[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,448
Động cơ
408,238 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Toàn bộ dự án đường sắt cao tốc của Ai Cập cùng loại với dự án của VN là chở khách-hàng, tốc độ 250kmh, trong khi dài những 2000km mà được báo giá có $23b thì không hiểu mấy ông tư vấn cho VN tính thế nào mà ra được những hơn $60b.
Tùy địa hình nữa cụ. Sa Mạc thì giải phóng mặt bằng đơn giản hơn rất nhiều mà gần như không phải cầu, hầm.
Đơn giá cho 1km đường là 1 đồng thì 1km cầu là 3 đồng và 1km hầm là 5 đồng.
23 tỉ đô là dự toán xây dựng cho 2.000km thôi cụ ạ. Hạng mục đó VN dự toán hết 31,2 tỉ đô cho 1.550km.

Sa mạc làm đường đỡ hơn các địa hình khác rất nhiều vì cát là vật liệu móng đường tốt nhất rồi.

Con số 61 tỉ của VN là dự toán cho toàn bộ dự án chứ không phải dự toán xây dựng.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,985
Động cơ
396,065 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Anh Thủ VN đã có lời nhá!

-----------------------------------------------------

Thủ tướng đề nghị Nhật hỗ trợ xây dựng đường sắt tốc độ cao


chọc ngoáy phết

g20 mà rủ nhau trải nghiệm thì đeo mo vào mặt
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Thực tế con số 62 tỷ là con số khổng lồ với bất kỳ nước nào ngoại trừ vài nước lớn giàu có, chưa kể phát sinh có thể lên 70-80 tỷ.

Việc tích hợp cả 3 loại tàu nhanh, tàu chậm, tàu hàng vào làm một chẳng khác gì đưa cái thòng lọng vào cổ mình vì nếu chậm tiến độ là hỏng mà khả năng chậm với dự án khổng lồ này là chắc chắn.

Cái cốt lõi nhất là vận tải hàng hóa bắt buộc phải thông tuyến HN-SG mới hiệu quả vì chủ yếu chở hàng sang TQ nhất là hoa quả, ko thông tuyến là vứt.

Bây giờ công nghệ ko có, trong một thời gian rất dài có bao nhiêu biến cố xảy ra ảnh hưởng tiến độ thi công, khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi tình hình trong nước, mình ko tự làm được không thể chủ động nó chậm đến năm 2050 thậm chí 2060 là bình thường. Bất kỳ một đối tác nào cũng có thể gây khó dễ cho mình vì nó thừa hiểu nếu dở dang chỉ có tàu chậm là vận hành còn tàu nhanh và tàu hàng gần như bó tay. Bắt buộc mình phải hoàn chỉnh từ HN đến SG trong khi phương án tích hợp lại càng phức tạp.

Nếu làm như của Lào khẩn cấp có thể 2035 là thông HN-SG, công nghệ thấp hơn mình có thể chủ động một phần, hoạt động chở hàng hóa sớm hơn ít nhất 10 năm thậm chí 20 năm, nó ra bao nhiêu tiền? có khi nó còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Thêm vài đoạn lên Lạng Sơn, xuống cảng HP, Cái mép... còn gì ngon hơn?

Ngay cả Shinkansen cũng ít rủi ro vì mặc dù 60 tỷ $ nhưng nó ko phải một dự án mà có thể coi là nhiều dự án nối lại với nhau, cùng lắm làm xong một đoạn SG-Nha Trang mình éo làm nữa chẳng sao, làm gì nhau, nó vẫn là một dự án hoàn chỉnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,302
Động cơ
351,241 Mã lực
23 tỉ đô là dự toán xây dựng cho 2.000km thôi cụ ạ. Hạng mục đó VN dự toán hết 31,2 tỉ đô cho 1.550km.

Sa mạc làm đường đỡ hơn các địa hình khác rất nhiều vì cát là vật liệu móng đường tốt nhất rồi.

Con số 61 tỉ của VN là dự toán cho toàn bộ dự án chứ không phải dự toán xây dựng.
Em không rõ cái 23 tỉ có gồm tàu và hệ thống điện điều khiển không. Ở post trước thì cụ có nói chi phí này hết 8 tỉ phải không ạ? Con số này vẫn quá rẻ so với 30 tỉ đội thêm của mình.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,302
Động cơ
351,241 Mã lực
Không.
Cầu đường sắt chịu tải lớn hơn (trọng lượng đoàn tàu, hệ cấp điện,...), tải trọng động lớn hơn (dọc, ngang), nên giá XD thường gấp đôi cầu đường bộ.
Nhưng tàu chỉ cần hai làn trong khi cầu đường bộ bốn làn, chắc giá ngang nhau chứ :D
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,302
Động cơ
351,241 Mã lực
Em không biết sa mạc khác thì thế nào nhưng bên TQ bọn nó bảo xây ở sa mạc ( Taklamakan) tốn tiền nhiều hơn xây ở chỗ thông thường đấy!
Chắc sa mạc TQ gió mạnh thổi cát lấp đường nên phải chi phí thêm cho vấn đề này, khu vực Trung Đông không bị thế nên rẻ hơn.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,428
Động cơ
321,271 Mã lực
Tuổi
58
Nghĩ hiccc, cái tàu chạy trên thanh sắt, được tailon dùng cách đây chưa tới...2 thế kỷ chứ mấy, mà giờ con dồng cháu tiên chửa biết... chị mô rặng rựa, thì từ giờ mong các con giời bớt nổ, đa tạ đa tạ hâyyyza.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,302
Động cơ
351,241 Mã lực
Nghĩ hiccc, cái tàu chạy trên thanh sắt, được tailon dùng cách đây chưa tới...2 thế kỷ chứ mấy, mà giờ con dồng cháu tiên chửa biết... chị mô rặng rựa, thì từ giờ mong các con giời bớt nổ, đa tạ đa tạ hâyyyza.
Chưa làm thì chưa biết thôi cụ. Anh, Mỹ giờ làm cũng đang cãi nhau thế này, lại còn bị chém đẹp hơn mình :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,448
Động cơ
408,238 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không biết sa mạc khác thì thế nào nhưng bên TQ bọn nó bảo xây ở sa mạc ( Taklamakan) tốn tiền nhiều hơn xây ở chỗ thông thường đấy!
Xây ở sa mạc TQ nó khác với ở Ai cập và Ma rốc cụ ạ.

Xây ở sa mạc TQ là xuyên qua giữa sa mạc, phải chi phí rất lớn để chống gió cát. Thêm nữa Taklamakan địa hình không phẳng nên nhiều đoạn phải làm cầu cạn.

Đây là ảnh đường ống tàu cao tốc chống gió cát ở Taklamakan, các cụ thấy tốn kém thế nào
1310335392_16379373578541n.jpg


Còn ở Ai cập và Ma-rốc là xây ở rìa sa mạc men theo các tuyến đường có sẵn từ nhiều thế kỷ. Ít cát ít gió và địa hình bằng phẳng, nên tiết kiệm đc rất nhiều chi phí xây dựng.
Morocco-TGV-420x236.jpg

Đg sắt cao tốc Ma rốc, khá thong dong
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,392
Động cơ
113,643 Mã lực
Nghĩ hiccc, cái tàu chạy trên thanh sắt, được tailon dùng cách đây chưa tới...2 thế kỷ chứ mấy, mà giờ con dồng cháu tiên chửa biết... chị mô rặng rựa, thì từ giờ mong các con giời bớt nổ, đa tạ đa tạ hâyyyza.
Thì nổ vẫn hơn xịt mà cụ ;))
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,428
Động cơ
321,271 Mã lực
Tuổi
58
Chưa làm thì chưa biết thôi cụ. Anh, Mỹ giờ làm cũng đang cãi nhau thế này, lại còn bị chém đẹp hơn mình :D
Thì nổ vẫn hơn xịt mà cụ ;))
Em dùng bài khích tướng cc tị thôi mà.
Chứ có tiền mua tiên cũng được, mà tiền thì...
in được mà keke.

Nghĩ đi nghĩ lại em vẫn akay Phớp đĩ, tự dưng mang đs tới đặt vào chữ S, giờ làm cc lao tâm khổ tứ vật nhao hehe.

Giờ theo em, triệu Phớp đĩ tới mắng: chúng mài đặt cái ray khổ 1m lạc hậu rồi. Giờ, một là tự dỡ đi, trả tao đất để tao áp dụng công nghệ phanlobannen vào chỗ đó, hai là thay cho tao khổ ray m4. Không là từ giờ chúng tao chửi cho mục mả mà chết.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Còn ở Ai cập và Ma-rốc là xây ở rìa sa mạc men theo các tuyến đường có sẵn từ nhiều thế kỷ. Ít cát ít gió và địa hình bằng phẳng, nên tiết kiệm đc rất nhiều chi phí xây dựng.
Morocco-TGV-420x236.jpg

Đg sắt cao tốc Ma rốc, khá thong dong
Con này hình như là tàu của Alstom, Pháp.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Đúng cụ ạ, Ma rốc thì Pháp trượt đi đâu đc.
Đận năm 2000, bên Đức có vụ tai nạn tàu cao tốc ICE3 làm chết đâu quãng hơn 3 chục mạng. Các toa khách chồng lên nhau thành đống.
Dân chuyên ngành nhảy vào mổ xẻ. Cuối cùng chốt: Nếu là TGV Pháp thì sẽ không chết lắm tới thế!
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,361
Động cơ
80,531 Mã lực
Thực tế con số 62 tỷ là con số khổng lồ với bất kỳ nước nào ngoại trừ vài nước lớn giàu có, chưa kể phát sinh có thể lên 70-80 tỷ.

Việc tích hợp cả 3 loại tàu nhanh, tàu chậm, tàu hàng vào làm một chẳng khác gì đưa cái thòng lọng vào cổ mình vì nếu chậm tiến độ là hỏng mà khả năng chậm với dự án khổng lồ này là chắc chắn.

Cái cốt lõi nhất là vận tải hàng hóa bắt buộc phải thông tuyến HN-SG mới hiệu quả vì chủ yếu chở hàng sang TQ nhất là hoa quả, ko thông tuyến là vứt.

Bây giờ công nghệ ko có, trong một thời gian rất dài có bao nhiêu biến cố xảy ra ảnh hưởng tiến độ thi công, khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi tình hình trong nước, mình ko tự làm được không thể chủ động nó chậm đến năm 2050 thậm chí 2060 là bình thường. Bất kỳ một đối tác nào cũng có thể gây khó dễ cho mình vì nó thừa hiểu nếu dở dang chỉ có tàu chậm là vận hành còn tàu nhanh và tàu hàng gần như bó tay. Bắt buộc mình phải hoàn chỉnh từ HN đến SG trong khi phương án tích hợp lại càng phức tạp.

Nếu làm như của Lào khẩn cấp có thể 2035 là thông HN-SG, công nghệ thấp hơn mình có thể chủ động một phần, hoạt động chở hàng hóa sớm hơn ít nhất 10 năm thậm chí 20 năm, nó ra bao nhiêu tiền? có khi nó còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Thêm vài đoạn lên Lạng Sơn, xuống cảng HP, Cái mép... còn gì ngon hơn?

Ngay cả Shinkansen cũng ít rủi ro vì mặc dù 60 tỷ $ nhưng nó ko phải một dự án mà có thể coi là nhiều dự án nối lại với nhau, cùng lắm làm xong một đoạn SG-Nha Trang mình éo làm nữa chẳng sao, làm gì nhau, nó vẫn là một dự án hoàn chỉnh.
Đã là tàu hàng phải đầu tư theo chiều dọc trước, (ít tiền làm đường đơn sau mở rộng đường đôi) ko ai đầu tư theo chiều ngang (Đường đôi từng đoạn) cả. Có thể các a ý xoay như chong chóng về phương án nên chưa quyết thôi.
Số tiền để làm cầu hầm, đủ 2 lane, lắp ray 1 lane, bớt các ga lại còn vài ga cũng chỉ tầm 20 tỷ đô.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,214
Động cơ
504,345 Mã lực
Nhưng tàu chỉ cần hai làn trong khi cầu đường bộ bốn làn, chắc giá ngang nhau chứ :D
2 làn tàu cao tốc cần chiều rộng khoảng 3-4 làn ô tô, nên giá không hề ngang nhau.

Đận năm 2000, bên Đức có vụ tai nạn tàu cao tốc ICE3 làm chết đâu quãng hơn 3 chục mạng. Các toa khách chồng lên nhau thành đống.
Dân chuyên ngành nhảy vào mổ xẻ. Cuối cùng chốt: Nếu là TGV Pháp thì sẽ không chết lắm tới thế!
Đây là bài tập lớn của em. Tai nạn là tàu ICE1, chết hơn 100 mạng, lý do là dùng bánh xe dual block, bị văng lớp cao su đệm. Sau vụ này chuyển về mono block hết.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Đã là tàu hàng phải đầu tư theo chiều dọc trước, (ít tiền làm đường đơn sau mở rộng đường đôi) ko ai đầu tư theo chiều ngang (Đường đôi từng đoạn) cả. Có thể các a ý xoay như chong chóng về phương án nên chưa quyết thôi.
Số tiền để làm cầu hầm, đủ 2 lane, lắp ray 1 lane, bớt các ga lại còn vài ga cũng chỉ tầm 20 tỷ đô.
Đầu tư trước 1 lane thì bớt được tiền sắt của 1 ray thôi chứ phần nền đường, hạ tầng, cầu cống có bớt đi đâu,

Giảm mỗi tiền ray thì tiết kiệm hơn đc bao nhiêu đâu cụ?

Dự toán 2 lane 60 tỷ đô làm 1 lane thì 50-55 tỷ à??
Con số 20 tỷ của cụ làm gì có cơ sở
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,036
Động cơ
220,080 Mã lực
Giảm mỗi tiền ray thì tiết kiệm hơn đc bao nhiêu đâu cụ?

Dự toán 2 lane 60 tỷ đô làm 1 lane thì 50-55 tỷ à??
Con số 20 tỷ của cụ làm gì có cơ sở
Bớt 10 tỉ cũng quá tốt chứ sao. Từ bao giờ ta chê 10 tỉ đô la thế.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
2 làn tàu cao tốc cần chiều rộng khoảng 3-4 làn ô tô, nên giá không hề ngang nhau.


Đây là bài tập lớn của em. Tai nạn là tàu ICE1, chết hơn 100 mạng, lý do là dùng bánh xe dual block, bị văng lớp cao su đệm. Sau vụ này chuyển về mono block hết.
Cụ lêu giải thích 1 chút về cái bánh xe đi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,214
Động cơ
504,345 Mã lực
Cụ lêu giải thích 1 chút về cái bánh xe đi.
Lúc mới có tàu cao tốc ICE1, thì dân Đức hớn hở đi, nhưng công nghệ còn cùi bắp nên rung thí bà.
Bắt chước loại tram chạy trong thành phố có tốc độ thấp nên nghĩ ra cái trò làm lớp cao su đệm vòng bánh (lớp màu đen ở hình dưới). Lúc này bánh xe chia 2 phần (gọi là dual block)
Untitled.jpg


Nhưng lớp cao su này khi hoạt động ở tốc độ cao bị biến dạng liên tục, khiến vành ngoài bị mỏi (fatigue) ghê gớm, dẫn đến nó bị nứt rồi đứt gãy.

Untitled2.jpg


Hậu quả là trật bánh ở tốc độ cao (200km/h), lại va vào cái trụ cầu ở gần đó nên bị dồn toa chồng hết lên nhau. Hơn 100 người thiệt mạng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top