Tối nay nghe thời sự, trong tuyên bố chung của hai bên VN-TQ có đề cập tuyến đường sắt Lào Cai- HN-HP và kết nối giữa Lào Cai- TQ.
Như này liệu có mở cho phía TQ tài trợ vốn và xây dựng giống tuyến bên Lào ko nhỉ?
Tuyến này cũng ko cần nhanh, chỉ cần khổ 1435, điện khí hóa, đường đôi, chạy tốc độ cỡ 160km/h là ổn.
Vụ đấu nối này nhiều ý kiến phản đối lắm. Tinh thần bài Tàu rất cao.
Bỏ qua những ý kiến ngô nghê của CĐM kiểu như làm đường sắt cho Tàu chở quân đánh HN thì các "nhân sỹ" phản đối cũng ác.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: "Việt Nam chỉ nên làm con đường này khi có thừa tiền, nhưng tình hình Việt Nam hiện nay không cho phép làm vì còn nhiều dự án cấp thiết khác đang thiếu vốn đầu tư. Nếu tiếp tục làm dự án thì những người đề xuất, phê duyệt không còn là người Việt Nam nữa mà đã trở thành người Trung Quốc vì mục đích, lợi ích chủ yếu là cho Trung Quốc. Tuyến đường này nhằm mục đích khai thác cho vùng Côn Minh của Trung Quốc. Chứ còn tuyến đường sắt từ Lào Cai ra Hà Nội, Hải Phòng thì không có ý nghĩa gì nhiều về kinh tế cả. Tức là nó hoàn toàn vì lợi ích mở cửa vùng miền Tây của Trung Quốc. Tôi nghĩ nó trong thẩm quyền quyết định của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tỉnh ngộ thì phải dùng vốn đầu tư vào những dự án thực sự mang lại lợi ích cho người Việt Nam và chóng hoàn vốn ở Việt Nam. Có vô số những dự án cần thiết như vậy và Việt Nam đang thiếu vốn thì không có lý do gì lại dại dột đi làm cho Trung Quốc mà rồi gánh nợ cho mình!"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: "Tuyến đường sắt đó là một vấn đề tranh cãi về mặt kinh tế. Nó có lợi cho tỉnh Vân Nam về việc vận chuyển sang cảng Hải Phòng để xuất khẩu, tránh phải đi 1.600km sang đến cảng bên Quảng Đông. Cái ý tưởng mở con đường này là điều rất thuận lợi. Vấn đề đối với Việt Nam là con đường này không có hàng hóa và hành khách gì lớn của Việt Nam cả, bởi vì các tỉnh ở phía Bắc của Việt Nam thì kinh tế đang chậm phát triển, còn hành khách thì không nhiều."
Nhà báo Đỗ Cao Cường: "Theo tôi thì dự án này nằm trong kế hoạch Vành đai - Con đường của Trung Quốc thôi vì thực tế đã có tuyến đường sắt từ Lào Cai về Hà Nội mà tôi đi thì thấy vắng tanh, thậm chí cả toa tàu có mỗi mình tôi. Với mức khách mà tôi ước tính thì chắc chắn sẽ lỗ gấp
Đồng ý rằng muốn phát triển thì phải chơi với TQ, nhưng phải chơi cho khéo không rất dễ bị thiệt. Mà tuyến đường Lào cai - Hải phòng này theo tôi là 1 trường hợp.
Ý tưởng nâng cấp tuyến Lào cai - Hải phòng cho Vân nam rút ngắn đường ra biển có từ hơn chục năm trước, thậm chí TQ còn tài trợ VN làm báo cáo khả thi. Với tình hình lúc đó mà làm được thì nó vừa có lợi ích kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị không nhỏ.
Nhưng từ đó đến nay đã hơn 10 năm, cả VN và TQ đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi lớn nhất là từ khi Tập lên nắm quyền, quan hệ TQ-VN kém hơn hẳn so với thời HC Đào. Thứ hai là mấy năm vừa rồi, TQ đã và đang đầu tư rất mạnh vào đường sắt biên giới. Trung quốc đã nâng cấp xong đường sắt thường từ Côn minh đến cảng Bắc hải Quảng tây, và xây ĐSCT Côn minh -Nam ninh - Bạch hải. Tức là
Trung quốc đã hoàn tất việc thay thế phương án vận tải Côn minh - Hải phòng và trên thực tế, họ không cần tuyến đường này nữa.
Nếu so sách thì sẽ thấy: Khoảng cách đường sắt thường (đường sắt chở hàng) Côn minh - Hải phòng là 855km, còn Côn minh - Bắc hải là 996km. Có khác biệt 140km giữa 2 tuyến đường nhưng phải để ý: 1/ Giao thông đường sắt ở TQ rất rẻ, 2/Tuyến Côn minh - Bắc hải và sau đó là xuất nhập hàng qua cảng Bắc hải, tất cả là giao thông và thủ tục nội địa. Còn nếu đi tuyến Côn minh - Hải phòng thì hàng TQ vừa phải làm thủ tục tạm nhập tái xuất ở biên giới, vừa phải dùng cảng nước ngoài. Những phiền phức này lớn hơn nhiều so với việc đi thẳng Côn minh - Bắc hải, cho dù dài hơn 140km.
Đối với VN thì việc nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng sẽ chất thêm 1 gánh nặng 5 tỉ đô-la. Đầu tư 5 tỉ đô VN có thể gánh được, nhưng vấn đề là không có gì chắc chắn rằng đầu tư xong thì các chủ hàng Vân nam và Tứ xuyên sẽ chọn Hải phòng thay vì Bắc hải. Chính phủ TQ không thể can thiệp đến mức ra lệnh cho họ. Mà nếu không có hàng TQ thì việc nâng cấp là vô nghĩa.
Một vấn đề nữa mà nhiều người không nghĩ đến là để đồng bộ với việc nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng thì VN phải nâng cấp cả cảng Đình vũ/Lạch huyện để đáp ứng khối lượng hàng hóa tăng lên. Việc nâng cấp cảng sẽ tốn thêm khoảng 2 tỉ đô, và hạng mục này VN phải tự đầu tư hoàn toàn.
Bỏ ra 7 tỉ đô cho 1 tương lai không chắc chắn, có đáng không?
Thực tế thì từ phía Việt nam, nên xem xét đường sắt Lào cai - Hải phòng theo 1 cách khác. Không nên nhìn nó như 1 tuyến đường trung chuyển cho hàng Trung quốc, mà nên xây dựng phương án tự khai thác của VN như 2 tuyến đường khác nhau: Hà nội - Lào cai và Hà nội - Hải phòng. Với tuyến Hà nội - Lào cai sẽ khai thác hỗn hợp: chở khách du lịch Sa pa và chở hàng xuất nhập khẩu VN-TQ qua cửa Hà khẩu. Còn tuyến Hà nội - Hải phòng thì chủ yếu nhắm vào chở khách. Nếu có tuyến tàu cận cao tốc tiện nghi như đường sắt Lào hiện tại thì đảm bảo khách đi tàu Hà nội - Hải phòng sẽ tăng vọt. Lúc đó, ĐSVN cần làm 1 việc là tự nâng cấp đường tàu từ ga Hà nội đến Yên viên để tàu cận cao tốc có thể chạy thẳng từ trung tâm HN đến HP mà không phải chuyển tàu.
Tóm lại, có thể hợp tác với TQ nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng nhưng sau khi nâng cấp, VN nên khai thác nó theo lợi ích riêng của VN chứ đừng trông chờ vào hàng trung chuyển từ Vân nam. Bởi như đã nói ở trên, Trung quốc đã có phương án thay thế.