[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Phè Văn Phỡn

Xì hơi lốp
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,458
Động cơ
60,387 Mã lực
Anh Long nói sẵn sàng tham gia đấu thầu.
Nghĩa là tham gia cuộc chơi cạnh tranh sòng phẳng với các Nhà thầu khác, bao gồm cả Nhà thầu từ TQ. Dĩ nhiên rồi.
Không có cái thuế chống bán phá giá thì Tàu nó bóp mũi anh ấy từ lâu rồi cụ ạ.
 

DurexMsize

Xe tải
Biển số
OF-856569
Ngày cấp bằng
3/4/24
Số km
444
Động cơ
10,482 Mã lực
Tàu mẹ gì cũng đc, chủ yếu cần các bố xây nhanh cho con nhờ, đừng khởi công rồi treo thè lè chục năm như mẩu mấy km tàu điện Kim Mã,nản quá.. Nếu xây đsct mà cũng dài thế thì 100 năm nữa chẳng có mà đi
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
843
Động cơ
37,542 Mã lực
Vậy là cuyết làm dồi hả cccm ? Nếu bọn Tàu làm cũng được, e thấy tàu bọn Indo vận hành 350km/h sang xịn mịn lắm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,234
Động cơ
504,382 Mã lực
Cụ so sánh vậy cũng chả đúng. Ai cập khá vuông vức và toàn sa mạc, chỉ có một phần biển. VN mình thì trải dài như Nhật, một mặt núi còn một mặt biển (nhật thì núi ở giữa và 2 bên là biển). VN cũng có đường biển với 2 trong 3 quốc gia. So sánh với nhau còn ko được thì so gì với một nước châu phi toàn đồng bằng với sa mạc?
...
Mở bản đồ ra, xem các thành phố của Ai Cập bám biển và bám sông Nile. Ai Cập có gần 3000km đường bờ biển. Đường thủy của Ai Cập rất mạnh (ven biển và sông Nile) và họ vẫn chọn đường sắt hỗn hợp. Và tuyến này chạy bám biển, bám sông luôn.
Một điểm nữa là GDP của Ai Cập rất gần VN.

So sánh thì nên chọn quốc gia có nhiều điều kiện tương đồng thì nó mới bớt khập khiễng.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,076
Động cơ
120,221 Mã lực
Nói đến thì cũng có phần tương tự, lúc đó miền Nam thì thiếu điện, còn miền Bắc thừa điện, và có 2 phương án đưa ra:
1. Bán điện thừa của Bắc Bộ cho Trung Quốc; xây dựng nguồn điện mới tại Nam Bộ và Trung Bộ.
2. Xây dựng đường dây siêu cao áp truyền tải điện năng dư thừa từ Bắc Bộ vào Nam Bộ và Trung Bộ.
Quay lại 3 vấn đề mà giáo sư nêu trên, cụ Kiệt đã rất cầu thị và giải quyết từng cái một:
- Thứ nhất, “1/4 bước sóng”. Theo giáo sư Việt kiều, mỗi bước sóng điện từ có độ dài 6.000km, trong khi độ dài của đường dây dự định làm là 1.500km đúng bằng 1/4 bước sóng.
Sóng điện từ có hình sin, và 1/4 bước sóng đúng ngay đỉnh của hình sin. Nếu điện từ ở Hà Nội đạt mức cực tiểu, khi truyền tải vào đến TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt cực đại; ngược lại, nếu ở Hà Nội cực đại, vào đến TP. Hồ Chí Minh có thể bằng không. Khi ấy, không còn là 500kV mà có thể vọt lên đến 700kV hoặc 1.000kV gây cháy toàn bộ thiết bị.
Giải quyết: ở mỗi đường cong đặt một trạm bù “gọt sóng”, qua 5 trạm như thế đến TP. Hồ Chí Minh thì bằng “0”.
- Thứ hai: xây dựng đường dây 500kV trong điều kiện đất nước khó khăn về tài chính, phải đi vay, trả lãi là không có hiệu quả về kinh tế.
Giải quyết: Tài chính đã được tính toán trước, phần lớn bằng nguồn vốn trong nước và có phương án huy động
- Thứ ba: không có nước nào trên thế giới làm đường dây 500kV với độ dài tương tự có thể hoàn thành trong hai năm. Vì sao là 2 năm ? Có lần Thủ tướng Võ Văn Kiệt hỏi, bao giờ thì miền Nam đạt tới điểm thiếu điện trầm trọng nhất? Ông bảo 2 năm nữa. Thế là con số “2 năm” chốt cứng trong đầu Thủ tướng. Ngày 5/4/1992, tại Lễ khởi công xây dựng công trình đường dây 500kV Bắc – Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố luôn 2 năm
Giải quyết:
Rất may là “trời” không phụ lòng người. Công trình nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, nhất là nhân dân. Ông Hải tổng kết, nếu không có lực luợng của Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông, Bộ Tài chính, … rồi các địa phương cử người lao động đến công trường, làm sao làm được trong 2 năm.

Mặt khác, những công trình xây dựng cơ bản xưa đến nay khó khăn nhất vẫn là khâu giải phóng mặt bằng, riêng Công trình 500kV thì không, nhân dân hết sức ủng hộ. Khi lắp đặt đường dây qua địa phận Quảng Bình, bà con công giáo bên bờ sông Gianh kỳ công ghép hơn 100 chiếc thuyền để kéo dây sang bờ, vì sợ rớt xuống sông là hỏng dây điện.

Đi vào các vùng núi trên đại ngàn Trường Sơn, các già làng trưởng bản huy động toàn bộ bà con gùi từng cân vật liệu lên núi làm cột. Trong toàn bộ công việc giải phóng mặt bằng, khó khăn nhất là TP. Hồ Chí Minh, khi anh em báo lại, ông Hải đi gặp Bí thư lúc đó là ông Trương Tấn Sang, một tuần sau đã giải quyết xong.

Đó là về lòng dân. Còn về mặt kỹ thuật và quản lý, để hoàn thành Công trình trong 2 năm, trong khi trình Chính phủ 2 phương án (bán điện cho Trung Quốc và xây đường dây 500kV), linh tính đã mách bảo ông Hải, nhiều khả năng nghiêng về phương án xây đường dây 500 kV, nên đã chỉ đạo khảo sát kỹ thuật và lập thiết kế kỹ thuật. Ông huy động tất cả các chuyên gia trong ngành để làm công trình này và cho phép thực hiện theo phương thức khảo sát, thiết kế, nhập vật tư thiết bị và thi công thực hiện song song. Nhưng phải tuân thủ 3 nguyên tắc, thứ nhất, cái nào cần thi công trước thì thiết kế trước; thứ hai, cái thiết kế sau không được ảnh hưởng đến thiết kế trước; thứ ba, thiết kế đến đâu, đấu thầu và thi công triển khai ngay đến đấy.

Trong các cuộc giao ban, ông Hải thường nói, mặc dù phải tìm được giải pháp và quyết tâm hoàn thành trong 2 năm, nhưng làm Công trình này phải chất lượng. Để đảm bảo mục tiêu chất lượng, ông mời chuyên gia nước ngoài để có thêm kinh nghiệm; dọc đường dây 500 kV, cứ 10 km có một kỹ sư giám sát. Đồng thời, chỉ chọn nhập từ các nước có truyền thống và dẫn đầu về thiết bị. Như Nhật Bản có truyền thống làm cáp quang, thép dẹt; EU có truyền thống làm chuỗi néo, treo đường dây; Hàn Quốc có truyền thống làm cột thép, thép góc và dây dẫn; Pháp có truyền thống làm sứ, thủy tinh; Thụy Điển có truyền thống làm các loại máy cắt…

Em ko hiểu đoạn bước sóng của điện xoay chiều thì ảnh hưởng gì. Cuối đường dây có tải chứ có phải dây cụt đâu? Em ngày xưa mê vật lý mà chưa nghe vụ này. Dĩ nhiên bên truyền tải điện có thể có bài toán đặc thù?

Có cái khác rõ ràng là 2 phương án đưa ra đều chưa thực hiện, và làm cái nào ra thì cũng có cách dùng cả. Không có cạnh tranh sau khi làm. Đường sắt thì làm xong sẽ phải cạnh tranh. Mà các cụ cứ nhập vài tàu 350 về xem chạy 1-2 năm có khách ko là biết ngay. Sau đó mua full bộ tàu cũng chưa muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

itime

Xe điện
Biển số
OF-206057
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
2,630
Động cơ
367,139 Mã lực
Website
www.vattunoithat.com.vn
Em tin là hết 2 nhiệm kỳ anh Chính sẽ để lại di sản cực lớn cho dân tộc đến hàng trăm năm sau vẫn lưu danh như cố thủ Tướng Phạm Văn Đồng với cải cách 1986, Võ Văn Kiệt đường dây 500 kv. Đó là cao tốc bắc nam, đường dây mạch 3, sân bay Long Thành, Đsct. Và sắp nhiệm kỳ tới là cải cách thể chế sau khi hạ tầng giao thông hoàn thành. Lần đầu tiên ông gọi tất cả các ngân hàng lớn và 12 dn đầu sỏ họp trong 1 ngày.. làm công tác tư tưởng chuẩn bị cải cách đột phá. Các cụ cứ lo bò trắng răng. Giờ những người có chuyên môn thực sự đang bận làm việc chứ họ không lên đây chém gió đâu. Ae mình chém cho vui thôi
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Đường dây 500KV và ĐSCT là 2 câu chuyện khác hẳn nhau.

Đường dây 500KV là để tồn tại vì Miền Nam lúc đó thiếu điện quá mức, nên dù không có hiệu quả kinh tế trực tiếp vẫn phải làm, để chuyển điện từ Bắc vào Nam.

Còn ĐSCT là chuỗi trang sức cho bộ quần áo, có thì đẹp lên mấy phần nhưng không có thì quần áo cũng đủ. Mà trang sức thì đủ loại giá, từ vừa vừa đến đắt tiền. Người khôn ngoan sẽ chọn loại trang sức vừa hợp với túi tiền vừa hợp với quần áo. Còn nếu phải vay mượn quá mức, thậm chí hy sinh quần áo để mua trang sức thì đó sẽ là thảm họa.
Cụ phân tích ntn thì khác gì luận đề sau 6h30. Không nhiều ý nghĩa.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
ĐSCT Bắc - Nam phải làm ngay và luôn không thì muộn mất các cụ ạ.
Lỡ "chuyến tàu phát triển" này , phải đợi chuyến sau mất hàng chục năm đấy.
Cơ hội để VN bứt tốc vươn lên, phải làm bằng mọi giá.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,180
Động cơ
9,512 Mã lực
Ngày xưa đói ăn thì lo làm sao chống đói, bây giờ đủ ăn rồi thì tính làm sao để giàu. Muốn giàu thì cần có hạ tầng tương xứng với giàu. Đơn giản vậy thôi mà nên nghĩ thoáng ra chút :) còn về kỹ thuật để cho panel kỹ thuật thẩm định, còn tiếp tục tối ưu trong các giai đoạn tới nhưng tinh thần là đầu tư cho tương lai chứ không phải đầu tư cho hiện tại 2024
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,180
Động cơ
9,512 Mã lực
ĐSCT Bắc - Nam phải làm ngay và luôn không thì muộn mất các cụ ạ.
Lỡ "chuyến tàu phát triển" này , phải đợi chuyến sau mất hàng chục năm đấy.
Cơ hội để VN bứt tốc vươn lên, phải làm bằng mọi giá.
Chúng ta đã lỡ rất nhiều chuyến tàu. Đặc biệt là giai đoạn trầm lắng về hạ tầng trong nhiệm kỳ đại hội 12 (2016-2021). Đầu tư điện tái tạo thì quá tả (hoặc quá hữu)
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,666
Động cơ
496,258 Mã lực
Nơi ở
around the world
Chúng ta đã lỡ rất nhiều chuyến tàu. Đặc biệt là giai đoạn trầm lắng về hạ tầng trong nhiệm kỳ đại hội 12 (2016-2021). Đầu tư điện tái tạo thì quá tả (hoặc quá hữu)
Điện tái tạo là cái giá phải trả lại cho bọn Tư bản nó cố tình, có điều bọn vô lại trong nước nó nhân tiện đục khoét, lợi dụng chính sách để kiếm tiền cho bọn nó. Khốn thật
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,507
Động cơ
408,611 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ so sánh vậy cũng chả đúng. Ai cập khá vuông vức và toàn sa mạc, chỉ có một phần biển. VN mình thì trải dài như Nhật, một mặt núi còn một mặt biển (nhật thì núi ở giữa và 2 bên là biển). VN cũng có đường biển với 2 trong 3 quốc gia. So sánh với nhau còn ko được thì so gì với một nước châu phi toàn đồng bằng với sa mạc?
Cái khó hiểu ở đây là chủ trương làm ĐSCT 350km/h để cạnh tranh với hàng không cụ ợ. Và có 1 cụ Thứ trg GTVT nói rằng vé tàu ĐSCT sẽ chỉ bằng 2/3 vé máy bay.

Làm sao vé tàu 350km/h lại có thể bằng 2/3 vé máy bay? Nhật tự làm được tàu mà vé
Em tin là hết 2 nhiệm kỳ anh Chính sẽ để lại di sản cực lớn cho dân tộc đến hàng trăm năm sau vẫn lưu danh như cố thủ Tướng Phạm Văn Đồng với cải cách 1986, Võ Văn Kiệt đường dây 500 kv. Đó là cao tốc bắc nam, đường dây mạch 3, sân bay Long Thành, Đsct. Và sắp nhiệm kỳ tới là cải cách thể chế sau khi hạ tầng giao thông hoàn thành. Lần đầu tiên ông gọi tất cả các ngân hàng lớn và 12 dn đầu sỏ họp trong 1 ngày.. làm công tác tư tưởng chuẩn bị cải cách đột phá. Các cụ cứ lo bò trắng răng. Giờ những người có chuyên môn thực sự đang bận làm việc chứ họ không lên đây chém gió đâu. Ae mình chém cho vui thôi
Kéo áo cụ 1 cái: Đổi mới 1986 là cụ Nguyễn Văn Linh ợ.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,747
Động cơ
153,223 Mã lực
Tuổi
47
Em tin là hết 2 nhiệm kỳ anh Chính sẽ để lại di sản cực lớn cho dân tộc đến hàng trăm năm sau vẫn lưu danh như cố thủ Tướng Phạm Văn Đồng với cải cách 1986, Võ Văn Kiệt đường dây 500 kv. Đó là cao tốc bắc nam, đường dây mạch 3, sân bay Long Thành, Đsct. Và sắp nhiệm kỳ tới là cải cách thể chế sau khi hạ tầng giao thông hoàn thành. Lần đầu tiên ông gọi tất cả các ngân hàng lớn và 12 dn đầu sỏ họp trong 1 ngày.. làm công tác tư tưởng chuẩn bị cải cách đột phá. Các cụ cứ lo bò trắng răng. Giờ những người có chuyên môn thực sự đang bận làm việc chứ họ không lên đây chém gió đâu. Ae mình chém cho vui thôi
để lại di sản hay để lại hậu quả? núi nợ công? cc toàn nghĩ theo chiều đi lên không nghĩ đến rủi ro covid? bão yagi và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ à? các cụ dạy rồi làm gì cũng liệu cơm gắp mắm, đừng vung tay quá chán
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,180
Động cơ
9,512 Mã lực
Điện tái tạo là cái giá phải trả lại cho bọn Tư bản nó cố tình, có điều bọn vô lại trong nước nó nhân tiện đục khoét, lợi dụng chính sách để kiếm tiền cho bọn nó. Khốn thật
Lúc đầu không sai, triển khai điện tái tạo ở mức độ kích thích, tỷ lệ hợp lý thì ok. Sai là phê duyệt ồ ạt.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,138 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Anh Long nói sẵn sàng tham gia đấu thầu.
Nghĩa là tham gia cuộc chơi cạnh tranh sòng phẳng với các Nhà thầu khác, bao gồm cả Nhà thầu từ TQ. Dĩ nhiên rồi.
Phét.

Không có chính sách từ Nhà nước thì cạnh tranh vào mắt với thép TQ.

Hiện nay anh Long vẫn đang lớn mạnh vì Nhà nước đang bảo hộ thị trường thép, áp thuế phá giá với đại đa số các mặt hàng thép TQ mà Việt Nam sản xuất được. Rỡ bỏ hàng rào thuế này cái là thép TQ nó dập sập thị trường trong nước ngay.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,180
Động cơ
9,512 Mã lực
Cái khó hiểu ở đây là chủ trương làm ĐSCT 350km/h để cạnh tranh với hàng không cụ ợ. Và có 1 cụ Thứ trg GTVT nói rằng vé tàu ĐSCT sẽ chỉ bằng 2/3 vé máy bay.

Làm sao vé tàu 350km/h lại có thể bằng 2/3 vé máy bay? Nhật tự làm được tàu mà vé

Kéo áo cụ 1 cái: Đổi mới 1986 là cụ Nguyễn Văn Linh ợ.
Đổi mới 1986 là cụ Trường Chinh.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
Chi phí làm và bảo trì, bảo dưỡng tốc độ cao chở hàng luôn thì rẻ hơn nhiều so với cao tốc 350 km/h, chưa kể thích thì đổi nguồn cung cấp đầu máy, toa xe phát một vì nó phổ cập rồi, không phải mỗi ông một công nghệ khác nhau như đội cao tốc.
Nền đường là 1 chuyện, ray tàu là chuyện khác, động lực phân tán toa xe còn là chuyện khác nữa.

Giờ làm thế nào để còn sau này không rơi vào bẫy nợ, có tiền mà nâng cấp tiếp chứ sợ rằng chọn không đúng thì tiền để giảm cấp, chuyển từ cao tốc xuống thành tốc độ cao chở hàng kiếm xu cũng chả có.
Làm đồ phổ cập, thì chi phí các loại thấp, thu đủ có lãi, còn có xiền mà tính nâng cấp tiếp. Chứ nhà nghèo chơi xe sang, tiền nhiên liệu với bảo dưỡng chả có thì lại thành để mốc, nếu cố chạy thành quá cố luôn.

Đã làm đồng bộ với thế giới thì khổ 1.450 chạy thẳng luôn cần gì đầu tư giàn cần cẩu tại cái điểm giao biên. Tự nhiên tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng cho 2 loại đường, trong đó 1 loại thì đang lỗ tại Việt Nam, loại còn lại thì cả thế giới đang lỗ, trừ một tuyến đặc thù.
Theo em hiểu thì không có đường sắt vẫn có hàng không và đường bộ cho nhân dân di chuyển. Đs mà vé đắt thì vắng hoe kiểu gì cũng phải hạ tốc độ, bắt nn miễn nợ các khoản trước đó. Ừ thì lấy tàu 350km/h chạy 200 và 250km/h còn hơn vứt đi.

Thế còn câu chuyện làm đường dây 500kV lúc ấy có bối cảnh tương tự không?
Đường dây 500KV và ĐSCT là 2 câu chuyện khác hẳn nhau.

Đường dây 500KV là để tồn tại vì Miền Nam lúc đó thiếu điện quá mức, nên dù không có hiệu quả kinh tế trực tiếp vẫn phải làm, để chuyển điện từ Bắc vào Nam.

Còn ĐSCT là chuỗi trang sức cho bộ quần áo, có thì đẹp lên mấy phần nhưng không có thì quần áo cũng đủ. Mà trang sức thì đủ loại giá, từ vừa vừa đến đắt tiền. Người khôn ngoan sẽ chọn loại trang sức vừa hợp với túi tiền vừa hợp với quần áo. Còn nếu phải vay mượn quá mức, thậm chí hy sinh quần áo để mua trang sức thì đó sẽ là thảm họa.
Theo kịch bản Bộ GT đưa ra thì lượng vận tải Hành khách trên tuyến Bắc nam sau 2040 quy đổi khoảng 700tr lượt, nếu không làm ĐS thì chúng ta cần 4 tuyến đường bộ cao tốc, khoảng 100 sân bay, và nó đắt hơn cái ĐSCT, chưa kể tai nạn nhiều hơn, ô nhiễm các kiểu. thôi thì cứ cho các anh tính bốc đồng thì cũng tầm 500k, hay ta nâng cấp xây thêm 2 tuyến cao tóc nữa??

Tuy nhiên sau khi xây dựng xong thì chi phí bảo trì, bảo dưỡng đường sắt tốc độ cao rẻ hơn thằng đường sắt cao tốc, không bị phụ thuộc công nghệ vào riêng thằng nào, khả năng có lãi theo thực tế chứng minh trên toàn thế giới đã có.
Cái này thì cụ nhầm à? chi phí bảo trì đường sắt cao tốc rẻ hơn nhé. thậm chí rẻ hơn cả cái ĐS thống nhất hiện tại. hệ thống nhà ga thì ta làm dần thôi, và nên giao cho tư nhân làm để họ kinh doanh buôn bán làm khu đô thị gì đấy
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
608
Động cơ
43,283 Mã lực
Phét.

Không có chính sách từ Nhà nước thì cạnh tranh vào mắt với thép TQ.

Hiện nay anh Long vẫn đang lớn mạnh vì Nhà nước đang bảo hộ thị trường thép, áp thuế phá giá với đại đa số các mặt hàng thép TQ mà Việt Nam sản xuất được. Rỡ bỏ hàng rào thuế này cái là thép TQ nó dập sập thị trường trong nước ngay.
Hiện giờ hàng TQ vừa rẻ vừa tốt, ngay cả Mỹ và châu Âu cũng phải bảo hộ công nghiệp sản xuất của họ trước hàng TQ rồi. Nói thật về năng lực sản xuất của TQ hiện nay (trừ chip bán dẫn) thì ngành công nghiệp các quốc gia giàu mạnh hiện nay đều thất bại hoàn toàn trước TQ nếu không được nhà nước bảo hộ bằng chính sách chống bán phá giá.
 

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
95
Động cơ
362,827 Mã lực
E đọc sơ qua 1 số bài viết mà 1 số cụ phân tích thì có vẻ các cụ đang hơi lo lắng về vấn đề cũng như tính thực tế về tài chính khi làm tốc độ những 350km/h và lại làm hệ thống đường ra chịu tải 22.5t/trục. Với tốc độ 350k thì như hiện nay thì đúng là thường chỉ chở người, chứ ko chở hàng nặng hoặc nếu là hàng thì cũng là hàng nhẹ. Và với mục đích chỉ chở người và hàng nhẹ thì chỉ cần làm trục 17.5t/trục do đó các cụ thắc mắc là làm 22.5 làm gì cho nó tốn tiền.
Nhưng đây là bài toán cho t ương tai, cho tầm 15, 20 năm nữa. Và chúng ta chỉ được phép làm 1 lần. Mặc dù nó sẽ tốn kém hơn, ban đầu có thể ko khai thác hết hoặc ko khai thác hết tối đa, nhưng khi chúng ta đã có cái nền đường đủ chuẩn (max option) thì sau ta muốn nâng cấp gì cũng dc.
Với phương án này, nếu như chở khách mà ổn, nhiều khách đi thì cứ phà phà mà chạy tốc độ 350km/h chỉ chở người, khi nào đường trống thì nhét mấy tàu hàng thì tốc độ thấp hơn 1 chút cũng dc, nền đường và ray nó dư thừa sức chịu tải (đúng là sẽ lãng phí nền đường ray). Nhưng mà dsct lại phát huy dc hiểu quả là chở khách và hơn nữa công nghệ nó có thể thay đổi, ko ai biết dc sau 20 năm nữa, công nghệ tiên tiến có thể chở hàng tốc độ 350km/h thì sao!
Chứ giờ mà xây nền đường chỉ 17.5 thì nhỡ khách chở bập bõm dc ít người thì tăng tàu hạng dạng năng lên ko dc vì nền đường ko đủ.
Vậy nên thôi thì tốn thêm mấy tỉ đô nữa thì ta chơi nền đường xịn luôn. Với lại e thấy các cụ TW cũng chia làm nhiều giai đoạn, lấy kinh nghiệm, rồi chắc cũng chuyển giao công nghệ nữa, thầu chính thì tàu, nhưng thầu phụ thì mình... Thì số vốn cho mỗi giai đoạn nó ko quá cao.
Với lại, bây giờ chúng ta cũng nên đầu tư, chúng ta đợi giầu để rồi đầu tư nữa thì ko kịp và cũng ko biết khi nào giầu. Giống kiểu bây giờ đang đi xe máy, cũng đủ ăn đủ mặc, mua oto thì hơi căng, phải vay mượn. Nhưng khi mua oto vào thì nó sẽ kích nhiều thứ khác lên, đi lại nhiều hơn, phải lo mà làm ăn để mà trả nợ, bớt ăn chơi đàm đúm nhậu nhẹt, phá phách lại.
Với địa hình nước ta, 1 tuyến dsct nó sẽ đi qua dc rất nhiều tỉnh, chúng ta ko thể mãi spam sân bay. Các cụ cũng đừng nên lấy mốc SG-DN hay SG-HN để cho rằng máy bay sẽ cướp khách của dsct. DSCT ko hướng tới những tuyến kiểu đó. Nó hướng tới tuyến lẻ, tuyến ngắn. E ví dụ đơn giản. Giờ E muốn đi từ HN vào trong Vinh hoặc, HN vào Quảng Ngãi... Thời gian làm thủ tục bay, chờ bay, delay, rồi thời gian từ sân bay (khác tỉnh như quảng ngãi ko có sân bay) về đến TP thì nó cũng quá thời gian hoặc sấp sỉ nhau. Còn nếu bay từ chỗ có sân bay, đến chỗ cũng có sân bay và quãng xa thì bụp thẳng luôn máy bay!
Bên cạnh đó 1 số cụ nói chúng ta cái cần đầu tư bây giờ là đầu tư đường bộ cao tốc 8 làn xe. E nghĩ cái đó thì chắc chắn là phải làm rồi. Kể cả có làm dsct thì vẫn cứ phải mở rộng đường bộ cao tốc, ko thể vì làm cái này mà bỏ làm cái kia.
Em thấy bác Tô Lâm đợt này lên hay nói nhiều về đổi mới, thì dsct có thể là 1 dấu ấn chính trị, tạo động lực đổi mới. Với quyết tâm chính trị cao, kinh nghiệm từ việc thúc cao tốc, long thành của bác Chính, rồi việc cho tàu nó làm dsct cho mình thì có thể đổi lại dc 1 số lợi ích về chính trị nào đó ở biển Đông (tàu nó để cho mình khai thác mấy mỏ dầu khi) chẳng hạn (e ví dụ thế) thì dự án này e hy vọng là mình kịp để đi toàn tuyến!
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top