[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,140
Động cơ
314,027 Mã lực
máy bay không có rẻ, xây cái sân bay Long Thành 16 tỉ bằng 1/2 chi phí xây đường sắt cao tốc Bắc Nam rồi mà đó là chưa có cái máy bay nào cả! Chưa kể 1 loạt sân bay khác.

Lúc mới nghiên cứu cái này thì tôi cũng bị báo chí lòe là tàu cao tốc không cạnh tranh được máy bay, sau mới biết cạnh tranh tốt, chỉ cần chạy đủ nhanh! :D
Hà Nội cũng đang xúc tiến xin quy hoạch sân bay thứ 2, và quy hoạch đường cao tốc nối sân bay thứ 2 vào nội đô.
Hy vọng có.ĐSCT thì ko sd đến sân bay thứ 2 nữa, tốn kém lắm.
Hoặc xây cái nhỏ nhỏ, để phục vụ hành khách phía Nam HN thôi (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam,..).
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Bên Indo là Cty liên doanh, hình như sau vài chục năm nó phải giao lại cho tài sản cho nhà nước Indo như BOT nên phải vặt.

Có thể tham khảo giá bên TQ thế nào. Chi phí thì mấy trang trước có. Mà dễ nhất là mấy ông 225 km/h vừa tính toán năm ngóai.
Nhiều trang quá nên lười lội, cụ thông cảm. Mình chỉ thấy đã giảm giá 30%, coi như BOT Indonesia ăn ngập mồm rồi, mà so với giá vé tàu Nhật (1.94tr) vẫn cao hơn tận 47%. Đấy là còn chưa biết giá 1.94tr lấy mốc năm nào? (vì còn tính cả trượt giá theo năm). Vậy có thể thấy giá vé dự toán dường như chưa đủ tin cậy.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Nhiều trang quá nên lười lội, cụ thông cảm. Mình chỉ thấy đã giảm giá 30%, coi như BOT Indonesia ăn ngập mồm rồi, mà so với giá vé tàu Nhật (1.94tr) vẫn cao hơn tận 47%. Đấy là còn chưa biết giá 1.94tr lấy mốc năm nào? (vì còn tính cả trượt giá theo năm). Vậy có thể thấy giá vé dự toán dường như chưa đủ tin cậy.
Chi phí tiền điện vài trăm ngàn 1 vé thôi, thêm 1-2 bữa ăn chắc khoảng 30k/1 bữa, muốn tính tiền bao nhiêu thì tùy mức độ đông khách hoặc muốn ghế hẹp bao nhiêu. Bên TQ có vé đứng, tức là vào toa muốn ở đâu thì ở miễn đừng ngồi vào ghế của người khác. Bên VN thì có vé ghế phụ nhựa, giá hiện nay chỉ 650k HN-SG nhưng có vẻ khách chê rẻ hay chê chậm gì đó!

Tây đi vé đứng TQ:
1700237268027.png
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Đường sắt ở Lào, Uzbekistan, Kazakhstan rất phát triển (hơn nhiều so với trình độ phát triển chung của họ) phần nào là do hệ thống đường bộ các nước này kém phát triển.

Đường sắt Kazakhstan là công ty lớn nhất Kazakhstan về số lượng nhân sự. Nhưng đường bộ của nước này có vẻ kém, em nghĩ nguyên nhân phần nào giống với Mông Cổ và phần phía Đông của Nga, đó là phải xây đường trên nền đất đóng băng vĩnh cửu (tức là dưới mặt đất khoảng 1,5m là băng không bao giờ tan) nên đường chất lượng kém, nếu như không được bảo dưỡng liên tục (rất tốn kém). .

Uzbekistan tính theo GDP bình quân đầu người danh nghĩa (theo US$) thì nghèo hơn Việt Nam (mặc dù em không cho rằng mức sống thực của họ thấp hơn Việt Nam, mà có lẽ Việt Nam còn xa mới bằng được họ, dù là nông thôn hay thành thị), nhưng đường sắt thì rất phát triển. Tàu chạy 100 km/h đã là tàu chậm, đa phần các tuyến là đường đôi điện khí hóa, có cả tàu cao tốc chạy 320 km/h từ Tashkent đến tận Bukhara và Samarkand (khoảng hơn 700 km, trong đó khoảng 100 km là chạy 160 km/h). Tuy nhiên, đường bộ của họ thì có vẻ kém phát triển (tương đối, không phải là kém thực sự, chỉ là không có hệ thống đường cao tốc)

Còn Lào thì đường bộ quá tệ. trước đây khách đi từ Viêng Chăn đến Luang Phrabang (khoảng 250 km) bằng xe khách mất 10h, giờ đi tàu chưa đến 2h thì tất nhiên là đông khách rồi.
Với Lào thì đường sắt do TQ tài trợ xây, phục vụ tầm nhìn và lợi ích của TQ là chính (chứ không phải Lào) nên không tính, sau này Lào kinh tế phát triển sẽ làm đường bộ cao tốc thôi.

Kazakhstan, Uzbekistan thì có hệ thống đường sắt rộng khắp là thừa hưởng từ thời Liên Xô. Cũng như vùng Siberi, ở khu vực thưa thớt này LX ưu tiên phát triển đường sắt hơn là đường bộ. Sau khi LX tan rã các ông Uzb và Kaz không chịu làm đường bộ cao tốc thì đành chịu thôi, chắc một phần có lẽ vì đã có đường sắt rồi làm mất động lực phải làm đường bộ cao tốc.

Có điều em thắc mắc là tuyến đường sắt cao tốc Tasken-Bukhara được làm, thực ra nâng cấp từ đường sắt phổ thông thời LX cũ, với chi phí vô cùng thấp. Theo như wiki nói thì mất có 70 triệu USD là có 600km đường cao tốc chạy được 250kmh, nghe nó cứ điêu điêu thế nào.

Có trang khác thì ghi làm một đoạn 259km hết 400 triệu USD.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Chi phí tiền điện vài trăm ngàn 1 vé thôi, thêm 1-2 bữa ăn chắc khoảng 30k/1 bữa, muốn tính tiền bao nhiêu thì tùy mức độ đông khách hoặc muốn ghế hẹp bao nhiêu. Bên TQ có vé đứng, tức là vào toa muốn ở đâu thì ở miễn đừng ngồi vào ghế của người khác. Bên VN thì có vé ghế phụ nhựa, giá hiện nay chỉ 650k HN-SG nhưng có vẻ khách chê rẻ hay chê chậm gì đó!

Tây đi vé đứng TQ:
View attachment 8208579
Chắc cụ nói đùa. Mình đi ICE chạy quanh EU thì ngay cả vé ngồi phổ thông cũng không đảm bảo được giữ chỗ, muốn có số ghế thì phải trả thêm 5 ~ 20 eur tuỳ chuyến. Mùa cao điểm thì có vé ngồi mà hết chỗ vẫn đứng bình thường. Chỉ chưa thấy ghế nhựa xếp mà thôi. Mình không nghĩ phương án vé đứng &/ ghế xếp nhựa được đưa ra trong cơ cấu tính giá vé ở bài toán hoàn vốn đầu tư & giá vé tàu 350km/h không thể chỉ 1.94tr/ chiều BN như thông tin bên trên được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Mùa cao điểm thì có vé ngồi mà hết chỗ vẫn đứng bình thường. C
Đã đông khách thì muốn giá bao nhiêu chả được, vẫn lời, tùy chính sách của Nhà nước thôi. Ít khách thì mới phải suy nghĩ nên hớt váng giá cao hay hạ giá để người ta đi nhiều hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,657
Động cơ
1,180,633 Mã lực
Với Lào thì đường sắt do TQ tài trợ xây, phục vụ tầm nhìn và lợi ích của TQ là chính (chứ không phải Lào) nên không tính, sau này Lào kinh tế phát triển sẽ làm đường bộ cao tốc thôi.

Kazakhstan, Uzbekistan thì có hệ thống đường sắt rộng khắp là thừa hưởng từ thời Liên Xô. Cũng như vùng Siberi, ở khu vực thưa thớt này LX ưu tiên phát triển đường sắt hơn là đường bộ. Sau khi LX tan rã các ông Uzb và Kaz không chịu làm đường bộ cao tốc thì đành chịu thôi, chắc một phần có lẽ vì đã có đường sắt rồi làm mất động lực phải làm đường bộ cao tốc.

Có điều em thắc mắc là tuyến đường sắt cao tốc Tasken-Bukhara được làm, thực ra nâng cấp từ đường sắt phổ thông thời LX cũ, với chi phí vô cùng thấp. Theo như wiki nói thì mất có 70 triệu USD là có 600km đường cao tốc chạy được 250kmh, nghe nó cứ điêu điêu thế nào.

Có trang khác thì ghi làm một đoạn 259km hết 400 triệu USD.
Đường sắt chạy thẳng không uốn lượn không phải bẻ thẳng lại chắc chi phí đỡ hơn nhiều
 

Mrphamvn

Xe tăng
Biển số
OF-140194
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
1,616
Động cơ
372,857 Mã lực
Giá vé tàu cao tốc Indonesia (tốc độ thiết kế 350 ~ 400km/h), hạng Economy đang cỡ 400k cho 1 chiều 142km. Vậy nội suy ra giá vé HN-HCMC sẽ cỡ 4tr cho 1 chiều dài cỡ 1500km. Mạnh dạn giảm giá hẳn 30% thì giá cũng cỡ 2.8tr / chiều nhỉ?
giá vé này là quá đắt, cỡ 142km đi bằng oto riêng thích hơn
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Đường sắt chạy thẳng không uốn lượn không phải bẻ thẳng lại chắc chi phí đỡ hơn nhiều
Không đơn giản thế đâu cụ, quan trọng nhất là nền đường, chạy một thời gian nó sẽ bị lún, biến dạng không đảm bảo an toàn nếu chạy tốc độ cao.
 

Twoku

Xe tải
Biển số
OF-204738
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
300
Động cơ
321,979 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
E nghĩ cứ làm cái 160km/h cho 23 ga trước. Làm hẳn đến cửa khẩu China để chở cả hàng. Sau này các cháu nhà mình làm đường đôi 350÷400km/h cho 6 ga chính. Kết quả vừa có tầu gom, vừa có tầu hàng và phát huy tốc độ tối đa cho tuyến 350÷400km sau này.
 

dixelead

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617749
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
93
Động cơ
117,328 Mã lực
Cccm cho em hỏi, khi chọn một con tàu với tốc độ phù hợp, thì người ta đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng như địa hình, sức nặng, chất liệu cấu tạo, v..v... chưa vậy ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,184
Động cơ
780,563 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Cccm cho em hỏi, khi chọn một con tàu với tốc độ phù hợp, thì người ta đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng như địa hình, sức nặng, chất liệu cấu tạo, v..v... chưa vậy ?
Nhìn thấy gái đẹp các cụ ấy đã định đặt tên con là gì rồi. Nên cái cụ hỏi là hơi thừa
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,293
Động cơ
400,154 Mã lực
Tuổi
44

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Từ 90kmh lên 100kmh thực ra cũng không có gì to tát lắm, chỉ cần mỗi thứ làm chất lượng hơn một tí là lên được thôi:
+ nền đường
+ tà vẹt
+ ray
+ tàu

Cũng như đường bộ ngày trước, tốc độ tối đa chỉ cho 80kmh nhưng nếu làm chỉn chu hơn, đủ làn hơn thì lên 90kmh được luôn.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Chỉ cần mở rộng khổ 1m lên 1.4m là tốc độ có thể tăng lên đáng kể luôn, em đoán cỡ 130-140kmh. Với nền đường được nâng cấp nữa (bê tông thay vì rải đá) thì hoàn toàn có thể lên 150-160kmh trong tầm tay.
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,180
Động cơ
308,543 Mã lực
Nghe hơi giống vụ Bàng Thống hiến kế buộc các thuyền lại với nhau trong trận Xích Bích các bác nhỉ, chạy nhiều rung lắc nó gãy các mối hàn thì sao ạ ? Em thì ko rõ về kỹ thuật nhưng em rất dị ứng với cái kiểu "Để hàn được 1km đường ray theo công nghệ Châu âu tốn khoảng 5 tỷ đồng, công nghệ Ấn độ tốn 3,5 tỷ đồng". Công nghệ thì phải có tên kỹ thuật, thiết bị... chứ làm gì có kiểu công nghệ châu Âu với công nghệ Ấn Độ, ... nếu có và khác biệt về giá thành thì phải là Tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Ấn Độ. Nghe "công nghệ châu Âu" như mấy cái bếp từ Elmich bán ngoài siêu thị.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top