[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
600
Động cơ
43,263 Mã lực
Tính đến quý I/2023, Mỹ có nợ quốc gia cao nhất thế giới với 30,1 nghìn tỷ USD nợ các chủ nợ. Khoản nợ của Washington hiện ở mức 31,4 nghìn tỷ USD, làm tăng thêm lo ngại về chi tiêu và chi phí đi vay của chính phủ Mỹ.
Thì là con nợ trong khi bác ghi Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,319
Động cơ
405,185 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em nghĩ VN cũng đi theo hướng này nhưng chắc là chúng ta đi theo chiều ngược lại, nếu vận chuyển khách không sinh lời thì hạ tốc độ để vừa chở khách vừa chở hàng. (Tất nhiên là tốn thêm tiền)
Không đơn giản thế dâu cụ ợ. Đường 350 muốn hạ tốc độ để chở hàng thì phải bóc hết lên làm lại nền đường. Không ai làm như thế cả.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,782
Động cơ
315,404 Mã lực
Đến độ này thì không phản đối 350km/h nữa mà là phản đối chủ trương "350km/h vừa chở người vừa chở hàng".
Chở hàng nhẹ, nhưng các cụ offer cứ tính cả chở hàng nặng vào thành rối.
Chở hàng nhẹ thì khác gì chở người full công suất, thế thôi.
Mà đắt quá, thì đã có công ty chuyên về dịch vụ logistics cân đối tính rồi, các khách hàng chỉ cần xì tiền.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,416
Động cơ
-23,460 Mã lực
Tuổi
54
Tính toán thử thì biết, khác biệt rất lớn. Dầm cho 22,5 tấn trục cần cứng hơn rất nhiều vì gia tốc sàn cầu của nó vượt giới hạn. Và tuyến này dự kiến ít nhất 60% chạy trên cầu cạn.
Thì có vấn đề gì đâu cụ? Nếu làm tàu 200kmh thì cũng phải đối mặt với cái CSHT cho tải trọng 22.5t kia thôi. Tức là vẫn làm được và phải làm phần nền chịu tải tốt hơn để đề phòng nâng cấp. Chứ ko mai mốt nâng cấp đoàn tàu thì phải phá cầu đường đi làm lại à?

Động lực toa xe nữa cụ nhé, toa xe có động cơ phân tán, để chỉnh động lực max HP (cao tốc chở người) hay max moment (tốc độ cao chở hàng) không dễ đâu. Chứ không chỉ tải trọng cầu đường (mà chỉnh tải trọng cũng chả dễ, một ông ray cứng chở hàng và ngược lại).

Còn chọn tận dụng đường sắt cũ chở hàng thì lại giống Malaysia hay ga Gia Lâm thôi, cứ muốn qua biên giới là phải cẩu, nhấc, đổi toa xe, tăng chi phí kha khá.
Cụ thử tính việc đầu tư dàn cần cẩu để chuyển line tàu so với đầu tư cả đoàn tàu, điều khiển, nhà ga, bến bãi.... cho 1500km thì cái chi phí nào "tăng kha khá" sẽ cao hơn?
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,185
Động cơ
504,063 Mã lực
Thì có vấn đề gì đâu cụ? Nếu làm tàu 200kmh thì cũng phải đối mặt với cái CSHT cho tải trọng 22.5t kia thôi. Tức là vẫn làm được và phải làm phần nền chịu tải tốt hơn để đề phòng nâng cấp. Chứ ko mai mốt nâng cấp đoàn tàu thì phải phá cầu đường đi làm lại à?
...
Vấn đề ở chỗ bán kính họ tính dùng cho 350 km/h chở khách kết hợp chở hàng chỉ là 8000m.

Tàu 250km/h chở khách và tàu 120km/h chở hàng cần bán kính 6000m.

Còn tàu 350km/h chở khách và tàu 160km/h chở hàng cần tối thiểu 11000 m theo báo cáo của 2 mươi mấy nhà khoa học.

Em bổ sung thêm ý này như sau: Tàu hàng 160km/h trên thế giới chưa có. Còn nếu chạy 350km/h tàu khách và 140km/h tàu hàng thì bán kính cỡ phải trên 13000m.

Nếu không nắn tuyến được thì có 2 cách:
- Phá đi làm lại (như ý cụ ở trên).
- Giảm tốc độ tàu khách dưới 250km/h ở đoạn này.

Tóm lại, thiết kế 350 km/h mà chỉ chạy được 250km/h thì thiết kế kiểu gì vậy? Đốt tiền dân chăng?
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,416
Động cơ
-23,460 Mã lực
Tuổi
54
Vấn đề ở chỗ bán kính họ tính dùng cho 350 km/h chở khách kết hợp chở hàng chỉ là 8000m.

Tàu 250km/h chở khách và tàu 120km/h chở hàng cần bán kính 6000m.

Còn tàu 350km/h chở khách và tàu 160km/h chở hàng cần tối thiểu 11000 m theo báo cáo của 2 mươi mấy nhà khoa học.

Em bổ sung thêm ý này như sau: Tàu hàng 160km/h trên thế giới chưa có. Còn nếu chạy 350km/h tàu khách và 140km/h tàu hàng thì bán kính cỡ phải trên 13000m.

Nếu không nắn tuyến được thì có 2 cách:
- Phá đi làm lại (như ý cụ ở trên).
- Giảm tốc độ tàu khách dưới 250km/h ở đoạn này.

Tóm lại, thiết kế 350 km/h mà chỉ chạy được 250km/h thì thiết kế kiểu gì vậy? Đốt tiền dân chăng?
Nhà cháu nói trên rồi còn gì. Ở trên quyết định làm ĐSCT chở khách thôi thì lăn tăn gì phương án chở hàng nữa?
----
Mà ngoài lề, ko muốn giảm tốc tàu cao tốc thì giảm tốc tàu chở hàng thôi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,185
Động cơ
504,063 Mã lực
Nhà cháu nói trên rồi còn gì. Ở trên quyết định làm ĐSCT chở khách thôi thì lăn tăn gì phương án chở hàng nữa?
----
Mà ngoài lề, ko muốn giảm tốc tàu cao tốc thì giảm tốc tàu chở hàng thôi.
Cái này ai học đường sắt sẽ hiểu. Độ chênh tốc độ cao nhất và tốc độ thấp nhất càng nhỏ thì bán kính mới nhỏ.
Ở trên mình nói giảm tốc độ tàu khách, tức là giảm độ chênh này.

Còn giảm tốc độ tàu hàng thì độ chênh này càng lớn, bán kính càng lớn nữa đó bạn.

PS: Các bạn nào không hiểu về đường sắt thì nên đặt câu hỏi nghi vấn, chứ đừng nhanh nhảu kết luận sai nhé.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,416
Động cơ
-23,460 Mã lực
Tuổi
54
Cái này ai học đường sắt sẽ hiểu. Độ chênh tốc độ cao nhất và tốc độ thấp nhất càng nhỏ thì bán kính mới nhỏ.
Ở trên mình nói giảm tốc độ tàu khách, tức là giảm độ chênh này.

Còn giảm tốc độ tàu hàng thì độ chênh này càng lớn, bán kính càng lớn nữa đó bạn.

PS: Các bạn nào không hiểu về đường sắt thì nên đặt câu hỏi nghi vấn, chứ đừng nhanh nhảu kết luận sai nhé.
U2.jpg

Ý cụ là cái này?

Tốc độ càng thấp thì đòi hỏi bán kính cong càng thấp mà? Cần bán kính cong thấp mà chạy trên bán kính cong cao thì có vấn đề gì?
 

Monteiv

Xe hơi
Biển số
OF-628000
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
129
Động cơ
125,454 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
U2.jpg

Ý cụ là cái này?

Tốc độ càng thấp thì đòi hỏi bán kính cong càng thấp mà? Cần bán kính cong thấp mà chạy trên bán kính cong cao thì có vấn đề gì?
Chắc cụ tìm cuốn đại cương về đường sắt, tìm định nghĩa bán kính cong, siêu cao, siêu cao thiếu sẽ rõ ạ. Thi thoảng em có vào thớt cập nhật tình hình dự án mà luận điểm của cụ được đưa ra và giải thích 1 vài lần rồi thì phải ạ. Kể thớt có chức năng ghim như Zalo thì tốt.
 

couto_hung

Xe tăng
Biển số
OF-28831
Ngày cấp bằng
10/2/09
Số km
1,694
Động cơ
494,689 Mã lực
Cái mà cụ nói là những năm 1990. Hiện tại thì giờ giấc tàu Đức tệ lắm cụ ợ. Muộn chuyến liên tục, thậm chí bỏ chuyến/đổi tuyến không một lời giải thích, xin lỗi.

1-2 năm tôi lại sang Đức 1 lần. Mỗi lần đều cảm tưởng đường sắt Đức tệ hơn trước (về chuyện giờ giấc), mặc dù vé tàu cực đắt.
túm lại là ko nên làm đsct phỏng cụ

vì làm sẽ bù lỗ triền miên, vĩnh viễn ko hiệu quả?
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,367
Động cơ
479,934 Mã lực
Thì có vấn đề gì đâu cụ? Nếu làm tàu 200kmh thì cũng phải đối mặt với cái CSHT cho tải trọng 22.5t kia thôi. Tức là vẫn làm được và phải làm phần nền chịu tải tốt hơn để đề phòng nâng cấp. Chứ ko mai mốt nâng cấp đoàn tàu thì phải phá cầu đường đi làm lại à?


Cụ thử tính việc đầu tư dàn cần cẩu để chuyển line tàu so với đầu tư cả đoàn tàu, điều khiển, nhà ga, bến bãi.... cho 1500km thì cái chi phí nào "tăng kha khá" sẽ cao hơn?
Chi phí làm và bảo trì, bảo dưỡng tốc độ cao chở hàng luôn thì rẻ hơn nhiều so với cao tốc 350 km/h, chưa kể thích thì đổi nguồn cung cấp đầu máy, toa xe phát một vì nó phổ cập rồi, không phải mỗi ông một công nghệ khác nhau như đội cao tốc.
Nền đường là 1 chuyện, ray tàu là chuyện khác, động lực phân tán toa xe còn là chuyện khác nữa.

Giờ làm thế nào để còn sau này không rơi vào bẫy nợ, có tiền mà nâng cấp tiếp chứ sợ rằng chọn không đúng thì tiền để giảm cấp, chuyển từ cao tốc xuống thành tốc độ cao chở hàng kiếm xu cũng chả có.
Làm đồ phổ cập, thì chi phí các loại thấp, thu đủ có lãi, còn có xiền mà tính nâng cấp tiếp. Chứ nhà nghèo chơi xe sang, tiền nhiên liệu với bảo dưỡng chả có thì lại thành để mốc, nếu cố chạy thành quá cố luôn.

Đã làm đồng bộ với thế giới thì khổ 1.450 chạy thẳng luôn cần gì đầu tư giàn cần cẩu tại cái điểm giao biên. Tự nhiên tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng cho 2 loại đường, trong đó 1 loại thì đang lỗ tại Việt Nam, loại còn lại thì cả thế giới đang lỗ, trừ một tuyến đặc thù.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,319
Động cơ
405,185 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chở hàng nhẹ, nhưng các cụ offer cứ tính cả chở hàng nặng vào thành rối.
Chở hàng nhẹ thì khác gì chở người full công suất, thế thôi.
Mà đắt quá, thì đã có công ty chuyên về dịch vụ logistics cân đối tính rồi, các khách hàng chỉ cần xì tiền.
Không phải chở hàng nhẹ cụ ợ. Vấn đề là chủ trương tốc độ 350km/h nhưng tải trọng trục lại là 22,5 tấn. Mâu thuẫn ở đây là tốc độ 350km/h (chở khách) thì chỉ cần tải trọng trục 17,5 tấn. Còn làm tải trọng trục 22,5 tấn thì đích thị là chở hàng nặng.

2 chi tiết mâu thuẫn nhau trong 1 văn bản nên mới sinh ra khó hiểu và thắc mắc.
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,342
Động cơ
58,348 Mã lực
Trong cuộc họp của chính phủ với các DN lớn hôm qua. Anh Long đã tự tin tuyên bố sẵn sàng tham gia sản xuất thép ray cho dự án này. Các cụ thấy có khả thi không hay ảnh chém gió bán cổ cánh.
Nếu Hoà Phát làm được thì mừng quá.
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
354
Động cơ
71,865 Mã lực
Nếu cụ thật sự muốn xem cái BC này thì mời cụ đến ĐH Giao thông vận tải tìm gặp gs Ký :)
Trc đây VN chỉ làm đường nông thôn, đường láng nhựa thì ko đc bàn và làm Đường bộ cao tốc?
Thời cụ Kiệt chỉ làm đường dây 100KV thì ko đc bàn và làm đường dây 500kv bắc nam?
Ko bàn thì sẽ ko bjo làm đc :)
Em vẫn nể cụ Kiệt về đường dây 500KV Bắc Nam khi trước đó có nhiều ý kiến phản đối có luận cứ hẳn hoi:
Một giáo sư Việt kiều ở Đại học Grenoble (Pháp) viết thư gởi lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, khẳng định đường điện 500kV Bắc - Nam có ba vấn đề bất lợi: một là bước sóng 6.000 km, trong khi từ Hà Nội đến TP.HCM dài 1.500 km, chỉ là 1/4 bước sóng, nên không thể tải điện vào miền Nam; hai là thời gian xây dựng công trình chỉ trong hai năm là điều khó có thể thực hiện được; ba là dự án không mang lại hiệu quả kinh tế".
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,185
Động cơ
504,063 Mã lực
U2.jpg

Ý cụ là cái này?

Tốc độ càng thấp thì đòi hỏi bán kính cong càng thấp mà? Cần bán kính cong thấp mà chạy trên bán kính cong cao thì có vấn đề gì?
Đây là giáo trình của VN và nó không đầy đủ. Nó chỉ cho 1 dải tốc độ và chỉ có siêu cao THIẾU.

Còn giáo trình đầy đủ cho đường sắt hỗn hợp thì nó sẽ xuất hiện siêu cao THỪA.
Sau đây là giáo trình đầy đủ và TCVN mới nhất đã cập nhật siêu cao THỪA cho đoàn tàu chạy chậm.
cth.jpg

(surplus superelevation là siêu cao THỪA)

cth2.jpg
 

ChuộtKGB

Xe máy
Biển số
OF-863137
Ngày cấp bằng
9/7/24
Số km
76
Động cơ
8,307 Mã lực
Tuổi
42
Đất nước nhiều ảo tưởng quá. Thấy FDI nó đầu tư hàng chục tỷ $ tưởng là nước lớn, không nghĩ rằng VN chỉ đóng góp được chủ yếu cái nhân công lao động phổ thông.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu thì mua dây chuyền máy móc nước ngoài về để vận hành chứ không phải các nhà cung cấp VN (vì đâu có nhà cung cấp VN đâu mà mua).
Đến cái đơn giản như băng tải trong các mỏ than cũng phải gửi trắc ngang, trắc dọc địa hình hướng tuyến sang cho TQ thiết kế và chế tạo để đưa về VN lắp đặt dưới thương hiệu cty Việt chế tạo.
Không phải tự nhục nhưng nhìn vào thực tế nền kỹ thuật công nghệ " rất còi cọc" và rời rạc như VN mà muốn "xây dựng ngành công nghiệp đường sắt" trong 10-15 năm thì ảo tưởng quá mức thực tế.
Anh hoa cúng bị cho nghỉ 1 cái là dự án này được thông qua mà không hề có phản biện hay làm sáng tỏ nội dụng đề án gì cả. Âu cũng là số phận của dân tộc rồi.
Gớm, nghe như cụ trăn trở cho số phận dân tộc lắm. Việc anh hoa cúng bị nghỉ thì đúng là 1 tổn thất cực lớn, nhưng vì thế mà bẩu dự án đường sắt được thông qua nó là 1 quyết định tệ hại thì không đúng.

Bản thân em, em thấy đầu tư đường sắt cao tốc là cực kỳ phù hợp với địa hình của nước mình. Địa hình của mình có đường bờ biển trải dài dọc theo đất nước, nếu xây dựng được tuyến đường sắt cao tốc mà theo đúng lộ trình như cung đường sắt Bắc Nam hiện tại thì quá ok, vì nó có thể đi qua 21 tỉnh thành, quá thuận lợi về du lịch, giao thương cũng như thời gian, chứ nếu dùng máy bay thì các tỉnh không có sân bay sẽ rất thiệt thòi về thời gian và tính chủ động. Vậy nên DA này em theo là 1 dự án quá ok về mặt đóng góp cho kinh tế và xã hội đấy chứ?

Tính ra có 29 năm đổi mới và phát triển, mà cụ bỉ bôi quá? Đường sắt bao giờ cũng là ưu tiên sau Đường bộ, và thực tế trên TG cũng như ở VN cho thấy, Đường sắt vẫn là phương tiện vận tải được nhiều người/tổ chức sử dụng để chuyên chở người và hàng hóa. Vậy nên giờ là lúc phát triển lĩnh vực này cũng không có gì sai thời điểm.Giống như xây dựng hầm Đèo Hải Vân, ngày trước ông Nhật ăn đủ ở dự án này, nhưng đến hầm số 2, (tính ra cũng chỉ 15 năm) người Việt mình cũng làm chủ được công nghệ đào hầm và chất lượng đâu kém cạnh gì đâu? Đất nước mình đã đủ giàu để có kinh phí phục vụ các nghiên cứu công nghệ tầm cao đâu, nên mua công nghệ và học hỏi là cách nhanh nhất để xây dựng và phát triển tại thời điểm này.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,013
Động cơ
251,687 Mã lực
ĐSCT Bắc-Nam phải làm, và làm càng nhanh càng tốt.
Không đủ tiền thì vay mà làm. Phải làm.

Giống như hệ thống đường dây truyền tải điện 500KV Bắc - Nam trước đây vậy. Làm rồi mới thấy ý nghĩa và tác dụng của nó.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top