Đồng ý rằng muốn phát triển thì phải chơi với TQ, nhưng phải chơi cho khéo không rất dễ bị thiệt. Mà tuyến đường Lào cai - Hải phòng này theo tôi là 1 trường hợp.
Ý tưởng nâng cấp tuyến Lào cai - Hải phòng cho Vân nam rút ngắn đường ra biển có từ hơn chục năm trước, thậm chí TQ còn tài trợ VN làm báo cáo khả thi. Với tình hình lúc đó mà làm được thì nó vừa có lợi ích kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị không nhỏ.
Nhưng từ đó đến nay đã hơn 10 năm, cả VN và TQ đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi lớn nhất là từ khi Tập lên nắm quyền, quan hệ TQ-VN kém hơn hẳn so với thời HC Đào. Thứ hai là mấy năm vừa rồi, TQ đã và đang đầu tư rất mạnh vào đường sắt biên giới. Trung quốc đã nâng cấp xong đường sắt thường từ Côn minh đến cảng Bạch hải Quảng tây, và xây ĐSCT Côn minh -Nam ninh - Bạch hải. Tức là Trung quốc đã hoàn tất việc thay thế phương án vận tải Côn minh - Hải phòng và trên thực tế, họ không cần tuyến đường này nữa.
Nếu so sách thì sẽ thấy: Khoảng cách đường sắt thường (đường sắt chở hàng) Côn minh - Hải phòng là 855km, còn Côn minh - Bạch hải là 996km. Có khác biệt 140km giữa 2 tuyến đường nhưng phải để ý: 1/ Giao thông đường sắt ở TQ rất rẻ, 2/Tuyến Côn minh - Bạch hải và sau đó là xuất nhập hàng qua cảng Bạch hải, tất cả là giao thông và thủ tục nội địa. Còn nếu đi tuyến Côn minh - Hải phòng thì hàng TQ vừa phải làm thủ tục tạm nhập tái xuất ở biên giới, vừa phải dùng cảng nước ngoài. Những phiền phức này lớn hơn nhiều so với việc đi thẳng Côn minh - Bạch hải, cho dù dài hơn 140km.
Đối với VN thì việc nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng sẽ chất thêm 1 gánh nặng 5 tỉ đô-la. Đầu tư 5 tỉ đô VN có thể gánh được, nhưng vấn đề là không có gì chắc chắn rằng đầu tư xong thì các chủ hàng Vân nam và Tứ xuyên sẽ chọn Hải phòng thay vì Bắc hải. Chính phủ TQ không thể can thiệp đến mức ra lệnh cho họ. Mà nếu không có hàng TQ thì việc nâng cấp là vô nghĩa.
Một vấn đề nữa mà nhiều người không nghĩ đến là để đồng bộ với việc nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng thì VN phải nâng cấp cả cảng Đình vũ để đáp ứng khối lượng hàng hóa tăng lên. Việc nâng cấp cảng Đình vũ sẽ tốn thêm khoảng 2 tỉ đô, và hạng mục này VN phải tự đầu tư hoàn toàn.
Bỏ ra 7 tỉ đô cho 1 tương lai không chắc chắn, có đáng không?
Thực tế thì từ phía Việt nam, nên xem xét đường sắt Lào cai - Hải phòng theo 1 cách khác. Không nên nhìn nó như 1 tuyến đường cho hàng TQ trung chuyển, mà nên xây dựng phương án sử dụng như 2 tuyến đường khác nhau: Hà nội - Lào cai và Hà nội - Hải phòng. Với tuyến Hà nội - Lào cai sẽ khai thác hỗn hợp: chở khách du lịch Sa pa và chở hàng xuất nhập khẩu VN-TQ qua cửa Hà khẩu. Còn tuyến Hà nội - Hải phòng thì chủ yếu nhắm vào chở khách. Nếu có tuyến tàu cận cao tốc tiện nghi như đường sắt Lào hiện tại thì đảm bảo khách đi tàu Hà nội - Hải phòng sẽ tăng vọt. Lúc đó, ĐSVN cần làm 1 việc là tự nâng cấp đường tàu từ ga Hà nội đến Yên viên để tàu cận cao tốc có thể chạy thẳng từ trung tâm HN đến HP mà không phải chuyển tàu.
Tóm lại, có thể hợp tác với TQ nâng cấp đường sắt Lào cai - Hải phòng nhưng sau khi nâng cấp, VN nên khai thác nó theo lợi ích riêng của VN chứ đừng trông chờ vào hàng trung chuyển từ Vân nam. Bởi như đã nói ở trên, Trung quốc đã có phương án thay thế.