Các cụ cần xem kỹ các thông tin. Dự án Tuyến Lào cai - HN - HP nói rẻ hơn SG-CT là phương án đầu tiên: đường đơn 1 ray, tốc độ tàu khách 160km/h, tàu hàng 120km/h. Còn nếu nâng lên ray đôi thì chi phí đội ngay lên 11 tỉ, hơn Sài gòn-Cần thơ (9 tỉ):
https://tienphong.vn/11-ty-usd-lam-duong-sat-ket-noi-cang-lach-huyen-voi-trung-quoc-post1551717.tpo
Hơn nữa các cụ phải để ý là tuyến Lào cai - HN - HP xây dựng trên nền đường sắt và hướng tuyến có sẵn, chi phí khảo sát rất thấp và hầu như không mất tiền GPMB.
Về dự án ĐSCT Sài gòn-Cần thơ thì chưa nên phán xét vì mới chỉ có con số 9 tỉ USD nhưng chưa rõ gồm các nội dung gì. Như Dự án ĐSCT Hà nội - Sài gòn 60 tỉ đô mà nhiều cụ ra sức chửi, nhưng thật ra đó là dự toán ướt cho toàn bộ các hạng mục, trong đó tiền xây dựng chỉ là 31 tỉ.
Về cái gọi là "bẫy nợ" của Trung quốc thì đó cũng là 1 nội dung cần xem xét. Bản chất của nó là Trung quốc cho vay và giải ngân rất hào phóng nhưng thứ nhất là với các điều kiện tài chính rất khắc nghiệt: Thời hạn vay 20-25 năm, lãi suất 5,5-6% năm và thời gian ân hạn chỉ là 5 năm. So sánh với vốn ODA của Nhật hay WB/ADB thì: Thời hạn 30-40 năm, lãi suất 0,5-2%/năm và thời gian ân hạn 8-12 năm.
Thứ hai là với Trung quốc thì không có khái niệm "hoãn, giãn, tái cơ cấu nợ". Đến hạn, nếu không trả được là Trung quốc xiết nợ. Nghĩa là bên đi vay bắt buộc phải làm gì đó để có tiền trả cho TQ: hoặc nhượng lại cổ phần, hoặc bán gì đó khác cho chính TQ để lấy tiền đó trả nợ. Như
Lào đã phải bán Công ty lưới điện quốc gia cho Trung quốc để lấy tiền trả nợ:
A new deal gives China control of Laos’ power grid as the country faces looming debt from hydropower dams and other development projects. But the arrangement risks turning “the battery of Southeast Asia” into “the battery of China.”
www.aseantoday.com
11 tỉ đô hiện tại không quá lớn với quốc lực của Việt nam, vấn đề là phải nghiêm túc xem xét là sau khi bỏ 11 tỉ đô rồi thì sau đó có phải bù chi phí vận hành hay không.