- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,243
- Động cơ
- 504,626 Mã lực
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có lạc hậu khi tốc độ thiết kế chỉ 250km/h?
ANTD.VN - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa thống nhất phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo kịch bản đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225km/h. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, thiết kế vận tốc...
www.anninhthudo.vn
Chuyên gia đường sắt, Thạc sỹ Lê Trung Hiếu bày tỏ: “Thật khó hiểu khi cách đây chỉ vài tháng, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vận tốc thiết kế là 350km/h thì nay đã đồng ý với Bộ KH-ĐT về phương án nghiên cứu dự án 250km/h, chạy cùng tàu hàng. Đây là bước lùi”.
Theo phân tích của Thạc sỹ Lê Trung Hiếu, thực chất khi khai thác thì vận tốc trung bình chạy tàu chỉ rơi vào khoảng 150km/h. Trong khi đó, phải mất ít nhất 20 năm nữa Việt Nam mới triển khai đầu tư hoàn thiện 2 đoạn tuyến: Hà Nội - Đà Nẵng và Nha Trang - Sài Gòn. Và mất ít nhất 30 năm nữa mới hoàn thành nối thông dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Khi ấy tốc độ khai thác trung bình chạy tàu cao tốc mà chỉ đạt 150km/h là quá chậm, không thể nói cạnh tranh với hàng không và đường bộ.
Sức hấp dẫn của đường sắt tốc độ cao phụ thuộc vào tốc độ khai thác, nếu tàu chạy tốc độ trên 300km/h sẽ hấp dẫn khách hơn tàu trên 200km/h. Hơn nữa, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao cho tàu khách và tàu hàng chạy chung sẽ xảy ra bất cập, quy mô đầu tư sẽ lớn hơn nhiều. “Chi phí đầu tư hạ tầng cho tàu hàng khác tàu khách. Tàu hàng chở khối lượng lớn hơn, vì vậy khối lượng đào đắp sẽ phải lớn, chi phí cao. Đáng nói, muốn nâng tốc độ cho tàu khách là điều không thể vì còn phụ thuộc vào bán kính đường cong không thể thay đổi hay nâng cấp được” - Thạc sỹ Lê Trung Hiếu phân tích.
Đọc không hiểu Báo cáo của TVTT rồi.
- Tốc độ khai thác trung bình tính sai rồi. Tốc độ vận hành = 225km/h, dừng 6 ga thì tốc độ trung bình lên 208km/h, dừng tất cả 23 ga là 171.5 km/h.
- Đề xuất này cho cả tàu liên vùng 160km/h, để kết nối các địa phương gần nhau thì khối lượng khách còn tăng hơn nhiều.
- Bán kính cong, độ dốc dọc theo Báo cáo thẩm tra giữ nguyên so với BCNCTKT, không hề thay đổi.
Hôm nọ em không muốn nêu tên vì muốn giữ thể diện cho người ta.
Nhận xét là không hiểu gì về đường sắt, chứ chưa nói đường sắt tốc độ cao. Thảo nào tuyến Nhổn - ga Hà Nội lẹt đẹt mãi thế.Nói chung vụ này cũng có mấy cái hài hước. Em có lướt FB về vụ đường sắt tốc độ cao này, vô tình gặp mấy câu hỏi kiểu như: Đã có nước nào làm khách + hàng chưa nhỉ? Điều độ như thế nào nhỉ?...
Em tính comment trả lời người ngoài ngành, coi như cùng chia sẻ kiến thức. Nhưng bất chợt click vào thì hoá ra Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt.
Em cụt hứng comment, vì nhận ra hoá ra người làm ngành đường sắt lại không hiểu gì về đường sắt cả.