JICA trước đây giăng "thiên la địa võng" để mời chào các nước kém phát triển vay vốn ODA. Để thực hiện thì họ sử dụng cùng lúc nhiều công cụ:
- Tài trợ không hoàn lại các khóa "đào tạo nhân lực" mà thực chất việc đó giống như là việc mua chuộc cảm tình của tầng lớp cán bộ quản lý. Có 1 thời thì cán bộ trẻ các bộ ngành, các tập đoàn nhà nước được đi Nhật "học tập" liên tục. Hiện tại vẫn còn rất nhiều cái này. Họ chính là những người có tác động đến việc quyết định của dự án lớn.
- Tài trợ không hoàn lại việc nghiên cứu quy hoạch. Việc làm quy hoạch từ trước thì phía Nhật dễ dàng lồng ghép các lợi thế, lợi ích của Nhật vào trong quy hoạch đó. Nên Nhật rất hào phóng tài trợ quy hoạch cho VN.
- Tài trợ các dự án dân sinh quy mô nhỏ nhưng có tính lan tỏa nhằm xây dựng thương hiệu Nhật trong dân, tạo dư luận tốt trong dân.
- Sử dụng triệt để công cụ báo chí để khen Nhật, dìm sản phẩm nước khác....
- Lobby đối với các nhân vật chính trị...
Mục đích chính của "thiên la địa võng" này chính là để cho Nhật trúng thầu các dự án hạ tầng quy mô lớn bằng nguồn vốn ODA với các điều kiện đi kèm.
Ngoài các điều kiện đi kèm làm lợi cho Nhật Bản (như dùng nhà thầu Nhật, nguyên vật liệu Nhật, tư vấn Nhật, nhân sự Nhật...) thì có thêm 1 điều kiện cực kỳ thâm nho nhọ đế, 1 mũi tên mà trúng nhiều đích.
Đó chính là điều kiện "Không cho phép dự án thu phí hoàn vốn nếu sử dụng vốn ODA". Có thể kể đến các dự án hạ tầng vốn ODA Nhật nhưng không được thu phí hoàn vốn: Cầu Nhật Tân, Đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Cầu Cần Thơ, hầm Thủ Thiêm, hầm Hải Vân (cũ), cầu Kiền, cầu Bính, Bãi Cháy.... Tổng giá trị đầu tư các công trình này trị giá hàng chục tỷ $ và nó chính khoản nợ hơn 15 tỷ $ mà chính phủ đang nợ Nhật Bản hiện tại.
Điều kiện này giải quyết được 2 mục tiêu lớn của Nhật:
- Tạo sự ủng hộ của nhân dân đối với đối tác Nhật, vì thấy đường tốt, cầu xịn mà chẳng bị mất phí thì ai chả sướng!
- Nhà nước không thu phí hoàn vốn cho công trình thì bắt buộc phải chi ngân sách trong tương lai ra để trả cho Nhật (như hiện tại). Việc đó lại tiếp tục đẻ ra vấn đề: Ngân sách còn ít tiền để đầu tư công trình mới quy mô lớn do phải dành phần lớn thu ngân sách để trả nợ cho Nhật. Và thiếu tiền thì Nhật lại chìa vốn ODA ra mời vay, chính phủ buộc phải vay để làm và sa vào vòng luẩn quẩn nợ nần triền miên không thoát ra được. Kiểu như người khát được Nhật cho uống nước muối liên tục. => Một sự thâm ác có tính toán lâu dài bằng những thỏa thuận nghe thì đơn giản nhưng có khả năng tạo sự lệ thuộc lâu dài của con nợ. Thậm chí quốc gia có vỡ nợ đi chăng nữa thì người Nhật họ cũng không thương tiếc. Nhật là nước phát triển duy nhất chưa từng xóa nợ cho nước nghèo 1 xu.