[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
642
Động cơ
39,241 Mã lực
Tuổi
34
TQ làm thì nhanh chứ để Nhật làm lại giống cái dự án ở Ấn độ hay ở UK. Hình như mới làm được 10km trong 10 năm thì phải. Đến nhục.
Nhật ký với Ấn Độ khoản vay ODA trị giá 12 tỷ đô vào năm 2016 để làm dự án Đsct đầu tiên của Ấn Độ. Phần 12 tỷ $ này chỉ để mua thiết bị đoàn tàu và hỗ trợ kỹ thuật. Phần xây dựng hạ tầng và nhà ga do các cty Ấn triển khai và sắp hoàn thành.
Trong khi đó, việc đàm phán hợp đồng mua tàu từ Nhật đến giờ vẫn chưa xong, chưa ký được hợp đồng sau 7 năm đàm phán! Trong khi kế hoạch đsct đầu tiên của Ấn độ sẽ khai thác từ năm 2022. Kế hoạch mới là 2028-2030 nhưng với việc không ký được hợp đồng mua tàu của Nhật thì có thể Ấn Độ sẽ phải mang tàu nội địa tốc độ 150km/h lên đsct để chạy thôi. Nói chung là "nohope".
(Đội Nhật cử "chuyên gia đsct" có độ tuổi 80 sang Ấn để xây dựng 1 đoạn đường ray cho công tác thử nghiệm, như là 1 phần trong gói hỗ trợ kỹ thuật. Cái đoạn ray thử nghiệm đó Nhật đưa cả sắt thép xây dựng, bê tông từ Nhật sang để làm chứ không mua của Ấn rẻ hơn).
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
330
Động cơ
376,546 Mã lực
Tàu Whoosh của Indo là con Fuxing CR400AF thiết kế 400km/h vận hành thông thường 350km/h các cụ ợ, không phải thiết kế 350 chạy 350 đâu.

Cái nữa là không có chuyển giao công nghệ gì cả, Indo mua nguyên bộ về chạy thôi.

Thiết kế hình học của mẫu CR400 rất đẹp, các bạn Indo chọn màu sơn cũng rất ổn:

View attachment 8842278
Cụ nói đúng, tàu Whoosh lấy thiết kế nguyên mẫu của con CR400AF. Tuy nhiên, phía Indonesia yêu cầu chỉ lấy tốc độ thiết kế = tốc độ vận hành lớn nhất = 350km/h. Tàu Whoosh cũng có khả năng chạy nhanh nhất chỉ 385km/h mà thôi.

Tại sao Indo không yêu cầu lấy tàu thiết kế 400km/h, vận hành max 350km/h? Lý do rất đơn giản là họ thực dụng theo đúng xu hướng nguyên lý thiết kế hiện đại: thiết kế với tốc độ 350 km/h và khai thác với tốc độ bằng tốc độ thiết kế 350 km/h để khai thác tối đa năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng đã đầu tư & giảm chi phí mua tàu. Đó là lý do tại sao tôi nói đề xuất tàu 350/320 là phương án "giả cầy" ~ món ngon truyền thống 😊

IMG_9330.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,591
Động cơ
75,821 Mã lực
Các báo hiện cũng đang rất nóng về ĐSCT, viết bài và tổ chức hội thảo, diễn đàn liên tục https://www.baogiaothong.vn/truc-tiep-toa-dam-duong-sat-toc-do-cao-co-hoi-va-thach-thuc-voi-doanh-nghiep-viet-192241119085211029.htm
Đọc bài viết này thấy ta đã có chủ trương làm ĐSTĐC từ hơn 10 năm trước, các công ty trong nước và Bộ GTVT cũng cử hàng chục đoàn đi các nước có nền công nghiệp đường sắt phát triển nhất thế giới để học hỏi nhiều năm qua. Chứng tỏ sự chủ động, chuẩn bị của ta rất bài bản, chu đáo, quyết tâm cao để đón đầu siêu dự án này.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,448
Động cơ
408,238 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhật ký với Ấn Độ khoản vay ODA trị giá 12 tỷ đô vào năm 2016 để làm dự án Đsct đầu tiên của Ấn Độ. Phần 12 tỷ $ này chỉ để mua thiết bị đoàn tàu và hỗ trợ kỹ thuật. Phần xây dựng hạ tầng và nhà ga do các cty Ấn triển khai và sắp hoàn thành.
Trong khi đó, việc đàm phán hợp đồng mua tàu từ Nhật đến giờ vẫn chưa xong, chưa ký được hợp đồng sau 7 năm đàm phán! Trong khi kế hoạch đsct đầu tiên của Ấn độ sẽ khai thác từ năm 2022. Kế hoạch mới là 2028-2030 nhưng với việc không ký được hợp đồng mua tàu của Nhật thì có thể Ấn Độ sẽ phải mang tàu nội địa tốc độ 150km/h lên đsct để chạy thôi. Nói chung là "nohope".
(Đội Nhật cử "chuyên gia đsct" có độ tuổi 80 sang Ấn để xây dựng 1 đoạn đường ray cho công tác thử nghiệm, như là 1 phần trong gói hỗ trợ kỹ thuật. Cái đoạn ray thử nghiệm đó Nhật đưa cả sắt thép xây dựng, bê tông từ Nhật sang để làm chứ không mua của Ấn rẻ hơn).
Như tôi đã viết trong 1 post trước, dự án ĐSCT của Ấn-Nhật này có chiều dài 508km, dự kiến ban đầu là 12 tỉ đô nhưng hiện tại Ấn đánh giá lại sẽ phải tốn ít nhất là 24 tỉ. 24 tỉ đô cho 508km.

Nhiều trí thức Ấn khá bất bình vì Ấn tự chủ hoàn toàn công nghiệp đường sắt truyền thống. Xây mới 1km đường sắt 100km/h Ấn chỉ tốn 1 triệu đô, trong khi ĐSCT gấp đến 30 lần mà tốc độ chỉ hơn có 3 lần.

Nói chung các dự án ĐSCT có tham gia của Nhật đều bị chậm và đội vốn một cách quá đáng. ĐSCT Đài loan dự án 4,5 tỉ thực chi 16,3 tỉ, ĐSCT Ấn độ dự án 12 tỉ thực chi dự kiến 24 tỉ. Tuyến HS2 của Anh dự án 15 tỉ (233km) đến giờ đã chi gần 100 tỉ mà vẫn chưa xong.
 
Chỉnh sửa cuối:

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,196
Động cơ
365,108 Mã lực
Nơi ở
Hy vọng 20 năm nữa (2044) được đi ĐSCT Bắc Nam<:-P
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,736
Động cơ
88,794 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tàu Whoosh này chạy tốt mà, nó chính xác là tàu thiết kế 350km/h và vận hành khai thác tối đa 350km/h (không phải loại "giả cầy" thiết kế 350 nhưng chỉ chạy vận hành max 320 của bgtvt đề xuất mua).

IMG_9328.png


Cụ quan tâm tàu Whoosh thì có thể tham khảo bài viết dưới đây (không phải của mình) 🤭

Bài viết này nhằm giúp mọi người có cái nhìn toàn cảnh về quá trình xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia, và cũng là đầu tiên trong khu vực Asean. Quá trình “minh tranh ám đấu” khi mà JICA của Nhật Bản là đất nước đặt ra kế hoạch, “đặt những viên gạch đầu tiên” nhưng cuối cùng Trung Quốc mới là đất nước giành chiến thắng trong cuộc đua này. Những thông tin về quá trình này sẽ được bật mí bổ sung theo tâm trạng người viết.

Chính phủ Nhật Bản dẫn đầu khi mà họ lên kế hoạch phát triển đề xuất khẩu đường sắt cao tốc của mình trong gần chục năm 2008~2015. Cuối cùng chỉ trong vòng 1 tháng, từ khi tổng thống mới của Indonesia lên lắm quyền, họ đã bị lật bàn trong tay Trung Quốc.

Trước khi tuyên bố bên đạt được hợp đồng, Nhật Bản đã chắc mẩm vì JICA chính là nơi lên kế hoạch và điều tra rất kỹ cho kế hoạch này. Thế nhưng cuối cùng Văn phòng Tổng thống Indonesia lại quyết định đặt một quán ăn Trung Quốc để gặp riêng đại sứ Nhật Bản ở Indonesia trước ngày công bố bên đạt được đơn thầu. Tất nhiên đây là một cái tát vào mặt Nhật Bản và sau đó Chánh văn phòng chỉnh phủ Nhật Bản bấy giờ là ông Suga (Thủ tướng chính phủ Nhật sau đó, 9/2020~10/2021) đã phải lên tiếng chỉ trích.

Toa tàu cao tốc của đường sắt Java Whoosh, toa tàu CR400AF (tốc độ thiết kế cao nhất 400 km/h) được sản xuất tại Trung Quốc di chuyển với tốc độ trung bình 350km/h, Trung Quốc xuất khẩu sang Indonesia tất cả 88 toa tàu, mỗi chuyến gồm 8 toa nối lại với nhau. Mối chuyến có 18 ghế 1st Class, ghế thương gia 28 ghế. Và các hạng sang và bình dân khác có 555 ghế. Tổng cộng mỗi chuyến có 601 ghế.

Trước khi nói tới lý do sự thay đổi của chính phủ Indonesia về kế hoạch xây dựng, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu bối cảnh của kế hoạch xây dựng này.

Indonesia là một nước giàu tài nguyên khoảng sản, dân số Indonesia là 275 triệu người và là nước có dân số trẻ giống Việt Nam. Sự gia tăng dân số cũng như quá trình phát triển kinh tế cao độ đòi hỏi sự phát triển về cơ sở hạ tầng. Và sự mong muốn có một tuyến đường sắt vận chuyển cỡ lớn cũng là sự mong móỉ của người dân đất nước vạn đảo, không chỉ để thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn để giải toả áp lực lên ngành đường sắt cũ kỹ. Với nền tảng giao thông cũ, để di chuyển từ Jakarta đến Bandung với tổng chiều dài gần 150km cần 3 tiếng đồng hồ. Theo kế hoạch dự kiến, việc xây dựng đường cao tốc trên bán đảo Java từ Jakarta đến Surabaya với tổng chiều dài 700 km và tốc độ trung bình 300 km/h sẽ là dấu mốc phát triển của nền kinh tế Indonesia, con hổ châu Á mới.

Kế hoạch do người Nhật đưa ra là phát triển tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên sẽ nối Jakarta đến Bandung với tổng chiều dài 150 km, đây là nơi có mật độ dân cư cao nhất cả nước và có nhu cầu giao thông lớn nhất trong vòng 5 năm với 1 năm chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch bên Nhật đưa ra, phase I sẽ hoàn thành vào năm 2018 và đưa vào vận hành năm 2023. Tổng chi phí bên Nhật dự toán là 64.000 tỷ rupia (tức 90.000 tỷ việt nam đồng). Trong đó 75% sẽ do chỉnh phủ Nhật cho vay theo tiền yên Nhật với lãi suất ưu đãi 0.1%, 25% còn lại chính phủ Nhật yêu cầu chỉnh phủ Indonesia và các tổ chức tư nhân Indonesia bỏ ra. Tới năm 2015, dưỡng như chắc chắn Nhật sẽ giành được đơn hàng này.

Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2015, tình huống thấy đổi đột ngột khi ông Wikido lên nắm quyền thay cho ông Yudhoyono. Ông Wikido là tổng thống đầu tiên có xuất thân bình dân của Indonesia, bố ông là một thợ mộc trong khi các tỏng thống đời trước là các tưởng lĩnh quân đội.

Sau khi Lên chức tổng thống, ông Wikido đã có các chuyến thăm tới Nhật Bản và sau đó là China vào ngày 26/3/2015. Nên nhớ rằng, tại thời điểm này China với kế hoạch một vành đai, một con đường đang rất quan tâm tới kế hoạch phát triển cao tốc đầu tiên tại Indonesia, hay đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á này.

Vì vậy China đã đưa ra kế hoạch phát triển mới cho con đường này, tổng kinh phí xây dựng do China đưa ra là 74 ngàn tỷ rupia (~100 ngàn tỷ vnd) với mức lãi xuất 2% nhưng do bên China chi trả, không yêu cầu chính phủ Indonesia đứng ra bảo lãnh. China thời điểm đó cũng đưa ra đề án xây dựng chỉ trong vòng 3 năm và nhanh thì trong năm 2018 sẽ khai thông tuyến đầu tiên.

Cho tới hiện tại người ta cũng không thể đưa ra lý do chính xác việc ngài Wikido thay đổi ý định, nhưng có lẽ ông cảm thấy sự hấp dẫn từ việc đầu tư với China trong cả các ngành khác. So với kế hoạch của Nhật Bản, việc phải vay bằng đồng yên tuy có giá trị ít hơn và lãi suất thấp hơn (90.000 tỷ, lãi suất 0.1%) so vớ 100.000 tỷ vnd và 2% của China) nhưng việc không cần thiết huy động vốn của chính phủ Indonesia và việc khai thông sớm hơn 1 năm trên kế hoạch so với Nhật Bản đã làm ông thay đổi ý định.

Sau đó Indonesia đã nhờ một bên tư vấn thứ 3, và kết quả bất ngờ nhất trong năm đó là chính phủ Indonesia đã tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn kế hoạch, cho dù trước đó Bộ Trưởng Đầu Tư Phát Triển Kinh Té Indonesia hiện thời là Nasution đưa ra kế hoạch khác với chi phí xây dựng thấp hơn từ 30~40% và tốc đổi thấp hơn ơ 200~250 km/h.

Việc ngài Wikido đưa ra quyết định bãi bỏ kế hoạch phát triển một phần được phân tích dưới góc độ sự phân cấp giàu nghèo của Indonesia. Bố ông vốn là thợ mộc, ông sinh ra trong gia đình nghèo và khác hẳn so với các đời tổng thống trước của Indonesia vốn xuất thân trong các gia đình tướng lĩnh quân đội.

Với xuất thân từ bình dân đó, ông cho rằng việc phải huy động vốn từ chính phủ và tư nhân Indonesia sẽ đẩy tăng giá vé của tàu cao tốc, và việc thiết lập một giá vẻ chấp nhận được so với thu nhập người dân sẽ không thể đạt được, kéo tới sự bất mãn từ phần lớn người dân còn ở mức trung lưu và nghèo khó, và kế hoạch do Nhật Bản đưa ra sẽ khiến chỉ có người dân thượng lưu giàu có mới có thể sử dụng tàu cao tốc.

Điều này được chứng minh từ bài học của Đài Loan, một lãnh thổ vốn là thuộc địa cũ của Nhật Bản, do giá vé cao nên đường sắt cao tốc ít được lựa chọn như một phương tiện giao thông thường xuyên của các hộ gia đình. Và từ bài học này, tổng thống Wikido vốn muốn đưa ra các chính sách có lơị hơn với tầng lớp nghèo đã yêu cầu Nhật xem xét lại kế hoạch không phải 75% mà là 100% vốn đầu tư do Nhật Bản nắm và không yêu cầu chính phủ Indonesia phải đầu tư vốn.

Một điều cần chú ý là trong yêu cầu của Indonesia với Nhật Bản là ngoài việc thoả thuận vay 100% vốn, một yêu cầu khác nữa là chính phủ Indonesia sẽ không đứng ra đảm bảo cho khoản vay. Tất nhiên Nhật Bản không đồng ý với thoả thuận này.

Nghiên cứu của JICA về tính khả thi của dự án yêu cầu chính phủ phải đảm bảo ít nhất 50% để dự án có thể thu hồi vốn. Với họ việc yêu cầu Indonesia chỉ cần gánh vác 25% và lãi suất ưu đãi 0.1% đã là sự nhượng bộ rất lớn. Ngoài ra, vì họ (người Nhật) đã học được bài học tại Đài Loan khi mà giá vé cao dẫn tới việc số người sử dụng thấp, làm cho công ty đường sắt cao tốc Đài Loan lâm vào tình trạng kinh doanh ẩm đạm, người Nhật Bản không chấp nhận rủi ro này lần nữa.

Một yếu tố nữa đó là tốc độ thiết kế, Sau khi tổng thống Wikido yêu cầu xem xét lại kế hoạch thì một kế hoạch mới được đưa ra, đó là giảm tốc độ thiết kế từ 300 xuống 200~250 km. Tất nhiên tốc độ càng cao thì yêu cầu xây dựng, tiêu chuẩn càng cao nên chi phi đầu tư sẽ càng đắt đỏ. Áp lực lên việc thu hồi vốn sẽ cao khiến giá vé tằng. Vì vậy khi phương án mới được đưa ra, điều này chứng tỏ việc chỉnh phủ Indonesia đã xa dần so với suy nghĩ của chính phủ Nhật.

Vậy China đã làm thế nào ?

Để đáp ứng yêu cầu của Indonesia, China đã đưa ra kế hoạch biến dự án từ dự án Chỉnh Phủ - Chính Phủ sang Business-Business tạo tiền đề để Chính phủ Indonesia không phải đâu tư vốn.

Tập đoàn đường sắt quốc doanh China đã hợp tác cùng 3 công ty khác của Indonesia, trong đó công ty xây dựng Wijaya Karya đứng đầu dự án. Dự kiến sau khi hoàn thành thì công ty liên doanh do các công ty trên sẽ có quyền lợi thu lợi ích trong 50 năm từ việc cung cấp các dịch vụ. Sau thời gian 50 năm sẽ chuyển giao do chính phủ quản lý. Nguồn vốn đưa ra cho dự án sẽ được cấp từ ngân hàng đầu tư phát triển trung ương China, tỷ lệ đầu tư trực tiếp 75%, thời gian ân hạn (thời gain không mất lãi tính từ khi chuyển khoản đầu tiên) là 10 năm và trả trong 50 năm.

Việc tổng thống Wikido bằng việc lợi dụng sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và China đã tạo ra điều kiện nghiêng về hướng có lợi cho chỉnh phủ Indonesia và kinh tế nước này đã tạo ra sức ủng hộ rất lớn cho ông trong thời gian đầu nhiệm kỳ.

Trong quá trình tiến hành dự án, vấn đề muôn thuở đối với các dự án đầu tư công đó chính là việc giải phóng mặt bằng. Từ khi tiến hành khởi công, tiến độ dự án đã gặp rất nhiều sự đình trệ. Có thể kể tới đó là 1 phần đất lên tới 49 ha nằm trong dự án chồng lấn với khu vực sân bay quân sự khiến cho không thể tiến hành. Việc đình trệ khiến cho chính phủ Trung Quốc phải nhiều lần kiến nghị và có những lần bộ trưởng xây dựng quốc doanh Indonesia phải tới trực tiếp Bắc Kinh để giải trình lý do.

Tuy nhiên, do là dự án trọng điểm của hai quốc gia nên công việc vẫn được tiến hành. Từ giữa năm 2018, tiến độ tăng cao và tới 2019 thì đoạn đường hầm dài nhất trong dự án được khai thông...
Hay quá cụ, không thấy link nguồn nhỉ.
Sau vụ đường sắt đô thị thì em cũng nghiêng về anh Tầu nhiều hơn, ngán Nhật rồi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,303
Động cơ
351,241 Mã lực
Bộ GTVT sao cứ nằng nặng phải chạy 320 mà không chạy hẳn 350 như thiết kế nhỉ? Hay do không nỡ loại đối tác Nhật thân quen?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,036
Động cơ
220,080 Mã lực
Bộ GTVT sao cứ nằng nặng phải chạy 320 mà không chạy hẳn 350 như thiết kế nhỉ? Hay do không nỡ loại đối tác Nhật thân quen?
thì còn xin vay Nhật không điều kiện mà, mãi gần đây mới tuyên bố chọn 350.

Để chạy 350 thì cả đường và tàu đều phải chạy được 380 km/h, để dự phòng trục trặc như đổ dốc. Nghe nói bên Nhật mỗi lần tàu chậm giờ thì lái tàu 320 cho chạy lên 350 bù lại.

Đội tư vấn 320 thì còn 11 ngày nữa xong việc giải tán, thuê đội mới 350 làm báo cáo khả thi luôn chứ sửa gì nữa!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,303
Động cơ
351,241 Mã lực
thì còn xin vay Nhật không điều kiện mà, mãi gần đây mới tuyên bố chọn 350.

Để chạy 350 thì cả đường và tàu đều phải chạy được 380 km/h, để dự phòng trục trặc như đổ dốc. Nghe nói bên Nhật mỗi lần tàu chậm giờ thì lái tàu 320 cho chạy lên 350 bù lại.

Đội tư vấn 320 thì còn 11 ngày nữa xong việc giải tán, thuê đội mới 350 làm báo cáo khả thi luôn chứ sửa gì nữa!
Kể ra thì đường mới là cái quan trọng không sửa được chứ tàu thì nay 320 đang khuyến mại thì mua cũng được, mai kia 350 đến lượt có khuyến mại thì mua sau :D

Các cải tiến vận hành sau nay cũng ở phần trên như cải tiến tàu, điều khiển, ... hoàn toàn có thể thay đổi được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top