tổng số tiền thu được cho tổng số lượt hành khách thì giá vé bình quân/lượt hành khách sẽ thấp hơn nhiều so với mức giá vé đi hết tuyến (bình quân có thể chỉ bằng 30-40% mức giá vé dự kiến tại Tờ trình). Nói cách khác, doanh thu thực tế sẽ không như mức tính toán dự kiến.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top