Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.
Chưa hết, theo số liệu gần 2 năm hoạt động thì lượng hàng hoá vận chuyển nhiều nhất trên tuyến đường sắt tốc độ cao này là hàng hoá Trung Quốc xuất sang Thái Lan và Lào, thứ nhì là hàng hoá Thái Lan xuất đi Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc và Thái Lan hưởng lợi là chính chứ không phải Lào.
Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng".
Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư.
Hệ luỵ lớn hơn cả nợ công cao là chính phủ Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay.