[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
718
Động cơ
42,011 Mã lực
Tuổi
34
Làm đường sắt thì có những ưu điểm là:
+ tiết kiệm năng lượng hơn
+ êm ái hơn
+ năng lực vận tải cao hơn
+ tiết kiệm không gian (bề ngang) hơn so với đường bộ

Các tuyến metro đầu tiên làm lâu vì VN không có kinh nghiệm thôi, biết cách làm thì cũng nhanh thôi, chả kém đường bộ mấy. Thường lâu lại ở khâu giải phóng mặt bằng.
Quan trọng là đúng giờ hơn nữa cụ ạ. Xe bánh lốp chạy chung đường không thể chuẩn giờ như tàu điện chạy trên ray riêng được. Mà cái chuẩn giờ nó mới thu hút được khách đi thường xuyên.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực
Cái này cần quái gì Trung Quốc, vinfast cũng làm được ấy chứ.
Nhiều lúc em cũng có ý tưởng thay vì làm đường sắt trên cao, thì làm đường bộ trên cao dành riêng cho xe buýt điện đi, thì có ok không các cụ nhỉ. Làm được như vậy thì VN làm chủ được tất cả các khâu rồi.
VF không làm ạ, làm thì đã tốt. Còn đi ray là rẻ và tiết kiệm nhất rồi, sau này làm quen sẽ rẻ. Nếu tính trên đầu khách thì tàu 2 ray rẻ nhất, chở được nhiều khách nhất, rồi đến tàu 1 ray. Còn buýt thì rẻ chi phí ban đầu thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực

2XD3

Xe máy
Biển số
OF-839002
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
66
Động cơ
294 Mã lực
Tuổi
21
Cái này cần quái gì Trung Quốc, vinfast cũng làm được ấy chứ.
Nhiều lúc em cũng có ý tưởng thay vì làm đường sắt trên cao, thì làm đường bộ trên cao dành riêng cho xe buýt điện đi, thì có ok không các cụ nhỉ. Làm được như vậy thì VN làm chủ được tất cả các khâu rồi.
Tập đoàn sản xuất tàu lớn nhất thế giới đề xuất làm 3 tuyến tàu điện không ray ART ‘siêu rẻ’ ở Hà Nội

Theo đại diện hỗ trợ dự án & Kỹ thuật tại Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ Giao thông thông minh Đường sắt Hồ Nam Trung Quốc (HUNAN CRRC) đã trình bày tham luận và đưa ra một giải pháp phương tiện công cộng thông minh cho giao thông Hà Nội thông qua loại hình tàu điện thông minh ART chạy trên đường ray ảo, có công suất luân chuyển hành khách từ 20.000 đến 30.000 khách/giờ.

Tàu tận dụng dải phân cách giữa và gầm cầu cạn để hạn chế giải phóng mặt bằng và thi công 'thần tốc'.

Nghiên cứu triển khai trước mắt 3 tuyến sớm, trong đó

• Tuyến ART số 1: Từ TT Hội nghị Quốc Gia – Đại học Quốc gia (Hòa Lạc) chiều dài là 30.30km thi công từ 12-18 tháng;

• Tuyến ART số 2: Thiên đường Bảo Sơn – Nhổn (kết nối với tuyến ĐSĐT số 3 tại ga đầu tuyến) dài 6.30km;

• Tuyến ART số 3: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước ngầm (kết nối tuyến ĐSĐT số 2A và tuyến ĐSĐT số 3) 10.80km mất từ 6-9 tháng thi công, hoàn thiện.

Tổng 3 tuyến với trên 47km, 28 nhà ga và 32 đoàn tàu với kinh phí là 466 triệu USD (khoảng 11.650 tỷ đồng).

Với tổng số vốn đầu tư trên,

• tư nhân sẽ bỏ vốn đầu tư hệ thống đoàn tàu, hệ thống điều hành, nhà ga…

• nhà nước sẽ đảm nhiệm phần hạ tầng, huy động nguồn vốn từ Trái phiếu đầu tư xây dựng công trình do chính phủ bảo lãnh và được hoán đổi sang thẻ đi tàu..

Thay vì các dự án metro tốn kém nên quyết nhanh mấy tuyến này để hút người dân ra ngoại ô
Cái này thực chất là bi-articulated bus (xe buýt 2 khớp nối) chạy bằng pin
1712900815773.png

1 lần sạc chỉ chạy được 40km, sạc 30s đi được 3-5km, sạc 10 phút đi được 25km.
Tốc độ tối đa cũng chỉ có 70km/h, chậm hơn so với đi đường bộ cao tốc 120km/h.
Năng lực vận chuyển kém hơn nhiều so với đường sắt đô thị.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,860
Động cơ
411,865 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có 1 ví dụ nho nhỏ thế này
cái vấn đề làm ray là như 1 cụ bên trên phân tích đó cụ, vẫn đầy đủ thành phần pha trộn, cùng tỷ lệ nhưng khi chuyên gia TQ về thì mình ko sản xuất được nữa (nó hỗ trợ mình nh ko chuyển giao bí kíp, cuối cùng lại nhập khẩu của TQ về thôi)
Cụ thật sự tin rằng một tập đoàn lớn như Hòa Phát, đầu tư dây chuyền máy móc xong "chuyên gia TQ về thì mình ko sản xuất được nữa" chăng?
Nhiều cụ thần thánh hoá luyện kim quá, trừ loại thép siêu đặc biệt, chứ các loại cường độ cao thông dụng thì đầy nơi chuyển giao công nghệ
Có ví dụ này cho các cụ hiểu: Ai cập là nước có GDP đầu người xấp xỉ VN nhưng trình độ luyện kim cao hơn. Ai cập đang thực hiện chương trình 2.000km ĐSCT 200km/h. Và tất cả thanh ray Ai cập mua của Đức.

Không dễ đâu các cụ ợ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực
Cái này thực chất là bi-articulated bus (xe buýt 2 khớp nối) chạy bằng pin
View attachment 8465703
1 lần sạc chỉ chạy được 40km, sạc 30s đi được 3-5km, sạc 10 phút đi được 25km.
Tốc độ tối đa cũng chỉ có 70km/h, chậm hơn so với đi đường bộ cao tốc 120km/h.
Năng lực vận chuyển kém hơn nhiều so với đường sắt đô thị.
Nếu làm tàu điện 1 ray mà không làm ga gì cả, cứ cho đáp xuống lề đường như này thì thế nào nhỉ,chi phí đủ rẻ không
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,774 Mã lực
Cái này thực chất là bi-articulated bus (xe buýt 2 khớp nối) chạy bằng pin
View attachment 8465703
1 lần sạc chỉ chạy được 40km, sạc 30s đi được 3-5km, sạc 10 phút đi được 25km.
Tốc độ tối đa cũng chỉ có 70km/h, chậm hơn so với đi đường bộ cao tốc 120km/h.
Năng lực vận chuyển kém hơn nhiều so với đường sắt đô thị.
Thế thì thua xa monoray của BYD vì thằng BYD nó chạy trên cao ở các phân cách giữa, đầu tư nạp điện chỉ 1 đoạn trên đường ray.
Tất nhiên chi phí cao hơn chạy dưới đất và dùng pin rồi
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
754,302 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Thế thì thua xa monoray của BYD vì thằng BYD nó chạy trên cao ở các phân cách giữa, đầu tư nạp điện chỉ 1 đoạn trên đường ray.
Tất nhiên chi phí cao hơn chạy dưới đất và dùng pin rồi
Đường ray thì tiếp điện trực tiếp chứ sạc vào pin làm gì nữa cho phức tạp
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,774 Mã lực
Đường ray thì tiếp điện trực tiếp chứ sạc vào pin làm gì nữa cho phức tạp
Chắc giảm xuất đầu tư cụ. Không phải chạy hai hệ thống điện để đề phòng bị cắt điện đột ngột.
Mono rail nó chạy bánh hơi, ray chỉ để dẫn hướng nên ồn hơn bánh sắt chạy trên ray.
Còn ART kia chạy ray ảo giống các hệ thống chở hàng tự động trong các nhà máy. Nạp điện tại các điểm dừng.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,822
Động cơ
163,543 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có 1 ví dụ nho nhỏ thế này

Có ví dụ này cho các cụ hiểu: Ai cập là nước có GDP đầu người xấp xỉ VN nhưng trình độ luyện kim cao hơn. Ai cập đang thực hiện chương trình 2.000km ĐSCT 200km/h. Và tất cả thanh ray Ai cập mua của Đức.

Không dễ đâu các cụ ợ.
Em biết là không dễ mà. Đây chỉ là tuyên bố ý tưởng phát triển của cụ Long.

Còn nhiều thông tin trong bài báo các cụ trong thớt này đã bỏ qua, ví dụ như cụ Long nói rằng tổ hợp đúc ray đường sắt nếu có thì chỉ làm ở giai đoạn 2 của dự án Dung Quất 2.

Đến giai đoạn 1 của Dung Quất 2 còn chưa xây xong, chưa đi vào hoạt động thì để đầu tư giai đoạn 2 còn xa lắm.
 

2XD3

Xe máy
Biển số
OF-839002
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
66
Động cơ
294 Mã lực
Tuổi
21
Tuyến đường sắt tốc độ cao ở Ai Cập giai đoạn 1 Ain Sokhna - Marsa Matruh dài 660km, khởi công năm 2022, dự kiến hoàn thành năm 2027
Toa tàu được sản xuất bởi Siemens (Đức)
1712906605274.png
1712906644541.png
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,084
Động cơ
38,083 Mã lực
Tuổi
38
Quan trọng là đúng giờ hơn nữa cụ ạ. Xe bánh lốp chạy chung đường không thể chuẩn giờ như tàu điện chạy trên ray riêng được. Mà cái chuẩn giờ nó mới thu hút được khách đi thường xuyên.
Chỉ cần cho lái tự động thay vì người lái thì dễ đảm bảo đúng giờ cụ ạ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,271
Động cơ
376,557 Mã lực
Tuổi
44
Có 1 ví dụ nho nhỏ thế này



Có ví dụ này cho các cụ hiểu: Ai cập là nước có GDP đầu người xấp xỉ VN nhưng trình độ luyện kim cao hơn. Ai cập đang thực hiện chương trình 2.000km ĐSCT 200km/h. Và tất cả thanh ray Ai cập mua của Đức.

Không dễ đâu các cụ ợ.
Tổng sản lượng thép của Ai Cập, mặc dù lớn nhất châu Phi mà chỉ hơn Hòa PHát có tí và chỉ bằng 1/2 Việt nam thôi nên chắc thanh ray họ mua lợi hơn tự đầu tư. Tất nhiên là chính sách của mỗi quốc gia mỗi khác. Chính phủ Việt nam ưu tiên tự chủ chiến lược nên sẽ ủng hộ/thúc ép Hòa Phát nghiên cứu sx thép cao cấp thôi. Nhìn cuộc chiến Nga Ukraina kéo dài như thế mới thấy nhu cầu sx thép cao cấp để tự chủ chiến lược là quan trọng rồi. Tất nhiên Hòa Phát bảo là sx thép cao cấp để phục vụ cho đường sắt cao tốc sẽ lợi hơn rồi chứ anh Long mà bảo tôi bán cả cho mấy nhà máy Z nữa chắc bị cổ đông Tây nó tẩy chay ngay.

 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,516
Động cơ
302,095 Mã lực
Tuổi
40
Tổng sản lượng thép của Ai Cập, mặc dù lớn nhất châu Phi mà chỉ hơn Hòa PHát có tí và chỉ bằng 1/2 Việt nam thôi nên chắc thanh ray họ mua lợi hơn tự đầu tư. Tất nhiên là chính sách của mỗi quốc gia mỗi khác. Chính phủ Việt nam ưu tiên tự chủ chiến lược nên sẽ ủng hộ/thúc ép Hòa Phát nghiên cứu sx thép cao cấp thôi. Nhìn cuộc chiến Nga Ukraina kéo dài như thế mới thấy nhu cầu sx thép cao cấp để tự chủ chiến lược là quan trọng rồi. Tất nhiên Hòa Phát bảo là sx thép cao cấp để phục vụ cho đường sắt cao tốc sẽ lợi hơn rồi chứ anh Long mà bảo tôi bán cả cho mấy nhà máy Z nữa chắc bị cổ đông Tây nó tẩy chay ngay.

Thép ray tàu và thép làm nòng súng, xe tăng là các mã khác nhau. Làm được mã này không có nghĩa là làm được mã kia. Cụ không cần để trí tưởng tượng bay xa thế.
Riêng việc tự chủ được phần đường ray đã đủ có ý nghĩa chiến lược to lớn rồi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực
Thép ray chỉ là 1 loại thép cao cấp mà Hòa Phát nói sẽ làm thôi, tinh thần là làm các loại thép mà VN chưa làm được. Ngoài ra tốc độ 850 km/h chắc là để test ray, đem ray ra test 850 km/h để nhanh phát hiện lỗi còn để chạy thì 350!
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,516
Động cơ
302,095 Mã lực
Tuổi
40
Thép ray chỉ là 1 loại thép cao cấp mà Hòa Phát nói sẽ làm thôi, tinh thần là làm các loại thép mà VN chưa làm được. Ngoài ra tốc độ 850 km/h chắc là để test ray, đem ray ra test 850 km/h để nhanh phát hiện lỗi còn để chạy thì 350!
Cụ lại nhét chữ vào mồm anh Long rồi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,271
Động cơ
376,557 Mã lực
Tuổi
44
Thép ray tàu và thép làm nòng súng, xe tăng là các mã khác nhau. Làm được mã này không có nghĩa là làm được mã kia. Cụ không cần để trí tưởng tượng bay xa thế.
Riêng việc tự chủ được phần đường ray đã đủ có ý nghĩa chiến lược to lớn rồi.
Tôi có nói là thép ray dùng cho thép vũ khí đâu nhưng ý tôi là khi bước chân vào làm thép cao cấp được rồi (nếu thành công) thì có cơ sở để có thể tự chủ các thép cao cấp khác.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực
Cụ lại nhét chữ vào mồm anh Long rồi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,598
Động cơ
222,890 Mã lực
Đọc để biết thôi chứ đường sắt do VN xây nhé, học thêm được dịch vụ giao đồ ăn từ nhà hàng ở thành phố bên đường lên tàu! :D

Đổ Cao Bảo:
Làm cách nào để các tuyến đường sắt cao tốc sắp tới vừa chất lượng, vừa đẹp, lại rẻ?
Chúng ta đang có kế hoạch làm các tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn - Hà Nội. Thời điểm này là thời điểm bắt đầu bàn về việc lựa chọn nhà thầu được rồi.

Với kinh nghiệm đấu thầu quốc tế nhiều năm, ở nhiều quốc gia, cũng như đã trải nghiệm thực tế khi đi tàu cao tốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Italy, Pháp, Đức, tôi cho rằng có đến trên 75% các nhà thầu Trung Quốc sẽ thắng, nếu chúng ta tổ chức đấu thầu đúng theo chuẩn đấu thầu quốc tế và đúng theo luật đấu thầu của Việt Nam. Vì vậy vấn đề chúng ta cần bàn là làm sao để các tuyến đường sắt cao tốc của Việt Nam phải chất lượng, đẹp, hoạt động đúng chuẩn quốc tế (nếu nhà thầu Trung Quốc có thắng thì cũng phải chất lượng và đẹp như các tuyến đường sắt cao tốc ở Bắc Kinh, Thượng Hải).

Tại sao lại nói vậy?

Đầu tiên là năng lực, kinh nghiệm

Trung Quốc có năng lực và kinh nghiệm vượt trội, cả về làm đường ray, đào đường hầm, xây cầu vượt sông, nhà ga, sân ga, đóng đoàn tầu và toa tầu.

Tính đến năm 2023, số km đường sắt cao tốc có tốc độ trên 200 km/h đang hoạt động của Trung Quốc đã lớn hơn 2 lần phần còn lại của thế giới cộng lại. Đây là con số chi tiết: Trung Quốc là 45.000 km, tiếp theo là Tây Ban Nha 4.327 km, Nhật Bản 3.081 km, Pháp 2.735 km, Đức 1.571 km, Thổ Nhĩ Kỳ 1.211 km, Phần Lan 1.120 km (nước Mỹ hùng mạnh cũng chỉ có 735 km). Nghĩa là phần còn lại của thế giới có số km đường sắt cao tốc chỉ bằng một nửa Trung Quốc mà thôi.

Về làm nhà ga đường sắt

Năm 2017, tôi đã đến và đi nhà ga đường sắt Nam Quảng Châu, chưa phải là nhà ga lớn nhất Trung Quốc, nhưng đã lớn khủng khiếp, đẹp và bố trí chuẩn như một nhà ga hàng không, cũng có gate, cũng soát vé tự động. Tổng diện tích của nhà ga Quảng Châu là 330.000 m2, trong đó nhà ga 160.000 m2, sân ga 100.000 m2, sảnh đón 60.000 m2. Các bạn thử hình dung sân bay Changi của Singapore, bao gồm cả khu mua sắm, ăn uống và khách sạn mà diện tích chỉ có 135.000 m2 thì mới thấy nhà ga Nam Quảng Châu lớn khủng khiếp thế nào.

Công nghệ Tàu, toa tầu và đường ray

Kỷ lục tàu có tốc độ cao nhất thế giới 460 km/h là tuyến Thượng Hải Maglev (Trung Quốc), tốc độ 350 km/h là tốc độ phổ biến ở Trung Quốc; Kỷ lục tốc độ của Đức là 350 km/h; Pháp, Nhật Bản chỉ đạt tốc độ cao nhất 320 km/h; Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Italy chỉ đạt 300 - 310 km/h.

Để cho phép tốc độ cao như vậy, tất cả các đột phá kỹ thuật đều được thực hiện bởi các công nghệ mà Trung Quốc nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ. Đầu tàu khí động học được tối ưu giúp giảm lực cản không khí một cách hiệu quả. Tất nhiên, khí động học không phải là một bước đột phá gần đây. Điều làm cho nó trở nên đặc biệt là vật liệu mà Trung Quốc dùng, đó là “nhôm rỗng lớn siêu mỏng”, nó vừa cực bền mà trọng lượng lại nhẹ, do đó không làm giảm tốc độ của tàu. Một cải tiến khác mà Trung Quốc sử dụng là hệ thống lực kéo công suất cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, mặc dù đi sau Nhật, Pháp, Đức, nhưng bắt đầu từ năm 2015, công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc đã vượt lên dẫn đầu thế giới và ngày càng khẳng định vị trí số 1 vững chắc của mình.

Năm 2017, tôi đã đi tuyến Quảng Châu - Thâm Quyến - Hạ Môn, tàu chạy tốc độ 250 km/h, chạy rất êm, để cốc nước đầy trên bàn ăn mà không hề sóng nước ra ngoài, ghế ngồi tiện nghi ngang với ghế ngồi trên máy bay, nhưng rộng ngang ghế business. Tất nhiên nhà vệ sinh thì rộng rãi hơn nhà vệ sinh trên máy bay, chưa kể còn có toa bán đồ ăn trên tàu hoặc có thể đặt đồ ăn từ một nhà hàng ngon ở một thành phố sắp tới, miễn là thời gian còn đủ 2h.

Về giá cả

Trung Quốc nổi tiếng về giá rẻ. Trung Quốc đã tự chủ hoàn toàn về toàn bộ công nghệ đường sắt cao tốc ở tất cả các công đoạn. Trước đây Trung Quốc phải nhập khẩu máy đào đường hầm lớn TBM của Đức, dần dần Trung Quốc tự chế tạo toàn bộ, kể cả vòng bi. Giá thành máy TBM của Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều giá thành máy TBM của Đức, vì thế mà giờ đây Trung Quốc đã xuất khẩu TBM sang 30 quốc gia, trong đó có cả Pháp, Italy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Australia, Hàn Quốc, Singapore.

Tự chủ hoàn toàn về công nghệ, có kinh nghiệm và năng lực tổ chức, giá thành làm đường sắt cao tốc của Trung Quốc rẻ hơn là điều hiển nhiên.

Công nghệ dẫn đầu, năng lực và kinh nghiệm vượt trội, giá cả lại rẻ, thế cho nên các nhà thầu đường sắt Trung Quốc thắng thầu là điều gần như không thể khác.

Vậy tại sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại xấu và làm cách nào để các tuyến đường sắt cao tốc sắp tới vừa chất lượng, vừa đẹp, lại rẻ? Câu trả lời xin để bài tiếp theo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top